Friday, August 29, 2008

Hai thế hệ một Quân Trường



Hai thế hệ một Quân Trường

33 năm sau cuộc chiến tranh dài và 53 năm sau ngày Quân Trường Đồng Đế Nha Trang thành lập, những cánh chim bay tỏa khắp các đơn vị từ ngày rời trường mẹ, đi khắp các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong hơn 20 năm . Những khóa sinh từ những ngày đầu tháng 3 năm 1955 và cùng những khóa sinh ra trường cuối cùng, tháng 4 năm 1975, đã gặp nhau trong Đại Hội Quân Trường Đồng Đế Nha Trang và cũng là Kỹ niệm 10 năm, ngày thành lập Hội Ái Hữu Quân Trường Đồng Đế. vào một ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 8 tại miền Nam California với truyền thống “Lấy tình nghĩa huynh đệ chí binh và lý tưỡng tự do làm kim chỉ nam”, từ khắp mọi tiểu bang và thành phố của Hoa Kỳ và tất cả đã về lại bên nhau nơì miền nam California nắng ấm, để gợi nhớ cái nắng nồng nhiệt đã chào đón các tân khóa sinh khi bước vào Cổng Quân Trường Đồng Đế, thành phố Nha Trang cát trắng và biễn mặn ngày nào.



Từ sáng sớm tất cả đã tề tựu tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ thuộc thành phố Westminster, tiểu bang California nơi mà mỗi năm lôi cuốn hàng triệu người khắp nơi trên thế giới, ghé qua để thăm viếng , bày tỏ lòng tri ân và ngưỡng mộ đến các anh hùng Việt Mỹ và đồng mình đã chiến đấu anh dũng và nằm xuống trên Chiến Trường Việt Nam, mang những thương tích lẫn những dấu vết chiến tranh về lại quê hương của họ.




Tất cả chỉnh tề, nghiêm trang trong những bộ Quân Phục của những đơn vị mà họ đã từng phục vụ, từ ngày giã từ Quân Trường Đồng Đế Nha Trang. Vòng Hoa Tữ Sĩ và những nén hương dâng lên cùng với giây phút để tưởng nhớ đến những Chiến Hữu và Đồng Môn đã vĩnh viễn nằm xuống trong lòng đất mẹ.
hình ảnh Quân Trường Đồng Đế cùng những hình ảnh các bạn cùng khóa những đứa còn sống rãi rác khắp nơi trên thế giới, đứa thì lầm than nơi quê nhà khi ẩn, khi hiện như những dãi mây trắng thoáng ngang qua bầu trời và những làn gió chợt bay qua khu vực Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ.

Những Khóa Sinh thuộc các khoá Hiện Dịch đầu tiên của Quân Trường, bây giờ tuổi đã ngoài 70, cùng với các Khóa Sinh cuối cùng của quân trường này, bây giờ tóc cũng đã ngã màu, cùng sát cánh bên nhau hướng về nơi chốn đầu đời “Xếp bút nghiêng theo việc đao binh”.

Đồng Đế đêm ngày nghe sóng vỗ
Dây Tử Thân không làm nhụt chí Nam Nhi .



Khởi đầu từ trường Biệt Đồng Đội, rồi đến huấn luyện Sĩ Quan và Hạ Sĩ Quan của Liên Đoàn 77 Lực Lượng Đặc Biệt và sau này trở thành Trường Hạ Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, các khóa B1, B2, khóa Đặc Biệt Hạ Sĩ Quan , Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, rồi các Khóa Sĩ Quan Hiện Dịch, huấn luyện căn bản quân sự cho Sinh Viên Sĩ Quan Hải và Không Quân, đến giữa năm 1967 với cường độ gia tăng của chiến tranh và nhu cầu đáp ứng cho chiến trường. Quân trường Đồng Đế nhận lãnh đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Từ Tháng 3 năm 1955 cho đến tháng 4 năm 1975 Quân trường Đồng Đế Nha Trang đã đào tạo trên 120,000 Hạ Sĩ Quan ưu tú , 1,800 Sĩ Quan Hiện Dịch, 12,000 Sĩ Quan Trừ Bị và hơn 20,000 khóa sinh tu nghiệp cho các đơn vị Biệt Động Quân, Lực Lượng Đặc Biệt , Sĩ Quan Cam Bốt và các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Những Chỉ Huy Trưởng như Thiếu Tá Lê Cầm, Đại Tá Trần Vĩnh Đắc, Đại Tá Nguyễn Thế Như, Trung Tá Đoàn Văn Quảng, Trung Tá Đặng Văn Sơn, Đại Tá Đổ Cao Trí, Đại Tá Nguyễn Văn Kiểm, Trung Tá Nguyễn Vĩnh Xuân, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Là, Đại Tá Lâm Quang Thơ, Đại Tá Phạm Văn Liễu, Đại Tá Lê Văn Nhật, Trung Tướng Linh Quang Viên, Chuẩn Tướng Võ Văn Cảnh, Trung Tướng Dư Quốc Đống và Trung Tướng Phạm Quốc Thuần cho đến tháng 4 năm 1975 đã lần lượt đi qua quân trưòng Đồng Đế Nha Trang này.



Buổi trưa các Chiến Hữu và Đồng môn Quân Trường Đồng Đế quay quần bên nhau sinh hoạt, ôn lại những quãng đời đã đi qua, trong dịp này các phu nhân của những tù cải tạo đã được vinh danh và cùng gợi nhớ lại những tủi nhục, đắng cay sau cuộc chiến của kẻ bại trận, khi rường cột gia đình đi tù biền biệt không có ngày về, một số lớn đã bỏ mình trên núi rừng Việt Bắc và trong cái trại tù cải tạo khét tiếng của miền nam, cùng chung với số phận hơn 900,000 tù cải tạo, và hơn 145,000 chiến hữu QLVNCH đã nằm xuống trong những trại tù này. Các phu nhân tù cải tạo đã được mọi người bày tỏ lòng tri ân cho những hy sinh mà họ đã trãi qua buổi lễ Vinh Danh đầy ý nghĩa.




Ban Chấp Hành cho nhiệm kỳ 2008-2011 được bầu lên gồm những thành viên từ các khóa 1,2 và 3 Hiện Dịch cùng với Các Khóa Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị cùng nhau làm việc, duy trì tinh thần Huynh Đệ Chí Binh và Bảo Tồn Lý Tưởng Tự Do, mà tất cả khóa sinh đã qùy xuống sân Vũ Đình Trường trong ngày ra trường năm nào dâng lời thề với Tổ Quốc Danh Dự Và Trách Nhiệm.



Hai thế hệ 1955 và 1975 vẫn cùng sánh bước bên nhau nhắc nhỡ những thế hệ mai sau lòng biết ơn và tri ân đến những anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã nằm xuống đem máu xuơng mình để đảm bảo tự do và an bình cho nhân loại và lời cam kết tiếp tục truyền thống hào hùng này.

Hình ảnh của hai thế hệ một quân trường.

Ngày nay dù bất cứ ở đâu, hay hoàn cảnh nào tình đồng môn, chiến hữu luôn gắn bó, luôn hướng về quê hương đất nưóc, nhớ về nơi Quân Trường củ, Chiến Trường xưa, luôn hãnh diện tinh thần thượng võ, dũng cảm uy nghi của thanh kiếm bạc, như mặt trời đỏ rực mọc trên biển cả lúc bình minh và màu xanh dương biển biểu hiệu cho đức tính quân tử luôn mãi mãi mang nặng trên vai. Huy Hiệu của Quân Trường Đồng Đế.

Phạm Hòa
Sĩ Quan Trừ Bị Khóa 10B72













Wednesday, August 27, 2008

Nghi thức Lể Phủ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa Cố Trung Úy Trương Tuấn Khanh K2/68 SQTB Thủ Đức

Lể Phủ Quốc Kỳ VNCH cho cố Trung Úy Trương Tuấn Khanh
K2/68 Sỉ Quan Trừ Bị Thủ Đức sẻ được cử hành vào lúc:
7:00 PM Thứ Năm 4 tháng 9 năm 2008
Tai Peak Family
7801 Bolsa Ave
Westminster, CA 92683

Liên Lạc e-mail Phạm Hòa hoavanpham@yahoo.com
TRƯƠNG TUẤN KHANH

Tiểu Sử cựu Trung Úy TRƯƠNG TUẤN KHANH

Cựu Trung Úy Trương Tuấn Khanh sinh năm 1945 tại Nam Vang- Cam bốt , ông theo học khóa 12 trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Quốc Gia tại Gia Ðịnh, tốt nghiệp ngành tranh lụa. Năm 1966 theo lệnh Tổng Ðộng viên. Ông nhập ngủ vào Quân Đội và theo học khoá 2/68 Sỉ Quan Trừ Bị thuộc trường Bộ Binh Thủ Ðức sau khi ra trường ông được bổ xung về phục vụ tại Cục Tâm Lý Chiến, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lưc Việt Nam Cộng Hòa, chuyên viên Phòng Ấn Họa cho đến cuối tháng 4-1975 với cấp bậc cuối cùng là Trung Úy.
Trung Úy Trương Tuấn Khanh đã ở lại đơn vị đến nhũng giây phút cuối cùng nhất của cuộc chiến và sau đó bị tập trung đi tù “cải tạo” tại Trảng Lớn, Tây Ninh và trại tù cuối cùng là Suối Máu, Biên Hòa trong thời gian hơn 5 năm.
Trung Úy Trương Tuấn Khanh và gia đình đến Hoa Kỳ vào đầu năm 1991 trong danh sách H.06 và định cư tại thành phố Santa Ana. Trong những ngày đau ốm cuối đời trên giường bệnh, Trung úy Trương Tuấn Khanh có trối trăn, lúc chết xin được phủ lá Quốc Kỳ VNCH thân yêu qua bao nhiêu năm anh và đồng đội phục vụ và hy sinh dưới cờ . Thể theo nguyện vọng cuối đời của một chiến hữu, chúng tôi anh em Cựu Quân Nhân QL.VNCH, hôm nay đến đây xin nghiêng mình trước anh linh ngưòi quá cố của chiến hữu Trung Úy Trương Tuấn Khanh và xin thực hiện nghi lễ phủ quốc kỳ cho cựu Trung Úy Trương Tuấn Khanh.

Le Phu Quoc Ky VNCH
Nghi Thức Lể Phủ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa
Phần Chuẩn Bị.

1- Chuẩn bị nơi chốn, lối đi, vị trí tóan phủ kỳ khi làm lể, sắp đặc nhân viên remove hoa trên quan tài
2- Nếu được phủ quốc kỳ với quan tài đậy nắp.
3- Chuẩn bị trang bị toán phủ kỳ.
4- Tập dợt toán Phủ Kỳ cách thức FOLD quốc kỳ trước khi phủ kỳ (pictures)
Phần Nghi Lễ.
1- MC trên bục “ Trân Trọng Kính mòi quý Niên Trưởng, Quý Chiến hữu và tất cả quý quan khách đứng dậy nghiêm chỉnh đón Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa.
2- Tóan phủ kỳ tiến vào vị trí hành lể.
3- Lể chào quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa
4- Chào Tay “Chào” Súng chào bắt
5- Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa “bắt đầu”
6- Bấm Tape Play song 1
7- Stop tape play check for song 2
8- Phất” đem sung xuống” nếu toán nghi lễ chào sung
9- Lể Chào Quốc Kỷ Hoa Kỳ / The U.S. National Anthem
10- Chào tay “ Chào”
11- Quốc Ca Hoa Kỳ “ bắt đầu”
12- Bấm tape play Song 2
13- Phất
14- Stop play check for song 3
Toan Phủ Kỳ
15- Tóan Phủ Kỳ tiến vào linh cửu
16- MC Đọc Tiểu Sử
17- Chào tay Chào
18- Bấm Tape Lể Truy Dìêu song 3
19- Bấp Tape TAPS song 4
20- The end of song 4 Toan Phu Kỳ chuẩn bị
21- Phủ Kỳ “ Phủ”
22- Chào Tay / sau khi phủ kỳ “Phất “
23- Trái Phải Quay / Trước buớc .
24- Xin Chân Thành cảm ơn Quý NT Quy Ch va Quan Khach Tham du Lể Phủ Quốc Kỳ VNCH

Nhường Micro phone cho Ban Tổ Chức

Trung Úy Trương Tuấn Khanh K2/68 SQTB Thủ Đức


CHÂN DUNG MỘT H.O.
TRƯƠNG TUẤN KHANH (1)
- Người họa sĩ tốt nghiệp Trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Quốc Gia, chuyên viên ấn họa của Quân Ðội, bị tâm thần phân liệt sau 6 năm tù “cải tạo”.
* HUY PHƯƠNG

Trang Cựu Chiến Binh QLVNCH đang có một loạt bài về đời sống hiện nay của những anh em H.O. ở quê người. Chúng tôi hy vọng, trong khả năng hạn hẹp, sẽ tìm hiểu và vẽ lại chân dung đa dạng của những người anh em mà chúng ta tạm gọi là những người H.O. Chúng tôi rất mong đón nhận sự đóng góp bài vở, ý kiến của anh em cựu tù nhân chính trị cho mục này. Xin liên lạc qua trang Cựu Chiến Binh VNCH, ấn hành vào mỗi thứ tư trong tuần hoặc huyphuong37@sbcglobal.net.

Trương Tuấn Khanh quê ở Hưng Yên Bắc Việt. Vào đầu thập niên 40, thân sinh của ông sang Cambodge làm việc tại Ty Bưu Ðiện Nam Vang và năm 1945, ông ra đời tại đây và là con một trong gia đình. Trương Tuấn Khanh theo học tại trường tiểu học Mekong cho đến 9 tuổi thì theo cha mẹ về sinh sống tại Saigon. Tuần tự, ông đã theo học tại trường tiểu học Taberd, Nguyễn Bá Tòng và nội trú tại trường công Giáo Ðồng Công Thủ Ðức.
Trương Tuấn Khanh theo học khóa 12 trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Quốc Gia tại Gia Ðịnh, tốt nghiệp ngành tranh lụa năm 1966. Thời gian này ngành sư phạm đào tạo các giáo sư hội họa cho các trường trung học bị bãi bỏ, ông làm việc cho hãng Sơn Mài Saigon và sau đó đi làm các phần vụ tiếp liệu cho Hãng Pacific tại phi trường Tân Sơn Nhất. Sau một năm được hoãn dịch vì hoàn cảnh gia đình, đầu năm 1968, ông bị động viên vào khoá 2/68 trường Bộ Binh Thủ Ðức. Tốt nghiệp, Trương Tuấn Khanh được đưa về Cục Tâm Lý Chiến, và vì có văn bằng Cao Ðẳng Mỹ Thuật sau đó, ông được thuyên chuyển làm chuyên viên Phòng Ấn Họa cho đến cuối tháng 4-1975.
Trung Úy Trương Tuấn Khanh ở lại đơn vị dến ngày cuối cùng và không có phương tiện ra đi, ông trình diện để đi “cải tạo” tại trường Lê Văn Duyệt Saigon và bị đưa lên Trảng Lớn, Tây Ninh và trại tù cuối là Suối Máu, Biên Hòa. Khi đi tù, đứa con trai đầu của ông mới được một tuổi rưỡi.
Cuối năm 1980, Trương Tuấn Khanh được ra tù và trở lại Saigon, nhờ có chút vốn liếng mỹ thuật, ông đi nhận làm các công tác mỹ thuật như tại tạo tranh ảnh, đắp phù điêu, đắp tượng cho các cơ sở mỹ thuật để sống qua ngày, nhưng trí nhớ của ông càng ngày càng sa sút. Bị ảnh hưởng những ngày tháng thiếu thốn trong trại tù, trong cuộc sống hiện tại quá khó khăn, bất an, Trương Tuấn Khanh ngã gục vì bệnh tâm thần phân liệt và nhiều tháng đã phải vào bệnh viện Chợ Rẫy.Trong thời gian này, vợ ông phải vất vả buôn bán để kiếm sống nuôi con.
Trương Tuấn Khanh và gia đình đến Mỹ vào đầu năm 1991 trong danh sách H.06 và định cư tại thành phố Santa Ana. Bệnh tình của ông càng ngày càng nặng, ông phải trở lại sáng tác tranh, tập trung tư tưởng qua công việc nghệ thuật này để chữa bệnh và đã ra vào nhiều lần bệnh viện UCI. Những lúc sức khoẻ tương đối khá, ông xin đi làm trong một tiệm sang băng video và bắt đầu dành thời gian để viết văn tùy bút và làm thơ. Trong năm 2000, Trương Tuấn Khanh đã hoàn thành ba tập tùy bút và thơ, phổ biến trong giới thân hữu nhiều hơn là phát hành trong quần chúng. Dần dần ông cảm thấy bình phục và trở lại bình thường, trong khi các con ông đã trưởng thành, có gia đình và công việc làm ăn ổn định có thể giúp đỡ cha mẹ, để ông có thể yên tâm nghỉ ngơi và vợ ông có thể làm việc bán thời gian.
Nhưng đến năm 2003, Trương Tuấn Khanh lại bị bệnh tiểu đường và sau đó bác sĩ phát hiện thêm bệnh ung thư máu. Hai năm nay, ông đã vào ra bệnh viện nhiều lần và vợ ông phải nghỉ ở nhà dể săn sóc ông. Những lúc sức khỏe được ổn định, ông có thể tới sinh hoạt tại Trung Tâm Dinh Dưỡng Regent West trêạn đường First, tại đây ông được y tá, bác sĩ săn sóc theo dõi bệnh tình của ông, gặp gỡ bạn bè và tham gia các sinh hoạt dành cho người cao niên hay bệnh tật như ông. Tuy mang bệnh nhiều năm kể từ ngày sang tới Mỹ, và khởi đi từ những khó khăn trong cuộc sống, hiện nay Trương Tuấn Khanh có được một mái ấm gia đình rất hạnh phúc, vì vợ chồng và các con hiếu để cùng các cháu đều sống chung dưới một mái nhà.

(1) Phân biệt với họa sĩ Nguyễn Tuấn Khanh (Rừng).

Friday, August 22, 2008

Thông Báo Cộng Đồng / Thư Mời


SBTN.TV CHƯƠNG TRÌNH HUYNH ĐỆ CHÍ BINH 24 Tháng 8 Năm 2008


LƯU NIỆM CHỊ KHÚC MINH THƠ PHÒNG THÂU SBTN.TV



Thư Mơì Tham Dự Kỹ Niệm 10 năm Hội Ái Hữu Quân Trường Đồng Đế

Thư Mời
Tham Dự Đại Hội 10 Năm Thành Lập
Hội Ái Hữu Quân Trường Đồng Đế Nha Trang
Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Đồng Đế Nha Trang trân trọng kính mời:
Quý niên trưởng, quý chiến hữu, quý thân hữu, cùng gia đình bớt chút
thời giờ đến thăm dự buổi lễ 10 năm thành lâp hội được tổ chức tại:
Nhà Hàng China Feast
12100 Beach Blvd
Stanton, Ca 90860
Phone: (714) 898-8933
Thời Gian: Chủ Nhật, Ngày 31 Tháng 8, Năm 2008
Từ 10:00 am - 3:00 pm
Trong chương trình, Ban Tổ Chức có buổi lễ đặc biệt:
1. Đặt vòng hoa tưởng niệm tại tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ
2. Vinh danh các phu nhân tù cải tạo
Sự hiện diện đông đủ của quý niên trưởng, quý chiến
hữu, quý thân hữu, cùng gia đình sẽ là một vinh dự
lớn lao cho ban tổ chức.
Để việc đón tiếp được chu đáo, xin quý vị vui lòng thôn
báo số người tham dự trước Ngày 15 Tháng 8 Năm 2008
qua các số điện thoại sau đây:
Vũ Thêm: (714) 878-9560 Phạm Lượng: (714)722-2053 Tần Nam:(714)878 - 5528

Quận Cam, Ngày 20 Tháng 7 Năm 2008,

Ban Tồ Chức Trân Trọng Kính Mời

Chương Trình Tổng Quát:
10:00 am Lễ đặt vòng hoa tưởng niệm tại tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ
11:00 am Tiếp Đón quý niên trưởng, quý chiến hữu và quý thân hữu
11:30 am Nghi lễ Khai Mạc, Lời Chào Mửng Của Ban Tổ Chức
12:00 pm Bầu Ban Chấp Hành Mới (Nhiệm Kỳ: 2008-2010)
1:00 pm Tiệc Trưa Thân Mật & Chương Trình Văn Nghệ
2:00 pm Buổi Lễ Vinh Danh Các Phu Nhân Tù Cải Tạo
2:30 pm Phát Hành Đặc San Đồng Đế 2008
3:00 pm Lời Cãm Tạ Của Ban Tổ Chức và Bế Mạc Chương Trình