Sunday, December 23, 2007

Chuyen Nguoi Thuong Binh / Tran Cong Dinh 10B72

Câu Chuyện Người Thương Binh

Lần đầu tiên khi trở về VN vào mùa Hè/2000, và điều đầu tiên tôi nghĩ đến là đi thăm một người thương binh VNCH. Hắn là Thiếu Úy Phạm Minh Châu, chi đội trưởng của chi đoàn 1/ Thiết đoàn 10 kỵ binh/ SĐ 25BB. Thiếu úy Châu tốt nghiệp khóa 9C/72 đồi Tăng Nhơn Phú CƯ AN TƯ NGUY và cũng là người bạn đồng hương thân thiết từ khi còn mài mòn đũng quần dưới mái trường trung học. T/U Châu, hắn đã bỏ lại một đoạn chân trái từ nữa đùi trên ở chiến trường Bình Dương trước 30/04/75 khoảng vài tuần lễ. Cũng như những người thương binh khác, hắn bị đuỗi ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa ngày 02/05/75 khi vết thương còn rỉ máu, thật là quá tàn nhẫn đối với những người thương binh VNCH trong giờ thứ 25 của cuôc chiến.

Tôi đến thăm Châu một lần trước khi bị đưa vào lò tàn phá dung nhan (nhà tù cải tạo) của Cộng Sản. Năm năm sau khi ra khỏi tù, trở lại thăm Châu – lúc bấy giờ hắn là một người thợ may què (hỏi thăm láng giềng họ chỉ đó là nhà của Châu què) trong căn nhà lá xiêu vẹo ở một vùng quê với người mẹ già và một người em trai bệnh hoạn. Hỏi thăm về cuộc sống, Châu trả lời: “đôi khi thì cũng đũ, nhưng chỉ là cơm với muối ớt hay tiêu kho quẹt – còn thường xuyên thì phải độn đọt mì, đọt lang hay chỉ là củ khoai mì, khoai lang mà thôi, khổ lắm mày ơi !”. Tôi không khỏi xót xa và không cầm được nước mắt sau tiếng thở dài cùa Châu hết sức não nuột. “Còn về đời sống tinh thần thì sao hở mậy?” tôi hỏi tiếp và Châu trả lời: “ban đầu thì cũng giấy mời họp tổ, học tập chính trị, thế này thế kia, nhưng tao lì chả thèm đi đâu cả, sau cùng bọn nó đưa Công an tới hù dọa đưa tao đi cải tạo” – “nếu các ông đưa tôi đi cải tạo có khi còn sướng hơn là tôi phải ngồi đây suốt với cái chân què trên bàn máy mà không đũ cái ăn, các ông muốn làm gì thì làm bụng đang đói tôi không thể đi họp , học gì cả” Châu đã trã lời với bọn tay sai quỉ đỏ như thế rồi sau đó bọn chúng thấy không thể làm gì được người phế nhân liều mạng này chúng đành thôi và không quấy rầy Châu nữa.

Từ đó, thỉnh thoảng tôi đến thăm Châu khi thì vài lít gạo, lúc ít con khô đù và cũng có khi một vài xị rượu đế với mấy con khô khoai và 2 đứa cùng nhăm nhi cùng kễ nhau nghe chuyện đánh đắm ngày xưa. Đó là những lúc tôi thấy Châu vui như pháo tết và say sưa kễ lại những cuộc chạm súng với cộng quân trên chiến trường Bình Dương trong những ngày tàn của cuôc chiến. Lúc kết thúc những câu chuyện này thì thường thì là những tiếng than trong hơi thở dài ngao ngán “Than ôi ! thời oanh liệt nay còn đâu”.

Trước ngày lên máy bay đễ xa rời đất Mẹ VN, tôi đến thăm Châu để từ giả tôi nói “thôi mày hãy cố gắng tồn tại trên quả đất này và hy vọng tao mày sẽ gặp nhau và uống rượu đế” sau câu nói này của tôi thì từ nơi khóe mắt Châu 2 dòng nước mắt tuôn dài, tôi bước vội đi thật nhanh mà không dám quay nhìn lại. Trong đầu tôi đang nghĩ Châu đã mất tất cả; một phần thân thể cho quê hương, tương lai, tình yêu (nàng của Châu cũng đã biệt vô âm tính sau khi đưa Châu từ vĩa hè Tổng Y Viện Công Hòa về đến gia đình Châu đễ kết thúc một chuyện tình thời chinh chiến) và sự nghiệp. Thời gian qua, thỉnh thoảng tôi đến với Châu trong cái tình tuổi học trò và tình huynh đê chi binh, cái còn lại duy nhất trong cuộc đời của người phế binh bất hạnh, rồi bây giờ nó cũng sắp sửa mất luôn. Chắc là không còn nỗi đau nào hơn nữa đến với nó, thần sắc nó lúc này giảm đi rất nhiều, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng đó là lần sau cùng tôi gặp nó, Châu đã vĩnh viễn ra đi sau hơn một năm tôi rời bến khổ.

Nghe Má Châu nói lại, trong những ngày bệnh trỡ nặng, và trước lúc trút hơi thở sau cùng Châu còn thiều thào hỏi Má, “thằng Đ..(tên tôi) có thư về thăm con không Má ? – Tôi rất ân hận vì đã không viết thư thăm Châu trong những ngày đầu tôi đến Mỹ, mãi đến gần 2 năm sau tôi mới viết thư về thăm hắn và chẳng bao giờ nhận được hồi âm. Sau đó tôi đưa bà thăm mộ Châu, nhìn hình ảnh người Mẹ già lưng còng gối mõi đã và đang khóc măng non khiến lòng tôi quá đổi đau lòng, tôi dang rộng đôi tay ôm choàng lấy tấm than gầy guộc của Bà và thiều thào, “ xin Bác dằn bớt cơn đau buồn, cháu sẽ thay Châu làm con trai của Bác”. Tiếng khóc càng nức nở hơn sau câu nói, dường như tôi đã cho Bà thêm chút niềm vui và sức sống. Nhưng chĩ vài tháng sau khi tôi trở về Mỹ thì được tin Bà cũng đã ra đi và đến với người con trai bất hạnh của Bà.

Mùa GIÁNG SINH 2007 này qua hình ảnh T/U Lăng Tích Hương, người chiến sỉ mủ đỏ ngày nào, người bạn đồng môn khóa “BẤT KHUẤT”, người thương binh VNCH bị bỏ rơi nơi miền khổ nạn và cũng qua cái công viêc làm đầy ý nghĩ của anh em khóa 10B/72 {QUỶ TƯƠNG TRỢ ĐÔNG MÔN}. Tôi cũng đang tưởng nhớ đến T/U Châu người chiến sỉ mủ đen ngày nào, Anh đã yên nghĩ nơi cõi vĩnh hằng khi mới bước vào cái tuổi “TỨ THẬP NHI BẤT NGOẶT”. Xin thắp nén hương lòng cho bạn “T/U PHẠM MINH CHÂU”. Bất chợt nhớ đến bài thơ cũa người thi sĩ trây di PHAN LẠC GIANG ĐÔNG với đề tựa “Nói với thế hệ thứ ba để tiếp nối cuộc trường chinh tổ quốc”

Đã nhiều lần ta tìm trong ký ức

Không thấỳ gì ngoài máu lửa thù căm

Không thấy gì ngoài hàng hang lớp lớp

Bè bạn bỏ đời, rồi bè bạn đứng lên

Những ngọn cỏ xanh đã một lần đơm nụ

Đã tức tưởi miên trường , tức tưởi gảy ngang

Những ngọn cỏ xanh vùi rạn vào thân thể

Làm đá lót đường cho thế hệ thứ ba

Ôi ! chinh chiến đong đầy nước mắt

ĐÊM ĐÔNG Mùa GIÁNG SINH 2007

Trần Công Định

Monday, December 17, 2007

Tâm Tình Gữi Bạn



Thân gữi anh em cựu SVSQ Khóa 10B/72,

Các bạn Hùng, Phú, Lưu Nam, Định, Tuấn, Hòa, Phạm Minh, Thường, Việt, An, Tòng, Hào, Phong, Cảng, Vũ Minh, Ngọc và Hội Aí Hữu Quân Trường Đồng Đế.

Hết sức vui mừng khi đón nhận tình thương cùng sự trợ giúp của các bạn .
Hôm nay thật là một ngày an lành của gia đình tôi.
Tôi Lăng Tích Hương đã nhận số quà của các bạn đến tận nhà tôi.

Quý bạn thân mến!
Đang trong cảnh khốn đốn, quẫn bách thì sự trợ giúp lại đến, đến như một cứu tinh, đến y như …. “Lực lượng của một đoàn quân thiện chiến đến tiếp ứng giải vây cho một tiền đồn đã bi địch quân kèm kẹp từ lâu.

Nhờ sự trợ giúp của các bạn hôm nay tôi đã đuợc nhiều thuốc men tốt để điều trị căn bệnh lao phổi và có được thức ăn dinh dưỡng đầy đủ.
Ở gia đình thì an ổn lắm: Gạo trong nhà được đầy lu, mái nhà được sửa chửa lại để không còn sợ bị mưa dột nữa và những trĩu nặng lo âu được trút bớt đi rất nhiều.

Các bạn thân mến.
Nơi đất khách quê người đồng tiền được tạo ra, có được từ giọt dòng mồ hôi công sức khó nhọc của các bạn, và đồng tiền cao quý nầy đã được dành ra chuyễn gưĩ về biếu tặng cho tôi, đã trở thành giọt dòng nhựa sống …. Đã tăng trợ rất hữu hiệu cho tôi có thêm được sức mạnh tinh thần và giúp tôi giải tỏa được nhiều khổ nạn trong cảnh bệnh hoạn khốn đốn.

Xin cám ơn những dòng mồ hôi khó nhọc

Cám ơn tấm lòng chân tình của các bạn .

Từ tình thương đồng cãm mà ở tận phương trời xa xôi dịu vợi, cánh tay cứu người của các bạn vươn ra …. đến tận Việt nam, đã lan tỏa hơi ấm nghĩa tình đến cho gia đình tôi, đang cơn thắt ngặt, quả thật “ Trái tim chuyền máu cho trái tim”

Ngược dòng thời gian tôi vẫn nhớ:
Khi xưa (trước 1975) …. tại chiến trường ngập đầy lữa đạn, trong cơn “thập tử nhất sanh” vì thương trận nặng nề mất một phần thân thể, đang trong lúc chờ chết, thì máu …. chính giọt dòng máu Tình Thương của đồng bào, của anh em chiến hữu kịp thời tiếp ứng chuyển vào cơ thể rách nát, đã giúp tôi được tồn tại mạng sống.
Và giờ đây….. tại đấu trường kiếp sống dẫy đầy cam go, khắt nghiệt dành cho một thương binh / VNCH, đang trong cảnh kiệt quệ vì bệnh hoạn và quẫn bách, thì cũng là máu …. Chính giọt dòng máu tình thương của các bạn đã biến thể ra thành đồng tiền cứu trợ, tiếp ứng vào cuộc sống khốn khổ của tôi, giúp tôi vượt thoát bế tắc.

Chẳng biết nói gì thêm hơn ngoài tâm tư nghĩ nhớ đến các bạn nhiều Hùng, Phú, Nam, Định, Tuấn, Hòa, Phạm Minh, Thường, Việt, An, Tòng, Hào, Phong, Cảng, Vũ Minh, Ngọc, Thêm cùng quý anh em chung một mẹ đẻ ra từ khóa 10B/72 Đồng Đế.

Kính chúc các bạn cùng quý quyến luôn được an vui và trong cuộc sống cũng như nơi công việc, Hương nguyện mong các bạn Anh em luôn được khoẻ mạnh, vững mạnh, đủ mạnh và gặp nhiều thuận duyên, tiến dẫn đến hiện thực mọi tâm nguyện và tình thương cho Quê Hương Đại Nghĩa.

Tình Thân,

Thursday, December 6, 2007

Thường Đức điểm Chiến Lược Miền Nam Việt Nam

KHÁI LƯỢC VỀ THƯỜNG ĐỨC

Thường Đức (có sách viết là Thượng Đức, nhưng không đúng) thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm ở phía tây Đà Nẵng, cách Đà Nẵng khoảng 60 cây số và cách biên giới Việt - Lào khoảng 50 cây số. Để giúp nắm vững hơn những trận đánh được mô tả , trước tiên chúng tôi xin mô tả qua về địa thế tỉnh Quảng Nam và vị trí quận Thường Đức trong tỉnh này.

Lãnh thổ miền Trung khi đi qua ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên thì thu nhỏ lại, có nơi bề ngang chỉ 50 cây số, nhưng khi qua khỏi đèo Hải Vân đi vào tỉnh Quảng Nam, lãnh thổ bung rộng ra. Vì thế, tỉnh Quảng Nam rất lớn, có diện tích đến 11.043 cây số vuông. Tuy nhiên, 72% lãnh thổ tỉnh này là núi rừng, trong đó có rất nhiều đỉnh núi rất cao như đỉnh Lam Heo 2.045m, đỉnh Tion 2.032m, v.v. Có nhiều khu rừng nguyên sinh chưa khai phá như rừng Phước Sơn. Chỉ khoảng 25% lãnh thổ là đồng bằng. Vì thế, việc bảo vệ Quảng Nam gặp rất nhiều khó khăn.

Năm 1962, để bảo vệ an ninh lãnh thổ và phát triển, chính phủ Ngộ Đình Diệm đã ban hành sắc lệnh chia tỉnh Quảng Nam ra thành hai tỉnh: tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Tín. Tỉnh Quảng Nam từ đèo Hải Vân đến sông Rù Rì và tỉnh Quảng Tín là phần đất còn lại. Quảng Tín gồm 6 quận: Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên Phước, Hiệp Đức, Hậu Đức và Lý Tín. Quảng Nam được chia ra 9 quận: Đức Dục, Quế Sơn, Thường Đức, Hiếu Đức, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Hòa Vang và Hiếu Nhơn.

Thường Đức là một quận mới được thành lập năm 1962, tách ra khỏi quận Đức Dục cũ, nằm sâu vào trong núi. Từ quận Điện Bàn nằm trên Quốc lộ 1 có Liên tỉnh lộ 4 chạy nép theo sông Vu Gia dẫn vào Thường Đức dài khoảng 40 cây số, nhưng đường sá rất hiểm trở. Thường Đức nằm ở ngã tư Liên tỉnh lộ 4 và Quốc lộ 14. Sở dĩ chính phủ Ngô Đình Diệm cho thành lập quận này là để cắt đứt con đường 14, không cho Cộng quân di chuyển vào Nam. Vùng chung quanh đường 14 có bộ lạc Katu sinh sống.

Con đường 14, khi qua khỏi phía sau đèo Hải Văn thì gặp Hiên, người Pháp gọi là Prao, nằm cách Đà Nẵng khoảng 90 cây số, sau đó đi xuống thung lũng sông Vu Gia, nơi có bến Giằng nằm trên nhánh sông Cái và quốc lộ 14. Thung lũng này không rộng lắm. Tại đây có một đồn biên giới của Pháp ngày xưa và có một số làng Việt Nam sống bên ngoài thung lũng. Chính phủ Ngô Đình Diệm đã dùng nơi đây làm quận lỵ Thường Đức.

Qua khỏi Thường Đức, đường 14 đi vào mật khu Hiệp Đức của Cộng quân, chạy dọc phía trên các quận Đức Dục, Tiên Phước, Hiệp Đức và Hậu Đức, vào đến Khâm Đức thuộc Phước Sơn rồi quẹo lên Kontum.

DỨT ĐIỂM THƯỜNG ĐỨC

Tỉnh Quảng Nam là vùng xôi đậu. Dựa trên tài liệu “Việtnam from Cease-Fire to Capitulation” (Từ Đình Chiến đến Đầu Hàng) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ do Đại Tá William E. Le Gro biên soạn, và dựa trên sự tường thuật của nhiều nhân chứng, chúng tôi xin tóm lược về trận Thường Đức như sau:

Trong thời gian 1973 và 1974, phía Việt Nam Cộng Hòa có Sư Đoàn 3 Bộ Binh trấn giữ tỉnh Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Tín. Sư đoàn này có ba trung đoàn cơ hữu là Trung Đoàn 2, Trung Đoàn 56 và Trung Đoàn 57. Trung Đoàn 2 phụ trách khu vực Gò Nồi và quận Đức Dục. Trung Đoàn 56 chịu trách nhiệm về hai quận Quế Sơn và Thăng Bình. Trung Đoàn 57 là trung đoàn trừ bị.

Hai nơi hiểm yếu và chịu áp lực nặng nhất là Nông Sơn và Thường Đức, được giao cho Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân. Liên đoàn này có 3 tiểu đoàn là 77, 78 và 79. Tiểu Đoàn 78 đóng ở Nông Sơn và Tiểu Đoàn 79 đóng ở Thường Đức. Quận lỵ Thường Đức vốn do một tiểu đoàn Địa Phương Quân bảo vệ. Vào giữa tháng 6 năm 1974, khi được tin Cộng quân có thể tấn công Thường Đức, Tiểu Đoàn 79 mới được đưa từ Quảng Ngãi về trấn giữ vị trí này.

Phía Cộng quân có Sư đoàn 711 và Trung Đoàn 52 biệt lập. Sư đoàn 711 có các trung đoàn 31, 38 và 270. Ngoài ra, Cộng quân còn có Tiểu Đoàn 10 Đặc Công. Sư Đoàn 711 đặt bản doanh tại mật khu Hiệp Đức nằm khoảng giữa Nông Sơn và Hậu Đức thuộc tỉnh Quảng Tín, và khống chế toàn bộ con đường 14 trong lãnh thổ tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, vì kẹt đồn Thường Đức, Cộng quân không thể khai thông đường 14 được. Tháng 6 năm 1974, Hà Nội ra lệnh dứt điểm Thường Đức, trước là để khai thông con đường Đông Trường Sơn, sau là thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ.

Trong năm 1972, Sư Đoàn 711 đã chiếm quận Quế Sơn của tỉnh Quảng Nam và Tiên Phước của tỉnh Quảng Tín. Tháng 7 năm 1972, Sư Đoàn 3 VNCH và Biệt Động Quân đã chiếm lại hai quận này, sau đó mở cuộc hành quân Quang Trung 81 tiến từ Quế Sơn vào mật khu Hiệp Đức. Sư Đoàn 711 bị thiệt hại nặng, Trung Đoàn 270 của sư đoàn này phải bị giải thể. Đến năm 1974, Sư Đoàn 711 được đổi tên thành Sư Đoàn 2 và bắt đầu hoạt động trở lại với ba Trung Đoàn 1, 31 và 38. (Xin đừng lầm lẫn Sư Đoàn 2 này với Sư Đoàn 2 Sao Vàng đã bị B-52 tiêu diệt trong trận Kontum năm 1972 và sau đó phải giải thể).

Vào khoảng tháng 6 năm 1974, kẻ viết bài nầy có đi với một phái đoàn báo chí ra Đà Nẵng và được đưa lên Thường Đức bằng trực thăng để quan sát mặt trận. Chúng tôi được nghe thuyết trình về các hoạt động của Cộng quân chung quanh quận Thường Đức và cho biết Cộng quân sắp tấn công Thường Đức. Như vậy Quân Đoàn I đã nắm rất vững kế hoạch tấn công của địch và sau đó đã đưa Tiểu Đoàn 79 BĐQ về trấn giữ ở đây.

Tuy Thường Đức chỉ do Tiểu Đoàn 79 BĐQ và một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân trấn giữ, nhưng các Tướng của Cộng quân đã cho rằng “đánh Thường Đức còn khó hơn đánh Quảng Trị”, vì vị thế của Thường Đức rất hiểm trở. Vì thế, Bắc Việt phải huy động gần 3 sư đoàn để đánh Thường Đức: Sư Đoàn 2, Sư Đoàn 304, Trung Đoàn 29 của Sư Đoàn 324B và Trung Đoàn 36 của Sư Đoàn 308.

Ở đây chúng tôi cũng xin mở một dấu ngoặc: Sư Đoàn 308 là một sư đoàn thiện chiến của Bắc Việt, đã từng gây kinh hoàn cho Sư Đoàn 3 VNCH trong Mùa Hè Đỏ Lữa ở Quảng Trị. Nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào, Sư Đoàn 308 đã bị B-52 tiêu diệt, chỉ còn lại khoảng một trung đoàn, tập hợp là thành Trung Đoàn 36. Phải chăng trong trận này, Cộng quân muốn dùng cái tên Sư Đoàn 308 để uy hiếp tinh thần của Sư Đoàn 3 VNCH?

Sư Đoàn 2 CQ và Trung Đoàn 36 của Sư Đoàn 308 có nhiệm vụ chận các đường tiếp viện. Trung Đoàn 29 thuộc Sư Đoàn 324B và Sư Đoàn 304, một sư đoàn thiện chiến của Bắc Việt, mở cuộc tấn công thẳng vào Thường Đức. Mặt trận do Tướng Hoàng Đan, Quân Đoàn Phó Quân Đoàn 2 của Cộng Quân làm Tư Lệnh.

Trước khi đánh Thường Đức, ngày 18.7.1974 Cộng quân cho Trung Đoàn 36 của Sư Đoàn 308 đánh chiếm Nông Sơn, nơi đang do Tiểu Đoàn 78 BĐQ trấn giữ. Cụm phòng thủ Nông Sơn – Trung Phước nằm hai bên bờ sông Tỉnh Yên, cách quận lỵ Đại Lộc chỉ 16 cây số. Với sự tăng cường của 2 tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 2 CQ và Tiểu Đoàn 10 Đặc Công, vào trưa 18.7.1974, Cộng quân đã tràn ngập căn cứ Nông Sơn. Sư Đoàn 3 VNCH liền đưa Trung Đoàn 2, một pháo đội 155 ly, một pháo đội 175 ly và một chi đoàn của Thiết Đoàn 11 Kỵ Binh đánh chiếm lại, nhưng không tái chiếm được và bị thiệt hại nặng. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 VNCH phải huy động Liên Đoàn 12 BĐQ (gồm ba tiểu đoàn 21, 37 và 39) vào thay Trung Đoàn 2 mới tái chiếm được.

Ngày 29.7.1974, Cộng Quân mở cuộc tấn công vào quận Đức Dục do Tiểu Đoàn 21 BĐQ trấn giữ và bắn pháo vào phi trường Đà Nẵng, đồng thời cho Trung Đoàn 29 tấn công vào Chi Khu Thường Đức do Địa Phương Quân trấn giữ. Thông tin với Chi Khu bị mất liên lạc. Từ Đồi 52 gần Đại Lộc, Cộng quân đã pháo kích rất chính xác vào các vị trí phòng thủ của Tiểu Đoàn 79 BĐQ. Hai tiền đồn BĐQ ở phía tây bị mất liên lạc.

Sáng 30.7.1974, Chi Khu Phó Chi Khu Thường Đức bị thương do pháo kích, nhưng các cuộc tấn công của Cộng quân đều bị đẩy lui. Sau đó, phi cơ quan sát của Không Quân nhìn thấy một đoàn xe của Cộng quân đang di chuyển trên Liên tỉnh lộ 4 ở phía tây Thường Đức, liền gọi phi cơ đến oanh tạc, phá hủy được 3 chiến xa của Cộng quân và nhiều xe vận tải khác. Cũng trong ngày 30.7.1974, Biệt Động Quân đã bắt được một tù binh của Cộng quân và biết được lực lượng của Cộng quân đang mở cuộc tấn công là Trung Đoàn 29 của Sư Đoàn 324B.

Ngày 31.7.1974, Cộng quân bắt đầu cho bộ đội tấn công vào Thường Đức. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 79 BĐQ gọi pháo binh bắn trọng pháo vào ngay Bộ Chĩ Huy của tiểu đoàn. Điều này chứng tỏ Công quân đã tràn ngập Bộ Chỉ Huy của tiểu đoàn. Được tin này, Tướng Nguyễn Duy Hinh quyết định cho Trung Đoàn 2 thuộc Sư Đoàn 3 đang ở phía tây Đại Lộc tiến theo LTL 4 đến giải cứu Thường Đức, nhưng không tiến được. Tướng Hinh phải đưa đại bác 175 ly vào Hiếu Đức để bắn yểm trợ cho Thượng Đức, trong khi đó Không Quân đến oanh tạc vòng đai quanh Thượng Đức, gây tử thương cho 13 Cộng quân và 45 bị thương.

Tiểu đoàn 79 BĐQ có nhiều người bị thương nên đã yêu cầu cho trực thăng đến chuyển thương, nhưng Không Quân trả lời rằng chỉ khi nào diệt xong các ổ súng phòng không của Cộng quân quanh Thường Đức, trực thăng mới có thể hạ cánh được.

Khi thấy tình hình nguy ngập, Tướng Ngô Quang Trưởng đã ra lệnh cho một Chi Đội Thiết Giáp M-48 đang đóng ở Tân Mỹ, Thừa Thiên, di chuyển ngay vào Đà Nẵng để giải cứu Thường Đức. Ngày 1.8.1974, khi Chi Đội M-48 vừa đến Đà Nẵng, Tướng Hinh liền cho thiết lập một lực lượng đặc nhiệm gồm có Trung Đoàn 2 Bộ Binh và Thiết đoàn 11 Kỵ Binh đi tái chiếm Thường Đức, nhưng lực lượng này không tiến lên được.

Ngày 4.8.1954, Biệt Động Quân tìm thấy 53 xác Cộng quân bị máy bay oanh tạc chết ở những ngọn đồi phía tây nam Thường Đức.

Ngày 5.8.1974, Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 2 bắt được một tù binh. Tù binh này khai thuộc Trung Đoàn 29 và cho biết trung đoàn này đang đóng giữa Thường Đức và Đồi 52. Tướng Hinh liền cho Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 2 và Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 57 tiến chiếm Đồi 52, nhưng khi còn cách đồi này khoảng 4 cây số thì phải dừng lại vì pháo của Cộng quân quá mạnh.

Trong khi đó, Trung đoàn 66 của Sư Đoàn 304 bắt đầu tấn công vào Thường Đức. Tiểu đoàn 79 BĐQ cho biết đạn dược và lương thực bắt đầu cạn. Máy bay đã đến thả đạn dược và lương thực xuống cho Tiểu Đoàn 79, nhưng không may tất cả đã rơi ngoài vòng rào, vì máy bay không dám bay thấp.

Ngày 6 và đêm 7.8.1974, Cộng quân pháo khoảng 1200 trái pháo vào căn cứ Thường Đức, sau đó cho bộ binh tràn vào. Lúc 8 giờ 30 sáng ngày 7.8.1974, Tiểu Đoàn 79 BĐQ thông báo không còn giữ căn cứ được, phải rút lui và cắt đứt liên lạc. Thường Đức hoàn toàn bị thất thủ.

LỰC LƯỢNG DÙ THAM CHIẾN

Năm 1973, sau khi Hiệp Định Paris được ký kết, cuộc chiến Việt Nam tạm ngưng, nhưng hai sư đoàn tổng trừ bị là Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến vẫn còn được Tướng Ngô Quang Trưởng lưu giữ tại Quân khu I.

Ngày 7.8.1974, sau khi Thường Đức bị chiếm và áp lực của Cộng quân đè nặng ở phía tây Đà Nẵng, Tướng Ngô Quang Trưởng quyết định đưa Lữ Đoàn 1 và Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù từ Thừa Thiên vào Đà Nẵng để tái chiếm Thường Đức.

Ngày 8.8.1974, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù gồm 3 tiểu đoàn trực thuộc đã được vận chuyển đến Đại Lộc ở phía đông Thường Đức. Ngày 11.8.1974, Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù được di chuyển bằng phi cơ xuống phi trường Đà Nẵng sau khi bàn giao khu vực trách nhiệm cho Liên Đoàn 15 BĐQ. Sau đó, Tướng Lê Quang Lưởng cho di chuyển Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù vào đặt bản doanh gần bờ biển Non Nước, phía đông nam thành phố Đà Nẵng để chỉ huy.

Biết Quân Lực VNCH sẽ tìm cách chiến lại Thường Đức, Cộng quân cho Trung đoàn 29 chiếm giữ những ngọn đồi thấp ở phía nam của dãy núi núi cao chạy dọc theo sông Vu Gia và Liên tỉnh lộ 4, ngăn chận con đường gồ ghề và ngoẳn nghèo đi vào Thường Đức. Điểm cao nhất của dãy núi nầy là đỉnh 1235 cách Liên tỉnh lộ 4 khoảng 6 cây số về phía bắc. Đỉnh thứ hai là đỉnh 1062 nằm ở phía nam cách đỉnh 1235 khoảng 2 cây số. Cộng quân đã chiếm đỉnh 1062 để có thể kiểm soát đoạn đường từ Đại Lộc đến Thường Đức. Cộng quân cũng cho các tiền sát viên điều chỉnh pháo binh bắn chính xác vào các đơn vị của VNCH ở Đại Lộc. Vì thế, nhiệm vụ đầu tiên của hai Lữ Đoàn Dù là phải chiếm đỉnh 1062 bằng mọi giá.

Trước hết, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù được giao phó nhiệm vụ ngăn chận địch xâm nhập vùng quận Hiếu Đức. Ngày 18.8.1974, khi ba Tiểu đoàn 1, 8, và 9 Nhảy Dù vừa tiến quân thì đụng đầu ngay với các đơn vị của Trung đoàn 29 ở phía đông đồi 52 gần xã Hà Nha. Sau một tháng đánh nhau, hai bên đều bị thiệt hại nặng. Cộng quân phải điều Trung đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 2 vào Thường Đức thay thế Trung đoàn 66 của Sư đoàn 304 để Trung Đoàn 66 phụ lực với Trung đoàn 29 chống lại các đơn vị Nhảy Dù.

Vì Cộng quân đã cho làm các hầm hố kiên cố quanh đỉnh 1062 bằng những thân cây rừng to lớn nên pháo binh và không quân của VNCH không thể phá vỡ được. Do đó, Lữ Đoàn Dù đã phải quyết định phóng lựu đạn cay và bình E8 để buộc địch phải chui ra khỏi các hầm trú ẩn rồi xin máy bay thả bom lửa Napalm đốt. Nhưng Lữ Đoàn Dù vừa chiếm được các vị trí quan trọng quanh đỉnh 1062 được ít lâu, Cộng quân đã dùng một lực lượng đông đảo hơn để chiếm lại. Hai bên bị tiêu hao rất nặng.

Vào đầu tháng 9/1974, Cộng quân cho thêm Trung Đoàn 24 của Sư Đoàn 304 đến trợ chiến với Trung Đoàn 29 và Trung Đoàn 66. Nhưng vào chiều ngày 19.9.1974, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù báo cáo đã chiếm được đỉnh 1062.

Ngày 2.10.1974, Tiểu đoàn 2 và Thiểu Đoàn 9 Nhảy Dù mở cuộc lục soát ở khu vực quanh đồi 1062 và dãy Sơn Gà, khám phá ra khoảng 300 xác địch và bắt sống được 7 tù binh thuộc Sư Đoàn 304. Một tuần sau, Sư Đoàn 304 lại mở cuộc tấn công tái chiếm đỉnh 1062. Nhưng nhờ pháo binh và phi cơ yểm trợ, các đơn vị Dù vẫn giữ vững đồi 1062.

Tính đến trung tuần tháng 10/1974, sau gần 2 tháng quần thảo với Sư Đoàn 2 và Sư Đoàn 304 của Cộng Quân, Lữ Đoàn 1 Dù gồm 4 tiểu đoàn đã bị tổn thất khoảng 500 chiến sĩ vừa chết vừa bị thương. Phía Cộng quân bị thiệt mất trên 1200 người và 14 người bị bắt làm tù binh.

Ngày 29.10.1974, Trung đoàn 24 của Sư Đoàn 304 đã dùng súng phóng hỏa đốt đồi 1062 khiến các lực lượng Dù phải rút khỏi đỉnh đồi. Ngày 1.11.1974 Cộng quân lại chiếm giữ đồi 1062 một lần nữa.

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng liền ra lệnh cho Tướng Lê quang Lưỡng, Tư Lệnh Sư Đoàn Dù, phải lấy lại đồi 1062 với bất cứ giá nào. Ngày 8.11.1974, lực lượng Dù lại bắt đầu mở cuộc phản công và 3 ngày sau đã chiếm lại được đồi 1062,

Kể từ ngày 11.11.1974, Lực Lượng Dù đã ngự trị trên toàn ngọn đồi máu 1062 ở phía đông Thường Đức và thành lập tuyến phòng thủ trên các triền núi quanh đồi này. Công quân bị tiêu hao quá nhiều, không dám trở lại tấn công nữa. Tuy nhiên, Sư Đoàn 304 và Trung Đoàn 29 của Cộng quân đã thành lập một hệ thống phòng thủ vững chắc quanh Thường Đức để bảo vệ con đường 14, Quân Lực VNCH không thể tái chiếm Thường Đức được.

Vào cuối năm 1974, Lực Lượng Dù chỉ để lại trên đồi 1062 Tiểu Đoàn 1 và Tiểu Đoàn 7, và đặt Bộ Chỉ Huy tại đỉnh Đông Lâm cách đồi 1062 khoảng 4 cây số về phía đông, để ngăn chận không cho Cộng quân tái chiếm đồi 1062.

KẾT QUẢ TRẬN CHIẾN THƯỜNG ĐỨC

Những trận đánh ác liệt quanh Thường Đức kéo dài từ ngày 18.7.1974 đến ngày 11.11.1974 đã đem lại những kết quả như sau:

Về nhân mạng: Theo sự ước tính của cơ quan tình báo Hoa Kỳ, khoảng 2000 Cộng quân đã bị thiệt mạng và 5000 bị thương. Về phía VNCH, Tiểu Đoàn 79 BĐQ không còn nữa. Lực lược Nhảy Dũ cả chết lẫn bị thương gần đến 50%.

Về lãnh thổ: Lực Lượng Nhảy Dù đã chiếm lại được đồi 1062 ở phía đông Thường Đức, nhưng không tái chiếm được Thường Đức.

Năm 1965 cũng đã xẩy ra một trận đánh lớn ở đây. Cộng quân đã tập trung một lực lượng khá lớn để mở cuộc tấn công vào quận Thường Đức. Lực lượng này gồm có Mặt Trận 44 Quảng Đà, Trung Đoàn Q.82 và Nông Trường 2 Sao Vàng. Trận đánh diễn ra tại Ba Khe, Hà Nha và đồi Tétonon (1062). Trung Đoàn 51 Bộ Binh biệt lập của Việt Nam Cộng Hòa phải chiến đấu một cách anh dũng và vất vả mới có thể giữ được phần đất này. Sau trận đánh đó, hầu hết nhà cửa trong quận đều bị thiêu rụi, xác chết trôi đầy sông. Những trận đánh lớn như thế lại tiếp diễn vào tháng 1 năm 1972

Thursday, November 22, 2007

Từ Quang Trung đến Đồng Đế


Khóa 2/68: từ Quang Trung đến Đồng Đế
( Những Gì Còn Nhớ )
Năm 1991, tôi đến Washington D.C. thăm một người bạn vừa cùng quê, vừa cùng ghe vượt biên năm 1986. Bạn tôi làm vài món ăn, và mời vài ba người bạn láng giêng đến nhâm nhi. Một trong mấy người láng giềng của bạn tôi xưng là Thiếu Úy Nhảy Dù, hỏi tôi thuộc binh chủng nào. Tôi trả lời Địa Phương Quân. Ông Thiếu Úy nầy có lẽ không có cảm tình với Địa Phương Quân nên phán liền "mấy ông Địa là vua một cõi rồi". Sau đó, vị nầy lại hỏi tôi học khóa mấy. Tôi cho biết tôi học khóa 2/68 SQTB Đồng Đế. Ông Thiếu Úy chỉnh tôi liền, "Anh nói sao chớ Đồng Đế làm gì có khóa sĩ quan?". Tôi thấy hơi khó chịu, nhưng vẫn ôn tồn nói rằng kể từ năm 1968, SQTB có khóa học trọn ở Thủ Đức, có khóa chia hai, phân nửa học ở Thủ Đức, phân nửa ở Đồng Đế. Khóa 2/68 là khóa SQTB đầu tiên được huấn luyện tại Đồng Đế. Ông nầy vẫn tỏ vẻ không tin, khẳng định là ông ấy học ở Thủ Đức, không bao giờ nghe chuyện sĩ quan ra học ở Đồng Đế cả. Tôi nghĩ ông nầy là Thiếu Úy giả, nên không muốn nói thêm, và đề nghị là chuyện đó nên để sau nầy hãy phối kiểm lại, bây giờ ăn nhậu cho vui. Dù giả lả, buổi nhậu vẫn kém vui, mấy người láng giềng của bạn tôi rút lui sớm. Tôi nhớ hồi đi tù cải tạo, cũng có một số đàn anh không biết là sau nầy Đồng Đế có các khóa sĩ quan trừ bị, nhưng nghe giải thích là các anh tin ngay, chứ đâu có sừng sộ như ông láng giềng của bạn tôi ở Washington D.C.? Mãi sau nầy, tôi mới nghe nói là đến năm 1973 ( 1 ) Đồng Đế đã ngưng huấn luyện sĩ quan trừ bị. Những ai vào Thủ Đức từ 1973 về sau có thể không biết chuyện từ những năm trước. Tôi thấy hối tiếc đã nghi lầm ông Thiếu Úy Nhảy Dù láng giềng của bạn tôi ở Washington D.C. năm nào. Các bạn đồng môn nếu gặp trường hợp như tôi có lẽ cũng chẳng vui, nhưng xét cho cùng, vì số lượng sĩ quan được đào tạo từ Đồng Đế quá ít so với Thủ Đức, nên chẳng trách có nhiều người không biết.
Cùng một quân trường, chúng ta hẳn có cùng những kỷ niệm giống nhau chẳng hạn như khung cảnh của trường và thiên nhiên ở chung quanh, sinh hoạt, nề nếp riêng của trường, các cấp chỉ huy gần gũi, các sĩ quan huấn luyện viên, các giờ học ở giảng đường, những buổi tập luyện ngoài bãi, những tuần huấn nhục, lễ gắn alpha, những buổi đi phép cuối tuần ngoài Nha Trang, lễ tốt nghiệp v.v...Bên cạnh những cái chung mà chúng ta cùng biết, cũng có những cái riêng của từng đại đội, từng khóa, hoặc từng năm. Những điều tôi kể ra sau đây về khóa 2/68 phần lớn dựa vào trí nhớ, nếu có gì sai sót kính mong được quý niên trưởng, quý huynh trưởng và quý chiến hữu đồng môn điều chỉnh lại giùm.
Ngày 16 tháng Tư năm 1968 tôi vào lính. Từ một tỉnh ở Tiền Giang, một người bạn tên Phước và tôi thuộc tài nguyên sĩ quan cùng hơn hai mươi tân binh quân dịch khác được đưa về Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ trên một chiếc GMC mười bánh. Sau các thủ tục nhập ngũ, khám sức khỏe, chúng tôi được phát mỗi người một số quân dụng như bi-đông, cà-mèn, mùng mền, chiếu v.v...Bữa cơm đầu tiên trong trại lính tuy không ngon miệng lắm nhưng hai đứa tôi đều ăn hết sạch. Phiền một nỗi là đêm về nằm trên chiếc giường gỗ hai tầng, bị rệp tấn công quá mức nên ngủ không yên.
Hôm sau, chúng tôi được chuyển sang trại Nguyễn Tri Phương, nhập chung với các bạn đến từcác Trung Tâm Nhập Ngũ số 1, 2, 4, cùng thuộc tài nguyên khóa 2/68 SQTB. Tại trại nầy, chúng tôi được phát quân trang gồm hai bộ quần áo trận, một đôi giày bố, mấy đôi vớ, một cái mũ lưỡi trai. Chúng tôi mất cả ngày để được hướng dẫn làm tờ khai điều chuẩn an ninh, được hớt tóc ngắn 3 phân, được sắp xếp đội ngũ, và được thực tập báo động để biết chỗ ẩn núp khi bị tấn công hay pháo kích. Mấy bộ trê-di rộng thùng thình, may mà trong trại có một số quân nhân cơ hữu ngoài giờ làm việc, kiêm thêm dịch vụ đổi, sửa quần áo lính, nên tôi và Phước sau khi bù một số tiền, có được mấy bộ tương đối vừa vặn, đủ để diện vào người, đến tiệm chụp hình trong trại, mượn chiếc nón sắt có phủ lưới ngụy trang, chụp vài "pô" kỷ niệm. Về sau, nhìn lại tấm hình nầy mới thấy hai đứa thiệt giống hai chàng lính ngố.
Tuy chỉ ở trại Nguyễn Tri Phương năm, ba hôm, nhưng qua những buổi sinh hoạt của các sĩ quan cán bộ, chúng tôi được cho biết là kể từ khóa 1/68 trở về sau, việc chấm điểm tốt nghiệp sẽ khó khăn hơn trước rất nhiều, do đó chúng tôi cần phải chú tâm, cố gắng học tập, nếu không sẽ ra trường với lon Trung Sĩ. Vài người trong số tân binh chúng tôi tỏ ra sành sõi, nói mấy ông sĩ quan nầy hù. Một số khác cũng là tân binh, không biết lượm tin từ đâu, lại nói rằng từ nay mỗi khóa sĩ quan sẽ có 50% bị đánh rớt xuống hàng hạ sĩ quan, và các khóa hạ sĩ quan sẽ bị đánh rớt 50% xuống hàng binh sĩ, theo kế hoạch "đôn quân".Tin "đôn quân" càng được củng cố thêm khi chúng tôi được đưa vào trại Võ Tánh, nơi đó khóa 1/68 đang thụ huấn tuần lễ thứ ba. Khóa 1/68 có khoảng 1.000 khóa sinh, đa số là sinh viên, học sinh, thuộc thành phần tình nguyện. Khóa 1/68 được tổ chức thành tiểu đoàn có tên là Tiểu Đoàn Nguyễn Huệ, bảng tên nền xanh dương, chữ trắng. Khóa 2/68 có khoảng 2.000 khóa sinh, tôi không nhớ rõ là một hay hai tiểu đoàn, riêng chúng tôi được xếp vào Tiểu Đoàn Gia Long, bảng tên nền xanh lá cây, chữ đen. Phước và tôi vẫn ở cùng trung đội, thuộc Đại Đội 28, do Trung úy Th. làm Đại Đội Trưởng. Phụ tá cho Đại Đội Trưởng là Trung Úy B. và Chuẩn Úy TTL., mỗi ông coi 2 trung đội. Tôi nhớ rõ tên, họ của Chuẩn Úy L. vì ông nầy rất nguyên tắc. Xin kể một chuyện rất ngắn về ổng. Ở TTHL/ Quang Trung các lối đi trong doanh trại trồng rất nhiều cây bả đậu, dưới mấy tàn cây nầy là những bồn chứa nước uống không có nắp đậy. Trái bả đậu rớt vào bồn làm nước nhiễm độc, rất nhiều khóa sinh bị tiêu chảy vì uống nước trong các bồn nầy. Tôi cũng là nạn nhân, nên có một lần tôi bị tiêu chảy, đi cầu cả đêm. Sáng hôm sau mệt lả người, tôi trình diện Chuẩn Úy L. xin ở lại trại để đi khám bệnh, uống thuốc. Ông ấy phán "phải khai bệnh trước 24 tiếng mới được nghỉ." Luật nhà binh thi hành trước, khiếu nại sau, tôi vẫn súng đạn nón sắt cùng các bạn ra bãi. May mà ở Quang Trung, các đường ra bãi tập cũng như các bãi tập đa số nằm trong khu vực của trung tâm, vắng vẻ, nhiều lùm bụi nên tôi giải quyết được chuyện phiền toái nầy. Hôm sau thì bụng đã êm nên tôi không xin phép ở lại trại làm gì nữa.
Trở lại chuyện "đôn quân", tôi được một vài người bạn khóa 1/68 Dự Bị Sĩ Quan cho biết thêm về tin không vui là sẽ có 50% bị đánh rớt. Các bạn còn nói thêm rằng hồi trước ai theo học khóa sĩ quan khi vào quân trường thì được gọi là Sinh Viên Sĩ quan, bây giờ thì chúng tôi được gọi là Khóa Sinh Dự Bị Sĩ Quan, điều đó chứng tỏ chưa chắc là tất cả mọi người sẽ được theo học khóa sĩ quan. Tôi cũng có một vài người bạn theo học khóa hạ sĩ quan đang ở giai đoạn 1 tại Quang Trung. Mấy người bạn nầy cũng xác định tin các khóa hạ sĩ quan sẽ có 50% bị đánh rớt để ra binh nhì, và các khoá sĩ quan sẽ rớt 50% để học khóa hạ sĩ quan. Nhiều tin tức ăn khớp như vậy, ngờ vực mấy rồi chúng tôi cũng phải tin.

Lúc chúng tôi đang thụ huấn tại Trung tâm Huấn luyện Quang Trung cũng là lúc Việt Cộng mở đợt 2 tổng công kích vào các thành phố toàn miền Nam, trong đó có Thủ đô Sài Gòn. Tình hình an ninh kém nên chúng tôi chỉ được phép ra chơi phố một lần duy nhứt, sau đó thì bị cấm trại 100%. Vườn Tao Ngộ ở Quang Trung từ đó rộn rịp vào mỗi cuối tuần, được nhiều người biết đến qua nhạc phẩm cùng tên với câu mở đầu "Hôm nay ngày Chủ Nhật, Vườn Tao Ngộ em đến thăm anh".
Sau tám tuần lễ huấn luyện, toàn thể khóa 1/68 được nghỉ phép một tuần rồi vào trình diện theo học giai đoạn 2 tại Trường Bộ Binh Thủ Đức. Đến khi khóa 2/68 kết thúc giai đoạn 1 tại Quang Trung, tình hình lại khác. Chúng tôi được chia làm hai, phân nửa tham dự cuộc hành quân cuối khóa, trong đó có Phước ( 2 ), phân nửa ở lại Trung Tâm, trong đó có tôi. Các khóa sinh thạo tin, biết ngay rằng thành phần tham dự cuộc hành quân cuối khóa sẽ qua Thủ Đức, thành phần còn lại bị đánh rớt sẽ ra học khóa hạ sĩ quan tại Trường Đồng Đế, Nha Trang. Buồn rầu, xấu hổ, bất mãn, một số bắt đầu quậy phá doanh trại. Như biết trước tình hình bất ổn, trong khu vực Tiểu Đoàn Gia Long hoàn toàn không thấy bóng dáng một sĩ quan hay hạ sĩ quan cán bộ nào cả. Chúng tôi được thông báo rằng có các đơn vị Quân Cảnh đến tăng cường để áp giải chúng tôi qua trại chuyển tiếp rồi sau đó đưa ra phi trường lên máy bay quân sự ra Nha Trang. Gần suốt một đêm ồn ào không ngủ làm chúng tôi rả rời, mệt mỏi. Chiều hôm sau, Chuẩn Tướng Lê Ngọc Triển, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung đã cho tập họp chúng tôi lại để giải thích. Chuẩn Tướng Triển xác nhận rằng chúng tôi bị đánh rớt vì điểm tác xạ kém. Một khóa sinh lên tiếng rằng, chúng tôi bị đánh rớt không phải vì lý do đó, mà vì Tổng Cục Quân Huấn đã có sẵn chỉ tiêu phải đánh rớt 50%, phù hợp với phân nửa số khóa sinh qua Thủ Đức, phân nửa ra NhaTrang. Một khóa sinh khác nói sĩ quan là cấp chỉ huy, khả năng chỉ huy dựa trên nhiều yếu tố khác chứ không phải chỉ căn cứ vào điểm tác xạ. Một khóa sinh khác nữa lên tiếng rằng, Quang Trung là nơi đào tạo Binh Nhì, chúng tôi đã không đủ điểm để ra Binh Nhì, thì ra Binh Ba, sao lại được theo học khóa Hạ Sĩ Quan? Tướng Triển nghiêm giọng khiển trách " anh nói như thế là mạ lỵ quân đội", và có lẽ thấy rằng dù có giải thích thế nào cũng không thuyết phục được anh em khóa sinh nên Tướng Triển nại lý do đã quá giờ dùng cơm chiều của ông ta để chấm dứt buổi nói chuyện. Đêm hôm đó các cán bộ thuộc Phòng Chiến tranh Chính trị của quân trường bắt đầu lên tiếng qua máy phóng thanh kêu gọi các khóa sinh bình tĩnh, đừng để bị phạm quân kỷ ảnh hưởng đến tương lai, và cho biết rằng Trung Tâm đang cứu xét để “vớt” một số cho theo học khóa Sĩ quan. Quá nửa khuya đêm đó, họ yêu cầu mọi người tập họp nhưng không ai rời buồng ngủ. Sau đó họ đọc tên từng người không không theo thứ tự alphabet, cũng không theo Đại Đội hay Trung Đội gì cả. Có thể những người được gọi tên trước có cảm tưởng rằng mình nằm trong danh sách những người được vớt, nên xiêu lòng mang quân trang bước ra sân. Những người khác cũng đã chán nản vì nghĩ rằng có làm gì đi nữa cũng chẳng có gì thay đổi, nên từng người một quẩy ba-lô và túi quân trang bước ra sân tập họp, sau đó lên xe ra phi trường Tân Sơn Nhứt, trong khu quân sự, chờ lên máy bay. Từ sáng sớm đến giữa trưa, chúng tôi lần lượt từng trung đội lên các máy bay vận tải quân sự do phi công Mỹ lái đưa ra Nha Trang.
Sau hơn một giờ bay, chúng tôi đến phi trường Nha Trang, hình như nằm gần bờ biển. Một số sĩ quan, hạ sĩ quan cán bộ của Trường Đồng Đế cùng đoàn xe GMC đang đón chờ chúng tôi trên sân phi trường. Tác phong chững chạc và thái độ ân cần của quý vị cán bộ của Trường đã khiến chúng tôi vừa nể vì vừa cảm thấy rất được an ủi. Phù hiệu trên vai áo của quý vị tuy màu sắc và đường nét đơn giản nhưng sáng, mạnh. Dù mệt nhọc sau mấy đêm không ngon giấc và sau chuyến bay, chúng tôi như khỏe lại, hăng hái lên xe tiến về Trường Hạ Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mà mọi người quen gọi là Trường Đồng Đế.
Qua ký ức, tôi không nhớ rõ hình dáng, nhưng bức tượng người chiến binh bằng đồng đen trước cổng Trường lúc đó đã tạo cho chúng tôi một ấn tượng mạnh. Một người bạn cùng xe nói đùa: " tụi mình phải đen thui như vậy đó mới ra trường". Trường nằm khang trang dưới bóng
những hàng thông xanh, những cây bàng đầy bóng mát. Phía sau trường là một dãy núi chắn ngang, thấp thoáng bức tượng người chiến binh màu trắng trên một ngọn đồi, tạo thành một khung cảnh thật hùng tráng.

Sau bữa cơm trưa đã muộn, và sau khi được sắp xếp chỗ ở, tắm giặt, chiều hôm đó chúng tôi được tập họp ở Vũ Đình Trường, diện kiến Đại Tá Lê Văn Nhựt ( 3 ), Chỉ Huy Trưởng Trường. Đại Tá Nhựt đã nhiệt liệt chào mừng chúng tôi, những tân khóa sinh Hạ Sĩ Quan bằng một bản nhạc hùng do Ban Quân Nhạc của Trường hòa tấu thật xuất sắc. Đại Tá Nhựt cho biết trường hợp của chúng tôi đang được Tổng Cục Quân Huấn và Bộ Tổng Tham Mưu cứu xét, và ông tin tưởng rằng đa số chúng tôi sẽ tiếp tục theo học khóa Sĩ Quan Trừ Bị tại đây. Đại Tá Nhựt nói thêm: "Khi ra trường, các anh sẽ là Chuẩn Úy. Mà Chuẩn Úy là một hạ sĩ quan cao cấp, do đó nếu các anh được đào tạo tại Trường Hạ Sĩ Quan cũng là một điều hợp lý. Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế rất vui mừng và hãnh diện được lãnh trách nhiệm huấn luyện các anh." Buổi nói chuyện của vị Đại Tá Chỉ Huy Trưởng đối với chúng tôi thật đầy khích lệ. Trên đường về "sam" của mình, chúng tôi gặp những đoàn quân súng Garant cầm tay, đang rầm rập bước đều. Họ là các khóa sinh Hạ Sĩ Quan trên đường về từ bãi tập. Người nào da cũng sạm đen, trông thật rắn rỏi, khỏe mạnh. Dây ba chạc mang trên người các anh với túi đạn, bi-đông nước càng làm tăng vẻ " chính quy " của người lính. Do có thêm chúng tôi với quân số khoảng 1.000 người, phòng ốc trong quân trường không đủ sức chứa, các khóa hạ sĩ quan đàn anh phải ra ở bên ngoài hàng rào trường trong những căn lều thật lớn.
Sau buổi cơm chiều là giờ tự do, chúng tôi có dịp tiếp xúc trò chuyện với một vài khóa sinh Hạ Sĩ Quan. Qua các anh, chúng tôi biết được hai câu thơ mô tả cảnh bức tượng chiến binh và đồi núi sau lưng:
Anh đứng ngàn năm thao diễn nghỉ,
Em nằm xõa tóc đợi thiên thu.
Quả thật cảnh đồi núi nhìn từ quân trường có những đường nét hệt như một cô gái ngực trần đang nằm với mái tóc xõa dài, trông thật dễ thương. Bức tượng người lính cầm súng trong tư thế thao diễn nghỉ, quả là đã và sẽ đứng đó ngàn năm. Cũng từ các anh KS/HSQ, chúng tôi biết sơ về chuyện học hành, tập luyện ở trường. Biết các anh đã trải qua 8 tuần, 9 tuần hoặc 10 tuần huấn luyện cam go, chúng tôi thật lòng ngưỡng mộ, và ước ao mình có đủ sức khỏe, can trường vượt qua mọi thử thách của khóa học để ngày nào đó cũng được như họ. Có một điều khiến chúng tôi cảm thấy rất nhẹ thở là hiện nay trường đã bỏ bài đi " dây tử thần ". Lúc chưa vô lính, cũng như lúc ở Quang Trung, nghe Đồng Đế là chúng tôi sợ một phần vì nghĩ đến "dây tử thần", nghe đâu khóa nào cũng có người chết khi thực hành bài đi dây tử thần nầy.

Trong khi chờ đợi quyết định của Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Quân Huấn, hằng ngày chúng tôi làm tạp dịch quanh doanh trại của mình, tu bổ các giao thông hào, tập thể dục, chạy đều bước nhiều vòng quanh Vũ Đình Trường, và vui vẻ nhứt là xế chiều nào cũng được hướng dẫn ra tắm biển. Bạn nào ngại bơi lội thì ngồi trên bãi ngắm trời mây non nước.

Phần chúng tôi được sắp xếp thành tiểu đoàn, danh hiệu là Tiểu Đoàn Lý Thường Kiệt, về sau đổi thành Tiểu Đoàn 1 SVSQ, do một vị Đại Úy chỉ huy. Tiểu đoàn 1 SVSQ có 4 đại đội, danh hiệu 335, 336, 337 và 338, do 4 vị Trung Úy nắm các chức vụ Đại Đội Trưởng. Tôi còn nhớ tên 3 vị ĐĐT lúc đó gồm Trung Úy Xuân, Trung Úy Huân, và Trung Úy Lê Văn Lượm. Tôi nằm trong đại đội 338 của Trung Úy Lượm. Một thời gian ngắn sau đó, 2 trong số 4 vị ĐĐT là Trung Úy Xuân và Trung Úy Huân được thăng cấp Đại Úy, cùng lúc vị Tiểu Đoàn Trưởng được thăng cấp Thiếu Tá.
Những tuần huấn luyện cam go bắt đầu, mà ở Trường gọi là những tuần huấn nhục, tôi không nhớ là 4 hay 8 tuần. Bước ra khỏi buồng của đại đội, từ 2 người trở lên là phải có một người đếm nhịp để cùng chạy đều bước. Học ở giảng đường hay từ bãi tập về, trước khi vào phòng ăn là cả đại đội phải chạy ngày đầu vài ba vòng, tăng dần lên đến 10 vòng quanh Vũ Đình Trường với đầy đủ súng đạn, nón sắt, vừa chạy đều bước, vừa hát vang rân. Khi bắt đầu tăng số vòng chạy lên, một ít người không chịu nổi, xỉu, được đưa ra ngoài nghỉ. Tôi nhiều lúc tưởng đã bỏ cuộc, chân tay rả rời, mệt tưởng chừng đứt hơi, nhưng may cũng vượt qua được. Vừa chạy hồng hộc như thế, mô hôi mồ kê nhễ nhại, thế mà vào phòng ăn ai nấy xơi ngon lành 4, 5 chén cơm với thực đơn gần như đều đặn là buổi trưa cá chiên nước mắm tỏi ớt, canh cải, bữa chiều thịt bò xào, cải nấu canh. Chúng tôi nghe nói là các cấp chỉ huy ở Trường rất quan tâm đến bữa ăn của khóa sinh hạ sĩ quan cũng như sinh viên sĩ quan, thường bất ngờ vào phòng ăn kiểm thực nên nhờ vậy, bữa ăn của chúng tôi tuy đạm bạc nhưng không bao giờ gặp cảnh thịt thối, cá ươn. Đặc biệt món nước mắm, nêm nếm cũng vừa miệng. Dù vậy, mỗi bữa ăn, chúng tôi bốn anh em một mâm vẫn thường mua thêm khi một hộp thịt, khi hộp cá, thêm một hộp Kim Chi để ăn kèm. Đồ hộp gồm thức ăn, uống kể cả thuốc hút và các thứ linh tinh khác, vừa của Mỹ, vừa của Đại Hàn, lúc đó đầy dẫy ở Nha Trang, thứ nào cũng rẻ.
Đồng Đế có cách chào kính rất đặc biệt vào thời chúng tôi đang thụ huấn tại đó. Khi có từ 2 khóa sinh trở lên đang ở ngoài sân, gặp sĩ quan cấp Úy thì chỉ hô nghiêm, chào tay, hoặc nếu mình đang di chuyển thì chỉ đưa tay chào thượng cấp. Khi gặp sĩ quan cấp Tá thì ngoài các nghi thức kể trên, khóa sinh hay SVSQ còn phải hô kính chào Thiếu Tá, kính chào Trung Tá, hoặc kính chào Đại Tá. Chào Thiếu Tá thì hô một câu, chào Trung Tá thì hô hai câu, chào Đại Tá thì hô đến ba câu. Tôi không rõ là trước đó hay sau nầy có cách chào đó hay không, vì nhiều khi chỉ do sáng kiến của một cấp chỉ huy nào đó lúc đương thời. Trường hợp Tiểu Đoàn 1 SVSQ, vị Tiểu Đoàn Trưởng của chúng tôi thì rất thích cách nghiêm nghỉ đi đứng của lính Đại Hàn, cho nên vào hội trường, khi đón các cấp chỉ huy ông hướng dẫn chúng tôi khi nghiêm phải xếp chân vào sao cho có tiếng "bộp" thật lớn, tức là mình phải nện gót giày mạnh xuống nền nhà. Lần nào vị TĐT của chúng tôi cũng bắt chúng tôi tập dượt vài lần trước khi có thượng cấp đến, phải nện giày cho thật kêu và thật đều ông ấy mới hài lòng.
Trong khúc quân hành "Phù Hiệu Trường Hạ Sĩ Quan" có câu "lò luyện thép tân tiến nhứt Việt Nam" đã nói lên được tính chất cam go, gian khổ mà một Khóa Sinh HSQ. hay SVSQ phải trải qua khi được đào luyện tại Trường Đồng Đế. Những bài học lý thuyết ở giảng đường trang bị cho các SVSQ những kiến thức quân sự căn bản về vũ khí, tác xạ, đội hình, chiến thuật cấp Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, phối hợp tác chiến với pháo binh, thiết giáp, không quân, hải quân, tiếp liệu, yểm trợ, địa hình, tác phong, lãnh đạo, chỉ huy, chiến tranh chính trị, lễ nghi quân cách...Những bài học đó đã trở nên vô cùng sinh động khi được diễn lại ngoài bãi tập. Những bài tấn
công lên đồi, phản phục kích xe, bò dưới hỏa lực là những bài học để lại nhiều dấu ấn trong lòng các SVSQ vì hầu như bài nào cũng có người mệt đến xỉu. Song song với khóa 2/68 SVSQ là khóa 2/68 Hạ Sĩ Quan. Không may cho các bạn khóa HSQ là trong bài phản phục kích xe có 2 người bị một chiếc xe cơ giới của Công Binh cán chết. Vì phải nhảy xuống xe, trèo lên xe nhiều lần, hai khóa sinh quá mệt, chưa kịp rời khỏi mặt đường để tiến vào tuyến chiến đấu, thì bị xe Công Binh trờ tới cán phải. Thông thường, khi đang diễn tập hay huấn luyện thì ở 2 đầu đường có cắm cờ đỏ để ngăn không cho xe cộ lưu thông. Đoạn đường nầy lúc bấy giờ vẫn còn là con đường đất kéo dài từ thôn Đường Đệ ra đèo Rù Rì, được một đơn vị Công Binh phụ trách để làm thành đường trải đá, tráng nhựa. Người tài xế lái chiếc xe cơ giới khi biết có chuyện chẳng lành vội nhảy xuống xe, mọi người mới biết anh ta trong tình trạng có rượu trong người ( DUI ). Huấn luyện viên của bài phản phục kích xe hôm đó là Trung Úy Tánh, quá tức giận đã cho người tài xế bê bối nầy mấy cái bạt tai. Nội vụ được đưa ra tòa, nhưng cả quân trường xôn xao, đau đớn vì chuyện không may nầy.
Một tai nạn khác xảy ra trong bài vượt sông gần Xóm Bóng làm một SVSQ của khóa 2/68 chết. Buổi sáng hôm đó Đại Đội 338 của chúng tôi có giờ sinh hoạt Đại Đội, đang tập trung trong sân, mặt hướng về dãy Hòn Khô có bức tượng Chiến Binh Anh Đứng Ngàn Năm Thao Diễn Nghỉ thì bỗng thấy một con mễn nhỏ - còn được gọi là mang - từ hướng núi, ngoài sân rào của quân trường chạy thẳng vào khu vực Tiểu Đoàn. Cũng vừa lúc tan hàng nên một số anh em chạy ùa theo con mễn. Con vật chạy vào buồng ngủ của một đại đội bạn. SVSQ trực của đại đội bạn thuật lại là con mễn lẩn quẩn dưới gầm một cái giường ngủ một lúc rồi chạy thoát ra khỏi hàng rào của quân trường, lọt vào khu đóng quân của một đại đội Khóa Sinh Hạ Sĩ Quan, bị anh em khóa sinh bắt được. Khoảng trưa, chúng tôi nghe tin một SVSQ bị tử nạn khi diễn tập bài vượt sông. Chiếc giường của SVSQ thọ nạn nầy chính là chiếc giường con mễn chui vào dưới gầm và lẩn quẩn ở đó một lúc trên đường trốn chạy. Một điều trùng hợp và có vẻ dị đoan nữa là chiếc xuồng cao su có người SVSQ thọ nạn hôm đó chở đúng 13 người, thay vì như các xuồng khác chở 1 tiểu đội tác chiến chỉ đúng 11 người. Chiếc xuồng nầy có 13 người vì đây là chiếc xuồng chỉ huy của Trung Đội, có thêm một Trung Đội Trưởng và một âm thoại viên mang máy truyền tin đi chung. Khi xuồng cặp bờ để đổ quân, xuồng tròng trành làm nhiều SVSQ rớt xuống sông với nón sắt, súng đạn đầy đủ, lại gặp phải khúc sông sâu. Mọi người lội được và lên bờ, kiểm lại mất một. Khi vớt được SVSQ thọ nạn lên thì anh đã tắt thở, quai nón sắt vướng ở cổ. Khoảng 3 năm sau, khi có dịp công tác ở quận Hàm Long, Kiến Hòa, tôi vô tình vào một ngôi nhà ở xã Tiên Long và thấy trên bàn thờ có bức ảnh phóng lớn một người mặc đồ tiểu lễ, đội "kết-bi" mang phù hiệu Trường HSQ Nha Trang. Tôi thắp một nén hương chào người quá cố và hỏi thăm gia đình mới biết người trong di ảnh chính là người bạn cùng khóa tử nạn trong bài vượt sông vừa kể.
Đặc biệt các bài đoạn đường chiến binh, tuột núi, đi dây kinh dị là những bài thao luyện nguy hiểm, đòi hỏi các khóa sinh phải có lòng tự tin, gan dạ để vượt qua. Các vị cán bộ huấn luyện viên rất tinh mắt, như trong bài tuột núi, thấy SVSQ nào dáng điệu hay nét mặt có vẻ hồi hộp lo sợ quá, hoặc khi quấn sợi dây thừng vào người mà có vẻ lúng túng thì các vị HLV cho SVSQ đó miễn để tránh tai nạn. Quả thật, khi đứng trên đỉnh đồi vách đá dựng đứng nhìn xuống bên dưới thấy các bạn cùng đại đội ngồi xếp hàng thẳng lối trên bãi tập, mọi người đều nhỏ xíu, mới thấy đồi sao cao quá, lỡ tay hay sai sót về kỹ thuật mà rớt xuống chân đồi thì chết chắc. Nếu không có lòng quả cảm và quyết tâm, chắc sẽ không đủ can đảm để choàng dây vào người, từng bước đi ngược trên vách đá dựng đứng để xuống chân đồi. Trong khi các SVSQ đi lần từng bước như thế, thì các huấn luyện viên biểu diễn cách tuột núi theo kiểu Thụy Sĩ, như là xiệc, chỉ cần 2 hoặc 3 bước nhảy, là các vị đó đã từ đỉnh xuống đến chân đồi. Riêng các SVSQ, tuột được nửa đoạn vách đồi, miệng đang hô "sát, sát" thì một nhiếp ảnh viên của Trường cũng đang bám vào vách đá, chụp cho một "pô" kỷ niệm. Tấm hình nầy gửi về cho thân nhân, hay cho người "em gái hậu phương" thì thiệt là oai.
Đến bài đi Dây Kinh Dị thì tôi không được vinh hạnh tham dự vì đêm trước đại đội thực tập bài tác xạ ban đêm, tôi nằm trong Trung Đội trực, khi thu dọn trợ huấn cụ sơ ý thế nào bị dập ngón tay út, nên hôm sau tôi được sắp làm SVSQ trực đại đội. Nghe các bạn thuật lại, khi đi trên chiếc cầu treo bằng dây cáp treo vắt vẻo từ đỉnh núi nầy qua đỉnh núi bên kia rất hồi hộp vì cầu đong đưa theo gió và bước chân người, phía dưới lại sâu hun hút. Nhiều lần trên đường đến các bãi tập khác, khi đi ngang qua khu vực có chiếc "cầu kinh dị", mới thấy nó quả là cheo leo trên cao, mỏng manh vắt qua thung lũng hình như lúc nào cũng phủ trong sương mù.
Các bài Tiểu Đội Tấn Công Lên Đồi hay Trung Đội Tấn Công Lên Đồi cũng là những bài diễn tập rất sôi nổi và rất nhiều mồ hôi đổ xuống. Nhiều người bị xỉu vì ra nhiều mồ hôi và uống quá nhiều nước trong mấy bài nầy. Mục tiêu nằm trên đồi tuy không cao lắm, nhưng SVSQ thực tập phải diễn đi diễn lại nhiều lần cho đúng quy cách nên ai nấy mệt lả người. Lần chót, khi đến tuyến tấn công, còn phải bắn cho hết một gắp đạn thiệt 7 viên khi mắt đã mờ đi và cay xè vì mồ hôi. Trung đội nào khi xong bài tập của mình, trong khi ngồi nghỉ, được phép thưởng thức mấy bao nước nhãn nhục có đá lạnh do các binh sĩ cơ hữu của Trường mang đến bán, thiệt là ngon tuyệt.
Nhờ khu vực huấn luyện của Trường đều nằm gần bờ biển nên dù tập luyện có mệt nhọc cách nào, chỉ cần ngồi nghỉ 5, 10 phút là đã thấy khỏe người lại. Việc mau lại sức nầy một phần do tuổi trẻ, một phần cũng do đã trải qua nhiều thời gian tập luyện thể lực như chạy bộ thường xuyên, đi bộ đường dài qua đồi, qua dốc, quả những thửa ruộng sình lầy. Khi Tiểu Đoàn 1 SVSQ, tức toàn khóa 2/68 hành quân Chinh Phục Hòn Khô để tối hôm đó làm lễ gắn Alpha, Đại Đội 338 của chúng tôi vừa có một Chuẩn Úy khóa 26 ( hay 27? ) mới ra trường về làm cán bộ Trung Đội Trưởng của Đại Đội. Ông chỉ đeo trên người khẩu súng Colt 45 và cái ba-lô lép xẹp nhưng đi chưa được nửa đường thì đã mệt lắm, phải gửi cái ba-lô cho SVSQ đeo hộ. Ông cho biết vì tình hình an ninh không cho phép, nên khóa học của ông ở Trường Bộ Binh Thủ Đức không được lội bãi nhiều như ở đây, vì vậy sức chịu đựng kém. Chúng tôi rất thông cảm người đàn anh dễ thương nầy, trong lòng thì ngầm tự hào mình đã được tôi luyện ở lò luyện thép, đâu phải thứ thường. Ra trường về đơn vị, lội tới đâu cũng không ngán.
Song song với các bài học lý thuyết, các bài thực tập, đêm đêm, các đại đội chia nhau đi "ứng chiến" hoặc phòng thủ bên trong hoặc bên ngoài Trường. Đóng quân phòng thủ đêm ở Thôn Ba Làng An có lẽ vui nhứt. Đơn vị nằm giữa một mặt là núi, một mặt là bờ biển, mà cặp theo bờ biển là khu dân cư của thôn. Sau khi dựng lều, phân công gác, một số phe ta lẻn vào thôn ăn chè, ăn cháo, uống cà phê. Tổ của tôi 3 anh em chung một lều, gồm anh L., anh Đ. và tôi. Anh L. có máu hão ngọt, nên cứ đóng quân ở thôn Ba Làng An là anh ấy không bao giờ bỏ lỡ cơ hội lẻn ra các quán cà phê, chè, cháo này. Ăn chè, ăn cháo, cà phê cà pháo riết rồi ở lại ngủ với cô chủ quán luôn. Báo hại anh Đ.Đ. và tôi cứ phải gác thế cho anh ấy. Một đêm quá nửa khuya trên đường từ quán về chỗ đóng quân, anh L. bị chó cắn. Không nhớ anh đã khai thế nào mà không bị phạt, nhưng được đưa ra bệnh viện ngoài Nha Trang điều trị khoảng một tuần. Chứng nào tật nấy, khi nằm ở bệnh viện Nha Trang, anh L. lại làm quen với một cô làm ở câu lạc bộ. Sau nầy mỗi lần đi phép, anh L. xé lẻ đi thăm bạn gái, chứ không còn đi dạo phố Nha Trang với tôi và anh Đ.Đ. như trước. Dạo phố Nha Trang vào ngày Chủ Nhựt mới thấy ở đây có đủ mặt các quân trường, nào Trường HSQ, nào Không Quân, nào Hải Quân. Đông đảo nhứt có lẽ là Đồng Đế vì vừa có khóa sinh HSQ, lại có SVSQ. Trông đen đúa khỏe mạnh nhứt cũng là môn đồ của Trường HSQ. Ngược lại, các bộ tiểu lễ đi phép của Không Quân và Hải Quân thì rất đẹp, rất mướt. Có một lần mấy anh em chúng tôi bước vào một quán nước, trong quán có mấy SVSQ Không Quân đang cười nói ồn ào, thấy chúng tôi, bỗng nhiên họ như sựng lại, sửa lại tư thế, ngồi ngay ngắn, không còn oang oang như trước. Tôi tự hỏi, chắc anh em tụi tôi trông có vẻ " ngầu " lắm nên các bạn bên Trường Không Quân nầy mới tỏ ra e dè như vậy.
Có học hành tập luyện thì cũng phải có thi cử để đánh giá kết quả học tập của từng người. Lề lối thi của Trường Đồng Đế vào thời điểm ấy phải nói là mới mẻ, không những chỉ mới mẻ hơn TTHL. Quang Trung mà còn văn minh hơn cả các trường học bên ngoài. Thời đó, ở cấp Trung Học, mỗi năm trong lớp có 2 kỳ thi, gọi là Đệ Nhứt và Đệ Nhị Lục Cá Nguyệt. Nếu học lớp Đệ Tứ, sau nầy gọi là lớp 9, cuối năm phải thi lấy chứng chỉ Trung Học Đệ Nhứt Cấp. Nếu học lớp Đệ Nhị, tức lớp 11, cuối năm phải thi để lấy Chúng Chỉ Tú Tài phần thứ nhứt. Nếu học lớp Đệ Nhứt, tức lớp 12, cuối năm phải thi lấy văn bằng Tú tài Toàn Phần hay Tú Tài 2. Học sinh một năm phải trải qua 2, 3 kỳ thi, mà mỗi kỳ đều phải ôn bài vở cho tất cả các môn vô cùng vất vả. Trong khi đó, ở Trường Đồng Đế, học xong môn nào là SVSQ được thi ngay môn ấy. Có những môn như tác xạ, địa hình ... phải thi thực hành ngoài bãi, có những môn được ngồi làm bài thi trong giảng đường, hoặc có khi nguyên cả tiểu đoàn ngồi làm bài thi trên sân Vũ Đình Trường ... rất là vui vẻ thoải mái. Để tránh tình trạng hỏi bài, đề thi được soạn 2 bản khác nhau, phát xen kẻ để những người có chung một bản đề thi phải ngồi cách xa nhau, không hỏi, không nhắc được. Tuy vậy, các vị sĩ quan giám thị cũng thông cảm, lơ đi cho các vị thí sinh ra dấu làm bài, bộ điệu rất tức cười. Cái độc đáo nữa là, một hay hai ngày sau cuộc thi là cả Tiểu Đoàn được đọc cho biết điểm của từng người. Ai thấy điểm mình thấp thì phải cố gắng cho môn kế tiếp. Ai thường được điểm cao thì cũng được anh em trong đại đội ưu ái đứng xếp hàng gần trước khi vào "trường thi" để khi vào chỗ làm bài còn có cơ hội hỏi han. Quân trường nào chắc cũng giống nhau ở chỗ Khóa Sinh hay SVSQ. đều không có thì giờ rảnh rỗi để thơ thẩn hay để ôn bài vở. Ngoài ra vì tập luyện thể lực nhiều nên ai cũng dễ ăn dễ ngủ. Trừ lúc đang đi, đang chạy, hay đang thao diễn bài tập, bài học nào đó, hoặc đang vui đùa với đồng đội, các lúc khác thì hầu như là chỉ muốn ngủ. Ngồi nghe giảng bài một chút là đã thiu thiu dù đó là giảng đường hay ngoài bãi tập nắng cháy da người. Anh nào ngủ ít thì được tặng danh hiệu ngủ cấp tiểu đội, khá hơn thì là ngủ cấp trung đội, dần dần đến cấp đại đội, tiểu đoàn và cao nhứt là ngủ cấp trung đoàn. Các giảng viên, huấn luyện viên ở trường vì vậy người nào cũng phải thủ một vài chiêu để giảng bài thế nào cho học viên của mình đỡ buồn ngủ, còn tỉnh táo để tiếp nhận được bài học.
Rồi thì 16 tuần khổ luyện giai đoạn 2 cũng chấm dứt. Cả khóa 2/68 Đồng Đế tưng bừng chuẩn bị cho ngày Lễ Mãn Khóa. Khoảng 2 tuần liên tiếp, chiều chiều khi ở bãi tập về là cả Tiểu Đoàn 1 SVSQ tề tựu quanh Vũ Đình Trường tập diễn hành. Trước đó, một số Sĩ Quan của Trường đã đến Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Trường Bộ Binh Thủ Đức để quan sát, học hỏi kinh nghiệm và có mang về một cuồn phim quay cảnh ngày mãn khóa của Trường Võ Bị Đà Lạt, chiếu lại cho anh em khóa 2/68 SQTB xem. Ở Đà Lạt, SVSQ khi diễn hành, đánh tay cao 45 độ so với thân người, khác với Trường Hạ Sĩ Quan, chúng tôi đã quen đánh tay cao 90 độ, trông mạnh mẽ hơn. Tiểu đoàn được chia thành 8 khối, mỗi khối xếp theo đội hình 10 x 10, tổng cộng 800 người. Cái khó là khi đến góc của Vũ Đình Trường, thay vì bên phải một lần, đội hình không thay đổi, thì chúng tôi phải xoay người 90 độ sang phải, hàng ngang thứ nhứt bây giờ trở thành hàng dọc bên trái, và hàng dọc bên phải trước đó bây giờ trở thành hàng ngang thứ nhứt. Đi theo cách nầy thì 4 cạnh của của hình vuông đều lần lượt được một lần đi đầu và và một lần đi cuối đi cuối đội hình, rất độc đáo.

Chủ tọa Lễ Mãn Khóa Khóa 2/68 SQTB Đồng Đế là Trung Tướng Vĩnh Lộc, lúc đó đang giữ chức Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn. Có chuyện vui vui là hôm đó có lẽ vì xúc động quá, trong bài diễn văn khai mạc, Đại Tá Lê Văn Nhựt đã 2 lần gọi Tướng Vĩnh Lộc là Trung Tá. Không biết là sau buổi lễ, Đại Tá Nhựt có bị khiển trách? Hay được cười xòa thông cảm? Khóa 2/68 SQTB Đồng Đế được đặt tên là khóa An Dân, vế thứ hai của của câu “ Bảo Quốc An Dân “, anh em chúng tôi gọi đùa là khóa Bảo An Dân Vệ. Thực tế thì khóa nầy, khoảng 2/3 tân sĩ quan được biệt phái về Địa Phương Quân ( 3 ), số còn lại về các sư đoàn bộ binh và một số ít được chọn về các ngành như Tổng Cục Tiếp Vận, Tổng Cục Quân Huấn, vài người về Quân Cảnh, Hải Quân. Đại đội chúng tôi lúc ấy có người bạn tên Cường rất mong được về Lực Lượng Đặc Biệt, nhưng tiếc cho bạn ấy và một số bạn khác nữa muốn về Nhảy Dù, TQLC đã không được toại nguyện vì khóa 2/68 Đồng Đế chỉ có 20 người được chọn về Biệt Động Quân, không có các binh chủng khác.

Kể từ khóa 1/68, bộ đồ đại lễ của SVSQ tốt nghiệp được cắt may theo kiểu mới, áo ngắn ngang rún, phải thắt một dây vải to bản gần 2 tấc ngang bụng nên trông người nào cũng có vẻ lùn lại, anh em chúng tôi không thích lắm, nên sau khi chụp hình lưu niệm mãn khóa xong là chúng tôi về phòng thay ngay vào người bộ quân phục tác chiến với cặp lon chuẩn úy mới tinh trên cổ áo. Bạn nào về BĐQ thì cũng đã có chiếc mũ nâu chụp lên đầu ngạo nghễ oai phong. Những ngày sau, trong khi chờ máy bay đưa về Sài Gòn, chúng tôi được phép ra thành phố Nha Trang dạo chơi lần chót và mua sắm một số quà kỷ niệm và những món ăn đặc sản của Nha Trang về biếu thân nhân. Hầu như anh em nào ít lắm cũng có vài ký lô khô mực. Lúc lên máy bay về Sài Gòn, lạng quạng thế nào, tôi lại vác lộn túi quân trang của một người bạn cùng đại đội. Máy bay cất cánh rồi, nhìn lại túi quân trang không phải tên mình, mà tên Nguyễn Phong Lưu. Đến phi trường Tân Sơn Nhứt rồi, mọi người nhanh chóng tìm phương tiện về nhà, riêng tôi cứ đứng đó ngóng trông bạn Nguyễn Phong Lưu. Tôi đi chuyến bay đầu, bạn Lưu lại đi chuyến chót, gặp nhau đã 5, 6 giờ chiều. Nhận lại được túi quân trang của mình là vui rồi, Lưu không cằn nhằn gì tôi cả, tánh bạn ấy thật dễ thương. Nguyễn Phong Lưu về Sư Đoàn 21 Bộ Binh, không đầy một năm sau tôi nghe bạn đã hy sinh ngoài chiến trường, nghe thật buồn dù rằng lúc ở chung đại đội ngoài Đồng Đế hai đứa tôi không thân nhau lắm.
Cùng về Tiểu Khu Kiến Hòa với tôi còn có 7 bạn đồng khóa ở Nha Trang, tổng cộng 8 người, trong đó có 2 người là dân bản xứ, còn lại người ở Vĩnh Long, người Sài Gòn, người ở Gò Công. Nhà ở ngay tại tỉnh lỵ, nên tiện cho các bạn tá túc mấy ngày đầu chờ trình diện Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu và chờ phương tiện về đơn vị. Mỗi người mỗi nơi, nhưng có dịp về Tiểu Khu là các bạn lại ghé nhà tôi thăm hỏi, hoặc ngủ qua đêm, nên anh em vẫn thường biết tin nhau. Vào thời đó, bên Trừ Bị, sau khi ra trường đúng 18 tháng thì các Chuẩn Úy được thăng lên Thiếu Úy nếu không bị phạm lỗi. Đã đến ngày tháng lên lon rồi mà chờ hoài không thấy nghị định thăng cấp gửi về đơn vị, nên khi có dịp công tác ở Tiểu Khu, tôi ghé vào Trung Tâm Quản Trị Hành Chánh Tiếp Vận để hỏi thăm. Một vị Trung sĩ Nhứt trong Phòng Quản Trị lật cho tôi xem tập nghị định thăng cấp được ghi tên theo thứ tự a,b,c. Lật đến trang cuối họ Văn, họ Võ rồi mà chẳng thấy tên mình và mấy người bạn, tôi thấy nhột nhạt lắm, vị Trung sĩ Nhứt thì nói hết rồi. Nhìn lại tập giấy còn dầy, tôi đề nghị vị HSQ nầy lật tiếp xem sao. Quả nhiên, phần 2 của tập nghị định nầy là danh sách các chuẩn úy tốt nghiệp từ Đồng Đế. Vì sơ sót, nhân viên phần hành Phòng Tổng Quản Trị chỉ sao, phổ biến danh sách được thăng cấp ở phần 1, tức thành phần tốt nghiệp từ Trường Bộ Binh Thủ Đức, tưởng rằng chỉ có bao nhiêu đó là hết, báo hại nhóm 8 chuẩn úy 2/68 Đồng Đế của Tiểu Khu Kiến Hòa phải một tháng rưỡi sau mới được đeo lon Thiếu Úy, cũng là một kỷ niệm khó quên.
Lời kết
Năm 1982, lúc bị chuyển về trại giam Xuân Lộc Z30A, phân trại C, nghe nói tôi xuất thân khóa 2/68 Đồng Đế Nha Trang, một vị Thiếu Tá tên P.N.Th. ở cùng buồng cho tôi biết lúc xảy ra biến cố khóa 2/68 hồi cuối giai đoạn 1 ở Quang Trung, ông ấy là Thiếu Úy đang làm việc ở Cục An Ninh Quân Đội, được cử đến để điều tra sự vụ. Thiếu Tá Th. cho biết rằng, Tổng cục Quân Huấn nhận được văn thư từ Bộ Tổng Tham mưu, vì nhu cầu đào tạo sĩ quan trừ bị gia tăng nên từ nay song song với Trường Bộ Binh Thủ Đức, sẽ có phân nửa được huấn luyện ở Đồng Đế. Văn thư viết không rõ ràng sao đó khiến các giới chức ở Tổng Cục Quân Huấn hiểu lầm là phải đánh rớt 50% cho theo học khóa hạ sĩ quan. Tôi thấy điều Thiếu Tá Th. nói có vẻ không hợp lý. Khi gặp một văn thư tối nghĩa, các giới chức ở TCQH phải hỏi lại Bộ TTM cho rõ ràng trước khi thi hành, chứ sao lại làm sai như vậy. Hơn nữa, khi phổ biến kế hoạch đến các quân trường, trung tâm huấn luyện, TCQH cũng phải có bản sao gửi về Bộ TTM để "kính tường", Bộ TTM thấy sai sao không điều chỉnh ngay? Dù sao thì chuyện khóa 2/68 lúc đầu có phân nửa bị đánh rớt để theo học khóa HSQ, sau đó lại được điều chỉnh cho học khóa SQ đối với tôi vẫn còn là một nghi vấn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Việc bị đánh rớt nầy là có thật, vì trong bản Tướng Mạo Quân Vụ do Phòng Tổng Quản Trị, TK. Kiến Hòa cấp cho tôi vào năm 1972 – hiện tôi còn giữ bản sao - có ghi rõ:
“ 01-07-1968/ rot phan can ban quan su duoc thuyen chuyen đen Truong HSQ do LTC so 293/PNV/KS/I ngay 29-06-1968.”
“Duoc chuyen tiep thu huan giai doan 2 khoa 2/68 DBSQ/TB do bang dinh chinh so 327/PNV/KS/I ngay 18-07-1968 cua Trung Tam Huan Luyen Quang Trung.”
“22-07-1968/ Theo hoc khoa 2/68 SVSQ/TB khoa hoc khai giang ngay 22-07-1968”
Các bạn đồng môn thụ huấn ở Đồng Đế năm 1968 có thể biết chuyện nầy, nhưng các bạn ở các khóa sau chắc không nghe nói đến bao giờ. Tôi xin đưa vấn đề nầy ra để cùng chia sẻ với các bạn, cũng nhân bài viết nầy, được nghe các vị Niên Trưởng, Huynh Trưởng lúc đó là cán bộ ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, Trường Hạ Sĩ Quan QL/VNCH, hoặc các vị ở Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Quân Huấn lên tiếng, giúp giải tỏa thắc mắc chung cho số anh em khóa 2/68 SQTB Đồng Đế.
Đã 39 năm kể từ ngày chúng tôi rời Trường Đồng Đế vào tháng 11 năm 1968. Những người bạn cùng khóa ngày xưa ai còn ai mất, ai còn kẹt lại Việt Nam, ai đã đến được những bến bờ tự do? Tình cảnh của chúng ta hiện nay không có điều kiện để trả lời câu vừa hỏi. Những người lính trẻ 39 năm về trước, nếu còn sống, đến bây giờ thì tóc đã bạc hơn nửa mái đầu. Còn nhớ đến trường xưa, còn nhớ đến đơn vị cũ, đến những bạn đồng đội, đến những người đã hy sinh một phần thân thể, hay đến những người đã nằm xuống vì chiến đấu để bảo vệ tự do cho miền Nam, thì hẳn chúng ta còn canh cánh bên lòng nhiệm vụ chưa làm tròn của người lính Việt Nam Cộng Hòa. Nỗi niềm nầy rồi sẽ phôi pha theo những tháng năm còn lại của cuộc đời?
Chú thích:
1. Một người bạn xuất thân khóa 8/68 cho tôi biết sau hiệp định Paris 1973, thì Đồng Đế ngưng huấn luyện Sĩ Quan Trừ Bị. Gần đây, qua trang Web của Đồng Đế, tôi được biết có khóa 5B/73. Đây có phải là khóa SQTB cuối cùng của trường Đồng Đế, hay vẫn còn vài khóa nữa? Vị nào biết rõ, xin làm sáng tỏ.
2. Phước học giai đoạn 2 ở Trường Bộ Binh Thủ Đức, về Sư Đoàn 22, khoảng không đầy một năm thì hy sinh ngoài chiến trường.
3. Trong web Dong De, tôi thấy ghi là Lê Văn Nhật. Các bạn học ở Đồng Đế năm 1968 thì xác nhận là Nhựt. Xin được phối kiểm.
4. Khi về đơn vị, chúng tôi mới biết rằng lực lượng ĐPQ. còn thiếu rất nhiều sĩ quan. Điển hình là tại Tiểu Khu Kiến Hòa, các đại đội ĐPQ. đa số là đại đội biệt lập, mỗi đại đội chỉ có 2 hoặc 3 sĩ quan. Phần nhiều các Trung Đội Trưởng do các Hạ Sĩ Quan thâm niên nắm giữ. Từ đầu năm 1969 về sau, nhờ được bổ sung bởi số lượng SQTB xuất thân từ Trường Bộ Binh Thủ Đức và Trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang, lực lượng ĐPQ. có được lớp sĩ quan trẻ, trong số đó có nhiều vị có tài cầm quân, đánh nhiều trận rất ngoạn mục, được thăng cấp nhanh không thua kém các binh chủng thiện chiến khác như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân v.v...Như tôi được biết, ở Tiểu Khu Kiến Hòa, vào năm 1974 có một vị Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng xuất thân khóa 5/68. Ở Tiểu Khu Vĩnh Bình, vào năm 1975 có một vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng xuất thân khóa 9/68. Có thể còn nhiều vị khác có rất nhiều chiến công mà tôi chưa được biết.

Friday, November 2, 2007

Nhung Nguoi Ban Da Nam Xuong Tren Que Huong

Những người bạn đả mất
Minh Vủ K10B/72

Hôm nay, ghi lại những dòng chữ nầy để tưỡng nhớ đến các bạn, những người trai đả dâng trọn tuổi thanh xuân của mình vì đại nghỉa, để góp phần bảo vệ sự sống còn cho miền Nam tự do chống lại cuồng vọng xâm lăng của Cộng sản .Các bạn đả vỉnh viển ở lại “Vùng đất cuối “ của quê hương yêu dấu, để laị trong lòng những người thân yêu, bạn bè niềm thương nhớ không nguôi .

Cố Thiếu úy Tô khánh Ðức (ÐÐ 764/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha trang)
Ðại đội phó Ðại đôi 3, Tiểu đòan 487/ÐPQ Tiểu khu Bạc Liêu, tử trận tháng
tháng 6/74 trong cuộc hành quân thuộc địa phận quận Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu .

Cố Thiếu úy Từ lam Sơn (ÐÐ 765/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha trang)
Trung đội trưởng, Tiểu đoàn 411/ÐPQ Tiểu khu Bạc Liêu, tử trận tháng 11/73
tại Cà mau .

Cố Thiếu úy Nguyển văn Mảnh (ÐÐ 765/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha Trang)
Trung đội trưởng, thuộc Tiểu đòan 487/ÐPQ Tiểu khu Bạc Liêu
Hy sinh trong cuộc hành quân ở gần cửa Mỷ Thanh, quận Hòa Tú ,tỉnh Sóc Trăng
tháng 5/74 .

Cố Trung úy Trương duy Sơn (ÐÐ764/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha Trang ?)
Ðại đội trưởng Ðại đội 3, Tiểu đoàn 488/ÐPQ, Tiểu khu Bạc Liêu
Ngày 28/4/75, Sơn đả chỉ huy Ðại đội đánh nhau với VC đến viên đạn cuối cùng
và đả hy sinh .

….và còn nhiều những bạn khác xuất thân từ cùng quân tường Ðồng Ðế đả hy sinh mà tôi không nhớ rỏ tên .

Sau khi nhận Sự vụ lệnh về trình diện đơn vị thuộc Tiểu khu Bạc Liêu, chúng tôi một nhóm 6 tân Chuẩn úy, (Tô khánh Ðức, Từ lam Sơn, Trương duy Sơn, Nguyện văn Dủ, Nguyển văn Mảnh và tôi) quân phục còn vương mùi quân trường, chưa thắm chút bụi đường chinh chiến gặp nhau tại vùng đất xa lạ “Bạc Liêu nắng bụi mưa bùn” gần cuối dảy đất quê hương yêu dấu.. Trong thời gian còn chờ bổ nhậm đi đơn vị, ngày nào củng tập hợp rủ nhau ..tác chiến trong thành phố ! Sáng sáng đi “hành quân” ở các quán café dọc theo phố chợ, trưa thì hành quân nơi các quán bán cơm bình dân, tối thì hành quân nơi vùng có đặt các xe bánh sinh tố …, hoặc vào các quán nhậu kéo vài chai 33, ngồi nói chuyện trời trăng mây nước với nhau.., rồi kéo nhau đi tìm ..” đặc sản” địa phương thử cho biết .
Thị xả Bạc Liêu chỉ có 2 con đường chính được nhiều người biết đến, một tên đường Trương vỉnh Ký, là phố xá có những cửa hàng buôn bán mà chủ nhân đa số là người Việt lai Tàu (Triều Châu), bởi vậy mới có câu vè :
“Bạc Liêu là xứ quê mùa
Dưới sông cá Trốt, trên bờ Triều Châu”
Sông nước Bạc Liêu lơ lớ pha trộn giửa nước biển tràn vào và nước ngọt có phèn từ các đồng ruộng chảy ra mang đậm bùn sình phù sa, thích hợp cho loại các Trốt và cá Kèo chọn làm vùng đất hứa, cá đực cá cái hò hẹn rủ nhau xây tổ uyên ương, dựng túp liều lý tưởng sinh con đẻ cái đầy đàng . Ðể giải quyết nạn “nhân mản” của các loại cá nầy, dân địa phương đả nghỉ ra món “cá Trốt kho tiêu” và “cá Kèo kho xả ớt”, rất hấp dẩn ăn với cơm .
Còn con đường kia tên đại lộ Hòa Bình, là đường dẩn vào Thị xả nối liền với liên tỉnh lộ và Quốc lộ 4 đi Cà mau và chạy dài qua cầu cầu bắt ngang sông Bạc Liêu ra tới biển, nơi đặt BCH Tiểu khu và một số cơ quan hành chánh của Tỉnh. Một số các con đường khác nhỏ hẹp hơn là khu dân cư không được tu sửa cho tới nơi tới chốn, mặt đường loang lổ, đất cát hổn độn nắng thì bụi bặm, mưa thì bùn sình trơn trợt .
Thị xả Bạc Liêu có nhiều nhà hàng ăn uống và quán nhậu .Dân Bạc Liêu chiếm giải nhì trên tòan quốc về số lượng beer tiêu thụ hàng năm, đứng đầu là dân tỉnh Kiên Giang-Rạch Giá . Ở đây gì gì củng nhậu…Ðám cưới, đám giổ, vợ đẻ, đám đầy tháng nhậu thì củng phải, vì là tiệc vui, đằng nầy đám ma củng nhậu, vợ hư thai củng nhậu .., mà bị Ðào đá hay vợ chết lại còn nhậu dử hơn ..! không biết vì buồn hay vì …mừng . Dân Bạc Liêu tính tình hiền hòa chất phát, rất hiếu khách và văn nghệ nghêu ngao, đàn ca tài tử qua những bài ca, câu hát vọng cổ lai láng tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa . Ông Sáu Lầu, ông Tổ của nghành Vọng cổ là người xứ sở ở đây .Bạc Liêu còn là một địa danh được nhiều người biết đến qua những câu chuyện huyền thoại ngắn dài của một thời “Công tử Bạc Liêu”, tiền rừng bạc biển, ăn chơi hào phóng .
Sau gần hơn một tuần lể rong chơi thăm dân cho biết sự tình, chúng tôi trở lại trình diện Phòng 1 Tiểu khu và nhận Sự vụ lệnh ra Tiểu đoàn .
Trương duy Sơn đi TÐ 488, Từ lam Sơn đi TÐ 411, Tô khánh Ðức, Nguyển văn Dủ, Nguyển văn Mảnh và tôi đi TÐ 487 . Chia tay nhau kể từ bửa đó, mổi người đi mổi ngà, chúng tôi chính thức bước vào cuộc chiến ,ít có dịp gặp lại …
Riêng Từ lam Sơn thì bịnh rịnh phải từ giả người yêu .Cuộc tình chớp nhoáng của cô gái xứ Bạc Liêu với anh chuẩn úy mới ra trường Từ lam Sơn sau mấy bửa đi uống sinh tố tưởng là yêu đường văn nghệ mà hóa ra sự thật .Nàng đả đổ ra cả lít nước mắt lúc tiển chàng ra biên ải…, nếu như mang để trên bàn cân …củng nặng ký lắm! Chàng lính đa tình Từ lam Sơn củng bước.. từng bước từng âm thầm mà nghe nặng triểu không phải vì chiếc ba lô đeo trên vai, mà vì mối tình nặng ký đang mang trong lòng .Từ lam Sơn hứa hẹn lần về phép đầu tiên sẻ về Sàigòn dẩn cha mẹ xuống Bạc Liêu làm lể đính hôn với người yêu . Nhưng Sơn đả không giử tròn lời hứa với người yêu ..! Sơn đả trở về nằm trong “hòm gổ cài hoa”, khiến cho tan nát cỏi lòng người con gái xứ Bạc, chưa thành thân mà đả thành cô phụ . Chuẩn úy Từ lam Sơn đả lên Cố Thiếu úy trước bạn bè !
Nguyển văn Dũ nét mặt lầm lì trông ..”ngầu” , đặc biệt là nốc rượu đế ngọt sớt và thỉnh thoảng xài tiếng “Ðức” nghe nhuyển nhừ …, cho nên sau khi trình diện BCH/TÐ được Tiểu đoàn trưởng đưa xuống đại đội cho nắm Trung đội trưởng liền, kế đến là Nguyển văn Mảnh, ai tới đâu Mảnh củng theo tới đó ..,còn tôi với Tô khánh Ðức mổi thằng chỉ thử có nửa ly rượu đế (ly uống café đá), phút chốc đả lăn ra ngủ khò chả biết trời đất chi hết và còn hơi …ngại miệng sổ tiếng Ðức với lính tráng, cho nên được Tiểu đoàn trưởng cho đi theo BCH/TÐ để ..học nghề, học nói thêm trước khi cho xuống núi . Ông Tiểu đoàn trưởng phán cho 2 thằng một câu : “Lính tác chiến phải biết uống rượu, phải chưởi thề .., không biết uống rượu, không chưởi thề thì làm sao mà nắm quân được .”
TÐT cấp cho một thằng em lính quảy ba lô đi theo “hầu hạ” cơm nước cho 2 ông tân quan . Anh lính nầy còn trẻ tuổi, tháo vác lanh lẹ vô cùng, mổi lần dừng quân tìm được gà, vịt, chim, cá là anh trổ tài biến hóa chỉ trong chốc lác là 2 ông quan “sửa” có thức ăn khai vị lai rai . Chẳng hạn như có được một con gà hay con vịt, anh nhổ lông liền tù tì ngay giửa cái ức chạy dài xuống bụng, mổ lấy bộ lòng xào trước dọn ra .Trong khi tôi với Ðức nhâm nhi đầu lòng thì anh lui cui vo gạo, bắt nồi cơm lên bếp, làm sạch lông còn lại và chặt thịt nấu món khác.
Nhớ lại những ngày tháng làm lính mới thấy nó dể thương làm sao . Ði hành quân lội bộ cả ngày, đi xuyên qua những cách đồng, những khu rừng mắm loáng nước mệt muốn …bá thở, lại còn sợ đỉa đeo, tôi với Tô khánh Ðức không lo nhìn trước sau đề phòng VC phục kích mà 2 đứa cứ lo bị đỉa đeo .Tối dừng quân tôi với Ðức tìm cây tấn chung quanh làm cái khung giường ngủ, đoạn trải tấm nylon xuống mặt đất, vì mặt đất lép xép nước , xong mới tìm chổ giăng mùng (mắc màn) vì muổi quá dử, lại đánh hơi “của lạ” cho nên kéo cả làng đến vây quanh . Ðả cái là khi ngả lưng trên mặt đẩt ẩm ướt mát rượi như là ngủ trong phòng có gắng máy lạnh . Sáng dậy sớm , sau khi dằn bụng vài chén cơm với cá kho, có khi với nước mắm bỏ vào một trái ớt dằm ra thật cay …,xong ra hè nhà cho vào bao từ thêm vài gáo nước lu lạnh ngắt nửa là sẳn sàng ..mở máy chạy cả ngày .

“Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em rời phố chợ đôi ngày Qua miền xa mà nghe rừng thiêng gọi lá Tiếng nỉ tiếng non khi chiến trường nằm im thở khói Đứa bé nhìn cha đang chờ giặc dưới giao thông hào Tìm về xa xôi em sẽ thương những vùng đất lở sông bồi Bạn bè em giờ đây người sương người gió Chí cả trót mang nên chẳng cần về thăm trường cũ Có đứa từ lâu nay vẫn còn đi biệt chưa về Quê hương đâu nắng hạ cũng buồn Nước sông ngăn đôi sơn hà còn gì em còn gì đâu Mùa hạ qua mau đi nữa đi anh trên con đường quê hương mịt mùng Thương những chiều nắng dọi bờ sông Mùa hè năm nay anh sẽ ru em tròn giấc ngủ trên ngàn Em nằm mê mà nghe niềm tâm sự réo Trăm họ ước mơ mơ mái nhà chiều khói lửa ấm Lứa tuổi tròn hai mươi tìm lại những đêm ân tình Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em vòng khắp cả hý trường Nghe người ca bài ca lời thương lời nhớ Chén tiễn chén đưa cho rã rời một đêm hẹn ước Rước áo tìm vui nơi chiến trường có bạn có thù Thương em đi gót nhẹ chân mềm Bước trên quê hương điêu tàn Lặng nhìn em bồi hồi thêm Dù hạ qua mau anh vẫn đưa em cuối con đường quê hương bùn mềm Thương những người giết giặc ngày đêm ….”

Tôi với Ðức những ngày không đi hành quân, ra ngồi trên lô cốt của một căn cứ đóng quân cạnh một bờ sông Gành hào nhìn nước chảy cuồng cuộn , mở chiếc radio nhỏ nghe bản nhạc “Ðưa em vào Hạ” của nhạc sỉ Trầm tử Thiêng mà lòng buồn rưng rưng. Bản nhạc nầy tôi đả nhiều lần được nghe lúc còn ở thành phố, nhưng chưa có lúc nào mà tôi cảm thấy xúc động, thấm thía và hợp với tâm trạng, hoàn cảnh của tôi lúc nầy. Nay tôi đang ở “cuối con đường quê hương bùn mền”, tôi mới thấy ..”thương những người giết giặc ngày đêm”, những người chiến sỉ năm tháng dầm mình chốn bùn sình lầy lội, với những cánh rừng mắm bao bọc xanh thẳm một màu xanh của lá mà tôi đang hiện diện chia sẻ với họ. Chắc hẳn các người Lính ở đây và các bạn của tôi củng có cùng tâm trạng như tôi,
“Trăm họ ước mơ mơ mái nhà chiều khói lửa ấm Lứa tuổi tròn hai mươi tìm lại những đêm ân tình “…..
mơ ước có được một ngày tàn chinh chiến được trở về với mái ấm gia đình, bên cạnh những người thân thương của mình .
Từ lúc tôi, Ðức, Dủ và Mảnh được bổ xung ra đại đội, 4 đứa ít có dịp gặp nhau trừ những lúc hành quân, vì Tiểu đoàn chia các đại đội đóng rải rác trong khu vực phạm vi trách nhiệm . Một thời gian sau, tôi được trở về BCH/TÐ làm sỉ quan phụ tá hành quân .
Tô khánh Ðức hy sinh trong một cuộc hành quân thuộc địa phận quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu .Hôm đó đại đội phó Tô khánh Ðức thay đại đội trưởng dẩn đại đội đi hành quân, người lính đi trước dẩm phải lựu đạn gài của VC, lựu đạn nổ văng miểng phang vô màn tang, Ðức chết liền tại chổ . Tôi là người bạn K10B/72 độc nhất đến được để đưa tiển Ðức đến nơi an nghỉ cuối cùng, được ném một nấm đất khô và một cành hoa thương tiếc lên quan tài của Ðức . Xong rồi một đời trai ngắn ngủi , bao nhiêu ước vọng chưa thành Tô khánh Ðức đả tức tưởi mang theo mình xuống huyệt lạnh . Chỉ có những giọt nước mắt của cha mẹ, anh em, bạn bè và chiến hửu thương tiếc . Có lần Ðức tâm sự với tôi có để ý thương một cô gái, nhưng chưa dám thổ lộ vì cuộc đời lính ngày đây mai đó ..., cho nên chỉ yêu để mà yêu thôi .
Nguyển văn Mảnh hy sinh trong cuộc hành quân ở gần cửa Mỷ Thanh, quận Hòa Tú ,tỉnh Sóc Trăng tháng 5/74 . Gia đình của Mảnh từ Sàigòn xuống đưa quan tài của Mảnh về lại Sàigon .Củng giống như Từ lam Sơn, cố thiếu úy Nguyển văn Mảnh đả trở về thành phố thân yêu nằm trong “hòm gổ cài hoa” . Tôi không có mặt để đưa đưa tiển Mảnh lần cuối.
Tôi được đổi về một đơn vị không tác chiến ở ngoại ô thị xả sau tháng 2/75.
Những ngày đất nước thoi thớp thở ra khói, tình hình căng thẳng, các đơn vị ứng chiến 100%, lúc nào súng đạn củng sẳn sàng gần cuối tháng 4/75 .Trên đường tôi đi đến chổ làm việc hằng ngày đi ngang qua Nhà Vỉnh Biệt, chổ để xác các người lính chết trận chờ thân nhân ở xa tới nhận xác mang đi an táng . Tôi để ý thấy một quan tài phủ lá quốc kỳ VN , một mình quạnh quẻ chưa có thân nhân đến nhận, vì lúc đó tình hình căng thẳng, đường xá cầu cống bị ngăn trở . Tò mò tôi vào hỏi thăm mới biết được người nằm trong quan tài phủ lá quốc kỳ là Cố trung úy Trương duy Sơn, đại đội trưởng đại đội 3, TÐ 488 . Tiểu đoàn của Sơn trách nhiệm áng ngử vòng đai của thị xả . Ðại đội trưởng Trương duy Sơn đả chỉ huy đại đội chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và đả hy sinh trong giờ phút cuối cùng của cuộc chiến, ngày 28/4/75 .
Một nén hương cho bạn Trương duy Sơn . Trong giờ phút loạn lạc, người đi kẻ ở, cầu mong hương hồn của bạn được vào cỏi bình yên . Ở nơi đó …có lẻ bạn sẻ gặp lại Tô khánh Ðức, Nguyển văn Mảnh và Từ Lam Sơn .

Nhung Nguoi Ban Da Nam Xuong Tren Que Huong

Những người bạn đả mất
Minh Vủ K10B/72

Hôm nay, ghi lại những dòng chữ nầy để tưỡng nhớ đến các bạn, những người trai đả dâng trọn tuổi thanh xuân của mình vì đại nghỉa, để góp phần bảo vệ sự sống còn cho miền Nam tự do chống lại cuồng vọng xâm lăng của Cộng sản .Các bạn đả vỉnh viển ở lại “Vùng đất cuối “ của quê hương yêu dấu, để laị trong lòng những người thân yêu, bạn bè niềm thương nhớ không nguôi .

Cố Thiếu úy Tô khánh Ðức (ÐÐ 764/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha trang)
Ðại đội phó Ðại đôi 3, Tiểu đòan 487/ÐPQ Tiểu khu Bạc Liêu, tử trận tháng
tháng 6/74 trong cuộc hành quân thuộc địa phận quận Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu .

Cố Thiếu úy Từ lam Sơn (ÐÐ 765/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha trang)
Trung đội trưởng, Tiểu đoàn 411/ÐPQ Tiểu khu Bạc Liêu, tử trận tháng 11/73
tại Cà mau .

Cố Thiếu úy Nguyển văn Mảnh (ÐÐ 765/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha Trang)
Trung đội trưởng, thuộc Tiểu đòan 487/ÐPQ Tiểu khu Bạc Liêu
Hy sinh trong cuộc hành quân ở gần cửa Mỷ Thanh, quận Hòa Tú ,tỉnh Sóc Trăng
tháng 5/74 .

Cố Trung úy Trương duy Sơn (ÐÐ764/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha Trang ?)
Ðại đội trưởng Ðại đội 3, Tiểu đoàn 488/ÐPQ, Tiểu khu Bạc Liêu
Ngày 28/4/75, Sơn đả chỉ huy Ðại đội đánh nhau với VC đến viên đạn cuối cùng
và đả hy sinh .

….và còn nhiều những bạn khác xuất thân từ cùng quân tường Ðồng Ðế đả hy sinh mà tôi không nhớ rỏ tên .

Sau khi nhận Sự vụ lệnh về trình diện đơn vị thuộc Tiểu khu Bạc Liêu, chúng tôi một nhóm 6 tân Chuẩn úy, (Tô khánh Ðức, Từ lam Sơn, Trương duy Sơn, Nguyện văn Dủ, Nguyển văn Mảnh và tôi) quân phục còn vương mùi quân trường, chưa thắm chút bụi đường chinh chiến gặp nhau tại vùng đất xa lạ “Bạc Liêu nắng bụi mưa bùn” gần cuối dảy đất quê hương yêu dấu.. Trong thời gian còn chờ bổ nhậm đi đơn vị, ngày nào củng tập hợp rủ nhau ..tác chiến trong thành phố ! Sáng sáng đi “hành quân” ở các quán café dọc theo phố chợ, trưa thì hành quân nơi các quán bán cơm bình dân, tối thì hành quân nơi vùng có đặt các xe bánh sinh tố …, hoặc vào các quán nhậu kéo vài chai 33, ngồi nói chuyện trời trăng mây nước với nhau.., rồi kéo nhau đi tìm ..” đặc sản” địa phương thử cho biết .
Thị xả Bạc Liêu chỉ có 2 con đường chính được nhiều người biết đến, một tên đường Trương vỉnh Ký, là phố xá có những cửa hàng buôn bán mà chủ nhân đa số là người Việt lai Tàu (Triều Châu), bởi vậy mới có câu vè :
“Bạc Liêu là xứ quê mùa
Dưới sông cá Trốt, trên bờ Triều Châu”
Sông nước Bạc Liêu lơ lớ pha trộn giửa nước biển tràn vào và nước ngọt có phèn từ các đồng ruộng chảy ra mang đậm bùn sình phù sa, thích hợp cho loại các Trốt và cá Kèo chọn làm vùng đất hứa, cá đực cá cái hò hẹn rủ nhau xây tổ uyên ương, dựng túp liều lý tưởng sinh con đẻ cái đầy đàng . Ðể giải quyết nạn “nhân mản” của các loại cá nầy, dân địa phương đả nghỉ ra món “cá Trốt kho tiêu” và “cá Kèo kho xả ớt”, rất hấp dẩn ăn với cơm .
Còn con đường kia tên đại lộ Hòa Bình, là đường dẩn vào Thị xả nối liền với liên tỉnh lộ và Quốc lộ 4 đi Cà mau và chạy dài qua cầu cầu bắt ngang sông Bạc Liêu ra tới biển, nơi đặt BCH Tiểu khu và một số cơ quan hành chánh của Tỉnh. Một số các con đường khác nhỏ hẹp hơn là khu dân cư không được tu sửa cho tới nơi tới chốn, mặt đường loang lổ, đất cát hổn độn nắng thì bụi bặm, mưa thì bùn sình trơn trợt .
Thị xả Bạc Liêu có nhiều nhà hàng ăn uống và quán nhậu .Dân Bạc Liêu chiếm giải nhì trên tòan quốc về số lượng beer tiêu thụ hàng năm, đứng đầu là dân tỉnh Kiên Giang-Rạch Giá . Ở đây gì gì củng nhậu…Ðám cưới, đám giổ, vợ đẻ, đám đầy tháng nhậu thì củng phải, vì là tiệc vui, đằng nầy đám ma củng nhậu, vợ hư thai củng nhậu .., mà bị Ðào đá hay vợ chết lại còn nhậu dử hơn ..! không biết vì buồn hay vì …mừng . Dân Bạc Liêu tính tình hiền hòa chất phát, rất hiếu khách và văn nghệ nghêu ngao, đàn ca tài tử qua những bài ca, câu hát vọng cổ lai láng tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa . Ông Sáu Lầu, ông Tổ của nghành Vọng cổ là người xứ sở ở đây .Bạc Liêu còn là một địa danh được nhiều người biết đến qua những câu chuyện huyền thoại ngắn dài của một thời “Công tử Bạc Liêu”, tiền rừng bạc biển, ăn chơi hào phóng .
Sau gần hơn một tuần lể rong chơi thăm dân cho biết sự tình, chúng tôi trở lại trình diện Phòng 1 Tiểu khu và nhận Sự vụ lệnh ra Tiểu đoàn .
Trương duy Sơn đi TÐ 488, Từ lam Sơn đi TÐ 411, Tô khánh Ðức, Nguyển văn Dủ, Nguyển văn Mảnh và tôi đi TÐ 487 . Chia tay nhau kể từ bửa đó, mổi người đi mổi ngà, chúng tôi chính thức bước vào cuộc chiến ,ít có dịp gặp lại …
Riêng Từ lam Sơn thì bịnh rịnh phải từ giả người yêu .Cuộc tình chớp nhoáng của cô gái xứ Bạc Liêu với anh chuẩn úy mới ra trường Từ lam Sơn sau mấy bửa đi uống sinh tố tưởng là yêu đường văn nghệ mà hóa ra sự thật .Nàng đả đổ ra cả lít nước mắt lúc tiển chàng ra biên ải…, nếu như mang để trên bàn cân …củng nặng ký lắm! Chàng lính đa tình Từ lam Sơn củng bước.. từng bước từng âm thầm mà nghe nặng triểu không phải vì chiếc ba lô đeo trên vai, mà vì mối tình nặng ký đang mang trong lòng .Từ lam Sơn hứa hẹn lần về phép đầu tiên sẻ về Sàigòn dẩn cha mẹ xuống Bạc Liêu làm lể đính hôn với người yêu . Nhưng Sơn đả không giử tròn lời hứa với người yêu ..! Sơn đả trở về nằm trong “hòm gổ cài hoa”, khiến cho tan nát cỏi lòng người con gái xứ Bạc, chưa thành thân mà đả thành cô phụ . Chuẩn úy Từ lam Sơn đả lên Cố Thiếu úy trước bạn bè !
Nguyển văn Dũ nét mặt lầm lì trông ..”ngầu” , đặc biệt là nốc rượu đế ngọt sớt và thỉnh thoảng xài tiếng “Ðức” nghe nhuyển nhừ …, cho nên sau khi trình diện BCH/TÐ được Tiểu đoàn trưởng đưa xuống đại đội cho nắm Trung đội trưởng liền, kế đến là Nguyển văn Mảnh, ai tới đâu Mảnh củng theo tới đó ..,còn tôi với Tô khánh Ðức mổi thằng chỉ thử có nửa ly rượu đế (ly uống café đá), phút chốc đả lăn ra ngủ khò chả biết trời đất chi hết và còn hơi …ngại miệng sổ tiếng Ðức với lính tráng, cho nên được Tiểu đoàn trưởng cho đi theo BCH/TÐ để ..học nghề, học nói thêm trước khi cho xuống núi . Ông Tiểu đoàn trưởng phán cho 2 thằng một câu : “Lính tác chiến phải biết uống rượu, phải chưởi thề .., không biết uống rượu, không chưởi thề thì làm sao mà nắm quân được .”
TÐT cấp cho một thằng em lính quảy ba lô đi theo “hầu hạ” cơm nước cho 2 ông tân quan . Anh lính nầy còn trẻ tuổi, tháo vác lanh lẹ vô cùng, mổi lần dừng quân tìm được gà, vịt, chim, cá là anh trổ tài biến hóa chỉ trong chốc lác là 2 ông quan “sửa” có thức ăn khai vị lai rai . Chẳng hạn như có được một con gà hay con vịt, anh nhổ lông liền tù tì ngay giửa cái ức chạy dài xuống bụng, mổ lấy bộ lòng xào trước dọn ra .Trong khi tôi với Ðức nhâm nhi đầu lòng thì anh lui cui vo gạo, bắt nồi cơm lên bếp, làm sạch lông còn lại và chặt thịt nấu món khác.
Nhớ lại những ngày tháng làm lính mới thấy nó dể thương làm sao . Ði hành quân lội bộ cả ngày, đi xuyên qua những cách đồng, những khu rừng mắm loáng nước mệt muốn …bá thở, lại còn sợ đỉa đeo, tôi với Tô khánh Ðức không lo nhìn trước sau đề phòng VC phục kích mà 2 đứa cứ lo bị đỉa đeo .Tối dừng quân tôi với Ðức tìm cây tấn chung quanh làm cái khung giường ngủ, đoạn trải tấm nylon xuống mặt đất, vì mặt đất lép xép nước , xong mới tìm chổ giăng mùng (mắc màn) vì muổi quá dử, lại đánh hơi “của lạ” cho nên kéo cả làng đến vây quanh . Ðả cái là khi ngả lưng trên mặt đẩt ẩm ướt mát rượi như là ngủ trong phòng có gắng máy lạnh . Sáng dậy sớm , sau khi dằn bụng vài chén cơm với cá kho, có khi với nước mắm bỏ vào một trái ớt dằm ra thật cay …,xong ra hè nhà cho vào bao từ thêm vài gáo nước lu lạnh ngắt nửa là sẳn sàng ..mở máy chạy cả ngày .

“Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em rời phố chợ đôi ngày Qua miền xa mà nghe rừng thiêng gọi lá Tiếng nỉ tiếng non khi chiến trường nằm im thở khói Đứa bé nhìn cha đang chờ giặc dưới giao thông hào Tìm về xa xôi em sẽ thương những vùng đất lở sông bồi Bạn bè em giờ đây người sương người gió Chí cả trót mang nên chẳng cần về thăm trường cũ Có đứa từ lâu nay vẫn còn đi biệt chưa về Quê hương đâu nắng hạ cũng buồn Nước sông ngăn đôi sơn hà còn gì em còn gì đâu Mùa hạ qua mau đi nữa đi anh trên con đường quê hương mịt mùng Thương những chiều nắng dọi bờ sông Mùa hè năm nay anh sẽ ru em tròn giấc ngủ trên ngàn Em nằm mê mà nghe niềm tâm sự réo Trăm họ ước mơ mơ mái nhà chiều khói lửa ấm Lứa tuổi tròn hai mươi tìm lại những đêm ân tình Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em vòng khắp cả hý trường Nghe người ca bài ca lời thương lời nhớ Chén tiễn chén đưa cho rã rời một đêm hẹn ước Rước áo tìm vui nơi chiến trường có bạn có thù Thương em đi gót nhẹ chân mềm Bước trên quê hương điêu tàn Lặng nhìn em bồi hồi thêm Dù hạ qua mau anh vẫn đưa em cuối con đường quê hương bùn mềm Thương những người giết giặc ngày đêm ….”

Tôi với Ðức những ngày không đi hành quân, ra ngồi trên lô cốt của một căn cứ đóng quân cạnh một bờ sông Gành hào nhìn nước chảy cuồng cuộn , mở chiếc radio nhỏ nghe bản nhạc “Ðưa em vào Hạ” của nhạc sỉ Trầm tử Thiêng mà lòng buồn rưng rưng. Bản nhạc nầy tôi đả nhiều lần được nghe lúc còn ở thành phố, nhưng chưa có lúc nào mà tôi cảm thấy xúc động, thấm thía và hợp với tâm trạng, hoàn cảnh của tôi lúc nầy. Nay tôi đang ở “cuối con đường quê hương bùn mền”, tôi mới thấy ..”thương những người giết giặc ngày đêm”, những người chiến sỉ năm tháng dầm mình chốn bùn sình lầy lội, với những cánh rừng mắm bao bọc xanh thẳm một màu xanh của lá mà tôi đang hiện diện chia sẻ với họ. Chắc hẳn các người Lính ở đây và các bạn của tôi củng có cùng tâm trạng như tôi,
“Trăm họ ước mơ mơ mái nhà chiều khói lửa ấm Lứa tuổi tròn hai mươi tìm lại những đêm ân tình “…..
mơ ước có được một ngày tàn chinh chiến được trở về với mái ấm gia đình, bên cạnh những người thân thương của mình .
Từ lúc tôi, Ðức, Dủ và Mảnh được bổ xung ra đại đội, 4 đứa ít có dịp gặp nhau trừ những lúc hành quân, vì Tiểu đoàn chia các đại đội đóng rải rác trong khu vực phạm vi trách nhiệm . Một thời gian sau, tôi được trở về BCH/TÐ làm sỉ quan phụ tá hành quân .
Tô khánh Ðức hy sinh trong một cuộc hành quân thuộc địa phận quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu .Hôm đó đại đội phó Tô khánh Ðức thay đại đội trưởng dẩn đại đội đi hành quân, người lính đi trước dẩm phải lựu đạn gài của VC, lựu đạn nổ văng miểng phang vô màn tang, Ðức chết liền tại chổ . Tôi là người bạn K10B/72 độc nhất đến được để đưa tiển Ðức đến nơi an nghỉ cuối cùng, được ném một nấm đất khô và một cành hoa thương tiếc lên quan tài của Ðức . Xong rồi một đời trai ngắn ngủi , bao nhiêu ước vọng chưa thành Tô khánh Ðức đả tức tưởi mang theo mình xuống huyệt lạnh . Chỉ có những giọt nước mắt của cha mẹ, anh em, bạn bè và chiến hửu thương tiếc . Có lần Ðức tâm sự với tôi có để ý thương một cô gái, nhưng chưa dám thổ lộ vì cuộc đời lính ngày đây mai đó ..., cho nên chỉ yêu để mà yêu thôi .
Nguyển văn Mảnh hy sinh trong cuộc hành quân ở gần cửa Mỷ Thanh, quận Hòa Tú ,tỉnh Sóc Trăng tháng 5/74 . Gia đình của Mảnh từ Sàigòn xuống đưa quan tài của Mảnh về lại Sàigon .Củng giống như Từ lam Sơn, cố thiếu úy Nguyển văn Mảnh đả trở về thành phố thân yêu nằm trong “hòm gổ cài hoa” . Tôi không có mặt để đưa đưa tiển Mảnh lần cuối.
Tôi được đổi về một đơn vị không tác chiến ở ngoại ô thị xả sau tháng 2/75.
Những ngày đất nước thoi thớp thở ra khói, tình hình căng thẳng, các đơn vị ứng chiến 100%, lúc nào súng đạn củng sẳn sàng gần cuối tháng 4/75 .Trên đường tôi đi đến chổ làm việc hằng ngày đi ngang qua Nhà Vỉnh Biệt, chổ để xác các người lính chết trận chờ thân nhân ở xa tới nhận xác mang đi an táng . Tôi để ý thấy một quan tài phủ lá quốc kỳ VN , một mình quạnh quẻ chưa có thân nhân đến nhận, vì lúc đó tình hình căng thẳng, đường xá cầu cống bị ngăn trở . Tò mò tôi vào hỏi thăm mới biết được người nằm trong quan tài phủ lá quốc kỳ là Cố trung úy Trương duy Sơn, đại đội trưởng đại đội 3, TÐ 488 . Tiểu đoàn của Sơn trách nhiệm áng ngử vòng đai của thị xả . Ðại đội trưởng Trương duy Sơn đả chỉ huy đại đội chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và đả hy sinh trong giờ phút cuối cùng của cuộc chiến, ngày 28/4/75 .
Một nén hương cho bạn Trương duy Sơn . Trong giờ phút loạn lạc, người đi kẻ ở, cầu mong hương hồn của bạn được vào cỏi bình yên . Ở nơi đó …có lẻ bạn sẻ gặp lại Tô khánh Ðức, Nguyển văn Mảnh và Từ Lam Sơn .