Nơi Gặp Gở của những Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và Sĩ Quan Trừ Bị Quân Trường Đồng Đế Nha Trang
Thursday, December 25, 2008
VÀNH KHĂN TANG CÔ PHỤ
TRẦN ĐÔNG KINH
Vinh danh phu nhân cố Tr/U Nguyễn Văn Lộc
Lúc còn sống bị tù đày khốn khổ
Khi chết đi thân vùi hố bên đường
Da thịt tan vào đất lạnh thấm sương
Nhưng xương trắng dường như còn chờ đợi
Thơ MINH VŨ
Hai anh là những sĩ quan phi công của Không Lực VNCH, Nguyễn Văn Lộc và Lê Văn Bé, sau ngày 30/04/1975 đen tối của miền nam VN. Cũng như những đồng đội bám trụ chiến đấu cho đến giây phút cuối cùng để rồi trở thành những người lính thua trận. Những tù hàng binh của chế độ bị bức tử phải biến thân thành những kẽ tội đồ trong trại tù khổ sai mà chế độ mới, xã hội chủ nghĩa ưu việt lúc bấy giờ khoác lên cho nó một cái tên hết sức mỹ miều và vô cùng nhân đạo: “Trường Quản Huấn” rồi sao đó là “Trường Cải Tạo”.
Tất cả họ là những người tù không bản án, bước đầu họ bị tập trung vào những trường học hoặc những khu doanh trại của quân đội với lời kêu gọi quyến dụ, có một chút đe dọa của chính quyền mới, loa phóng thanh ra rã suốt những ngày sau đó:
-“Tất cả nguỵ quân nguỵ quyền phải trình diện với chính quyền cách mạng để được học tâp chính sách khoan hồng của chính phủ trong 10 ngày”_đây là phương sách đầu tiên của chính quyền cộng sản muốn gom tất cả Quân,Cán,Chính miền Nam trước khi đưa họ lên rừng sâu để đày đọa. Mục đích của kế sách này là muốn cô lập và bóp chết những mầm móng ly khai, chống đối lại bọn chúng từ trong trứng nước và sẽ không còn điều kiện nhoen nhốm để bùng lên. (Chử “Họ” mà người viết dùng ở đây để chỉ những Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ‘SQ/QLVNCH’ từ Thiếu Úy trở lên, tác giả là một trong đám họ)
Cũng vì lo lắng cho số phận mình và rối rắm trong sự tức tưởi ‘không đánh mà thua’ nên đã quên lãng đi lời dặn dò của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đối với cộng sản:
-“Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn vào những việc cộng sản làm”. Đây là cú lừa đầu tiên mà Quân, Cán, Chính miền Nam bị gạt để đưa cổ vào tròng. Sự thật thì không phải là tất cả họ đều đã tin lời Cộng sản nói, nhưng cái thế ‘tấn thối lưỡng nan’ có một chút tiêu cực cầu an và nặng gánh gia đình, những mong yên phận để trở về với cha, mẹ, vợ con làm ăn sinh sống. Chỉ có một số rất ít còn sáng suốt, có kinh nghiệm về Cộng Sản, không tin Cộng Sản- Họ chấp nhận cuộc sống ngoài vòng pháp luật ngỏ hầu tìm phương phục quốc, nhưng hầu hết số người này họ cũng nhận lấy những kết quả bi thảm đau thương.
Tập trung lần đầu 10 ngày để học chính sách
Cú lừa thứ hai tiếp theo đó không lâu sau những ngày học tập chính sách tuyên truyền vớ vẩn, bằng cách chửi mắng hù dọa và tiếp theo với một thông báo như sau:
-“Đối với nguỵ quyền từ trưởng cuộc cảnh sát, xã trưởng trở lên và nguỵ quân từ Thiếu Úy trở lên phải tự túc 1 tháng cơm gạo và đồ dùng cá nhân để đi học tâp chính trị và lao động công ích”.
Thế là xem như sụp bẫy, từ đó câu văn “Một tháng học tập” trong tự điển Việt Nam được định nghĩa lại là “học tập ‘tốt’ thì về”, và có thể kéo dài đến 20 năm nếu đươc cho là chưa tốt, thật là nham hiễm, gian manh. Điều này cũng là cái mưu mô chúng muốn tạo cái cảnh nồi da xáo thịt đồng đội tương tàn, kích động cho những kẽ tôn thờ chủ nghĩa cá nhâ-thóc mách, tố cáo lẫn nhau lập thành tích để được đánh giá là cải tạo tốt sẽ sớm về sum họp với gia đình.
Quả nhiên trong hàng trăm ngàn người thì làm sao tránh khỏi có người mê muội bán rẽ lương tâm cố tìm sự sung sướng riêng cho bản thân mình trên sự đau khổ của đồng đội, điển hình như câu chuyện Đại Úy Bùi Đình Thi mà Linh mục Nguyễn Hữu Lễ viết thành sách được khui ra trên đất nước Hoa Kỳ.
Thế nhưng lúc nào bọn chúng cũng oang oang mà tuyên truyền với thế giới bên ngoài là số tù hàng binh chế độ củ được đối xử tử tế bằng “Chính sách khoan hồng nhân đạo”. Gớm ghiếc thay! một trò bịp bợm láo khoét, một sự tráo trở gian manh, họ cố tình che đậy những việc làm bỉ ổi vô nhân để kêu gọi sự viện trợ nhân đạo của thế giới bên ngoài.
Đoàn xe Molotova vận tải chuyển họ đi trong đêm như một đàn súc vật, họ bị đưa đến giữa khu rừng già nơi những mật khu cũ của quân Cộng Sản Bắc Việt đóng quân trước năm 1975. Đến nơi họ nhìn chung quanh chỉ thấy toàn là rừng già, họ cũng không biết đây là nơi nào, họ đang ở đâu và họ sẽ làm gì. Đoàn người lũ lượt xuống xe với đồ ngũ và đồ dùng cá nhân, dụng cụ nấu ăn cho từng nhóm nhỏ và một ít dụng cụ đi rừng, làm rẫy như dao, búa, rựa, liềm mà mỗi người phải tự đem theo một món theo lệnh của tên cán bộ Quân Quản-nơi đây là điểm bắt đầu cho một kiếp tù đày của họ.
Trại tù này đang giam giữ những người có cấp bậc từ Thiếu Úy, người trẻ nhất vào khoảng 22 tuổi và cao nhất là Trung Tá, có người xấp xỉ bước vào cái tuổi “ngũ thập niên”, hơn 2/3 trong số họ ở vào khoảng 25 đến 35 tuổi đời. Bọn chúng đã lập sẳn những danh sách theo cấp bậc cũ thành 1 tổ khoảng 20 người, ‘C’ (cấp đại đội) gồm 3 đến 4 tổ và ‘D’ (cấp tiểu đoàn) gồm 2 đến 3 ‘C’ - khu vực, tổ chức đội ngũ được thành hình ngay sau khi đến nơi khoảng 1 giờ.
Sau khi đã sắp xếp vị trí và khu vực ăn ở, từng tổ tự lo một bửa cơm lót dạ xong là họ phải bắt tay vào việc cất một cái nhà chòi gọi là láng tạm để đụt mưa tránh nắng và ngũ ban đêm bằng tranh, tre, nứa, lá tại chổ. Để ngăn ngừa sự trốn thoát chúng còn đe dọa là không được rời khỏi khu vực qui định khi chưa có lệnh của Đoàn Bộ (danh từ ám chỉ Ban Quản Huấn cao nhất) nếu vi phạm thì sẽ không được bảo toàn tánh mạng.
Hoàn thành một túp lều đủ cho 20 người che nắng che sương bằng những vật liệu mà tự họ phải khai thác bằng cách tự phân công mỗi người một tay. Kẻ đốn cây làm cột, người chặt tre làm kèo và cắt tranh bện thành tấm lợp, những sản phẫm này sẽ kết cấu vào thành một căn chòi bởi những sợi dây rừng hay lóc vỏ dây mây làm sợi, ngoài ra không có bất cứ cây đinh ,sợi kẽm nào.
Xong rồi, họ đứng nhìn nhau, nhìn căn chòi rồi mỉm cười cay đắng. Mồ hôi nhuể nhại trên mặt mũi cùng với tay chân đầy những vết trầy rướm máu, có lẽ họ cũng đang cùng thầm nghĩ: “tại sao chúng mình lại ngu xuẩn thế này!”, nhưng đã muộn rồi, tất cả đã đi vào cái quĩ đạo “một đám người tù khổ sai và bọn cai tù khát máu, khó mà thoát khỏi cái vòng cương toả này”. Họ tìm chút khuây khỏa bên nhau, tán gẩu bằng những điếu thuốc rê được quấn một cách lượm thượm, hay chuyền tay nhau chiếc điếu cày để rít những bi thuốc lào cho tâm hồn ngây ngất, quên đời. (Bi: là những sợi thuốc lào vò lại thành viên bằng ngón tay út để lên nỏ của điếu cày bằng ống tre có chứa nước, châm lữa để rít, có tiếng kêu re…r…ee…e…..e… của nước nghe êm tai và rất thú vị -các cụ ông miền Bắc thường hút bằng điếu bát sành. Có chàng SQ/QLVNCH nào mà biết quấn thuốc rê đâu! họ nhìn nhau lúc quấn thuốc rê rồi tự mỉm cười mai mỉa)
Họ không biết họ đang ở nơi nào, cha mẹ, vợ con, anh em hay người tình của họ bây giờ như thế nào và cuộc sống ra sao! Họ đang phải làm gì và họ sẽ phải làm gì? Người tù trẻ, dáng dấp to lớn, phong độ- là một phi công A 37, Nguyễn Văn Lộc, anh đang nghĩ đến người vợ yêu thương của anh-Chị là Hoa Khôi của trường Nữ Trung Học Nguyễn Bá Tòng năm xưa, Nguyễn Thị Ngọc Di, chị đang mang thai đứa con đầu cũng gần đến ngày khai hoa nở nhụy, đầu óc anh rối bù và tâm hồn anh thờ thẩn trong đôi mắt đăm chiêu đang hướng vế một nơi xa xăm nào đó, cái nơi mà cũng có một người luôn luôn lo nghĩ về anh.
Những ngày khốc liệt sau cùng của thủ đô Sài Gòn, anh đã nhờ các đồng đội giúp di tãn Ngọc Di đến đảo Guam ngày 28/04/75, còn anh thì ở lại tiếp tục chiến đấu cho đến giờ phút sau cùng rồi kẹt lại. Giờ đây anh ngồi trầm ngâm suy tư và nghĩ ngợi đến người vợ và đứa con sắp sửa chào đời, anh lúc nào cũng bồn chồn lo lắng, nàng có được an toàn đến nơi chốn bình yên không! Ôi! Trăm ngàn nỗi âu lo và chờ đợi.
Những đồng đội của Lộc đến đảo Guam cùng lúc với Ngọc Di sau này đã kễ lại rằng: Chị Ngọc Di đã đến được đảo Guam an toàn, sau đó, bất cứ chuyến bay nào từ Việt Nam đến đảo Guam-Ngọc Di điều hớt hãi với bụng mang gần ngày sanh nở tìm kiếm những người bạn thân quen với chồng, gặp được người nào chị dồn dập hỏi:
-Anh Lộc đâu, anh Lộc đâu? Anh có đến không, các anh có biết anh Lộc thế nào không?
Nhưng vô vọng, mòn mõi cho đến khi không còn chuyến bay nào từ Việt Nam đến nữa, Lộc của Ngọc Di cũng không đến và vĩnh viễn không đến. Có người bạn học cùng lớp với Ngọc Di khi còn ở lớp 12 và cũng là cây si Ngọc Di thời đó, anh đang sống ở thanh phố Berkeley, California- khi tìm được số phone, anh gọi để hỏi Ngọc Di về Lộc. Bên kia đầu dây Ngọc Di trả lời cho người bạn bằng tiếng Anh:
-Never…never coming again!
Lúc này Ngọc Di đã biết được tin tức của người chồng thân yêu đã bị sát hại một cách thê thảm.
Những tù nhân cải tạo trường Quản Huấn Cây Cầy “A” Tây Ninh
Đêm đến những người tù này đâu thể nào an giấc được với những suy tư, toan tính tìm đường vượt thoát, nhưng trăm ngàn khó khăn hiện ra trước mắt, làm thế nào để thoát đây? Mục tiêu đến là đâu? Viễn ảnh trước mắt, vượt trại đồng nghĩa với sự chết và vô vọng. Nhưng rồi vẫn có người phải cố tìm phương cách ra đi để tránh sự nhục nhã đau thương từ thể xác đến tinh thần, dù biết rằng ra đi là chết nhưng vẫn còn hơn môt kiếp sống đọa đày.
Đôi bạn cánh thép Nguyễn văn Lộc và Lê văn Bé, hai anh đã đồng tâm quyết định ra đi để tìm con đường sống và để được làm người trong cái lối thoát âm u, xác xuất sống còn quá bấp bênh nhưng hai anh đã quyết định và chỉ mong thoát khỏi cái địa ngục trần gian này rồi sao sẽ ra sao cũng được. Nghiệt ngã thay! Hai anh đã trả cái giá quá đắt cho quyết định này. Số phận thật là đen tối như bầu trời đêm không trăng sao, hai anh đã sa vào tay giặc và gục ngã trước họng súng oan nghiệt của bè lũ vô nhân, không có một chút tình người.
Hai anh đã nằm xuống tại nơi đó, thân xác được vùi lắp vội vã bên bìa rừng bởi những đồng đội, đồng tù của các anh, không chiếu chăn gói xác, không một nén nhang để nguyện cầu cho kẻ xấu số_thật thê thảm cho một kiếp tù đày!
Cái chết của Lộc & Bé được những người bạn đồng tù kể lại sau này, hai anh rất oai hùng, anh dũng và không khuất phục. Hai anh đã vượt thóat khỏi nơi giam giử với 2 quả lựu đạn mini và sẳn sàng chiến đấu nếu bị truy bắt, bọn cai tù vẫn tiếp tục truy đuổi hai anh và trước khi bị bắn chết hai anh đã hiên ngang ném 2 quả lựu đạn về phía bọn chúng gây thương vong mấy tên trước khi ngã quỵ, hai anh thừa biết là để bọn chúng bắt lại thì bọn chúng cũng tử hình hoặc là sống cũng không được, mà chết cũng không xong. Oanh liệt thay! người chiến sĩ QLVNCH!
Dù đã chết rồi, bọn chúng nào có buông tha. Chúng đã lôi xác hai anh về phơi giữa trại để thị uy cho những người còn lại. Đó là ngày 26/03/1976 bầu Trời tang tóc, lúc này con gái của Anh Lộc và Chị Ngọc Di cũng mới chào đời mới vài tháng tuổi, cô nhi Nguyễn Lộc Đan Vi thật là tội nghiệp! Bé đâu biết sau khi nó mở mắt chào đời không lâu thì người cha thân yêu của bé đã không còn trên thế gian này nữa.
Vô cùng thương tiếc! rồi thân xác hai anh đã được các bạn đồng đội, đồng tù lén lút đem chôn vội vã bên bìa rừng Long Khánh, cố làm dấu vết để sau này có dịp báo với gia đình những kẻ xấu số. Những đồng đội, đồng tù của hai anh cũng nhờ vào những chi tiết dấu vết nhỏ nhoi đó phăng ra mà đào tìm hài cốt hai anh để có kết quả trọn vẹn.
Lễ truy điệu đôi cánh thép Lộc & Bé
Trong ngày lễ truy điệu, nhìn hình ảnh người hiền phụ Ngọc Di với chiếc áo dài tang đen viền cổ trắng,thắt nút vải và vành khăn tang trắng chít trên đầu đã che đi một phần mái tóc đã điễm sương bỡi hơn ba mươi năm trời dãi dầu nơi xứ người với kiếp sống ly hương để làm thân ‘cái cò’ cô độc nuôi con. Một chữ ‘LỘC’ to tướng khoảng 8 phân Anh đường kính được thêu bằng chỉ trắng trên ngực trái của chiếc áo tang đen, đủ cho chúng ta hiểu được rằng dù đã ba mươi ba năm trôi qua, biết chắc người chồng không còn nữa, Ngọc Di vẫn bền lòng chặt dạ thờ chồng nuôi con cho đến ngày hôm nay – Cô nhi Nguyễn Lộc Đan Vi đã tròn 33 tuổi, thật là một tấm gương xán lạng cho người phụ nữ Đông Phương, ‘Ngọc Di hiền Phụ’ Hiếm thấy! Hiếm thấy!
Ba mươi năm người vợ hiền tìm tới
Hốt xương khô về ấp ủ phương xa
Nơi bầu Trời hun hút rộng bao la
Tự do thở như Anh hằng mơ ước
Thơ Minh Vũ
Thân xác hai anh đã nằm sâu dưới lòng đất lạnh hơn ba mươi năm dài không một nén nhang cho ấm áp những oan hồn và cũng không mộ bia ghi dấu tích. Cho mãi đến hôm nay những mảnh xương tàn vụn của hai anh được Chị Ngọc Di-Hiền Phụ của cố Tr/U Nguyễn văn Lộc phối hợp với những đồng đội, đồng tù trong cánh thép của anh phải mất một thời gian khá dài và vô cùng gian khổ để đào tìm hài cốt hai anh đem về vùng trời tự do mà nhang khói cho hương linh hai anh được ấm áp nơi cỏi vĩnh hằng, thật là vạn hạnh! Ngọc Di nở một nụ cười mãn nguyện trong hai hàng nước mắt tuôn trào.
Nói đến nàng cô phụ Ngọc Di, sau khi biết được tin người chồng thân yêu không còn nữa thì nàng đã quyết tâm nuôi mộng bằng mọi giá để tìm lại hài cốt người chồng thân yêu đem về vùng đất tự do nơi anh đã từng đến để trở thành người Phi Công của Không Lực VNCH. Ngọc Di đã tháp tùng với phái đoàn Hoa Kỳ lần đầu tiên sang Việt Nam truy tìm hài cốt của quân nhân Hoa Kỳ bị mất tích ngõ hầu tìm phương bốc cốt người chồng. Mãi cho đến tháng 10/2008 mộng ước của người góa phụ cô đơn Ngọc Di mới thành sự thật.
Anh Lộc đã trở về yên nghĩ bên người vợ thân yêu và đứa con gái Đan Vi chưa từng biết mặt Bố, đang chờ đợi anh từng ngày dù biết đó chỉ còn là những mảnh xương tàn vụn. Thêm nữa một phần thân xác của người đồng đội chí cốt, Lê Văn Bé đồng cảnh ngộ và đồng tử với anh cùng được nằm bên cạnh, họ tuy không sanh cùng ngày, giờ, năm, tháng-nhưng họ đã chết cùng giờ, cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, họ được nằm cạnh nhau như một đôi anh hùng tri kỷ (Trung Úy Lê Văn Bé cho đến 30/04/75 vẫn còn độc thân).
Lễ phủ kỳ cho cố Tr/U Nguyễn Văn Lộc tại Hoa Kỳ (T10/2008)
Hy vọng đó hôm nay anh có được
Đời thanh bình hết chinh chiến khổ đau
Anh trở về nối lại thuở hôm nào
Bên người vợ bao năm trời xa cách
Thơ Minh Vũ
“Túy ngọa sa trường quân mạt tiếu, Cỗ lai chinh chiến kỹ nhân hồi” người lính trận xưa nay xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, ước vọng trở về mái nhà xưa bên mái ấm gia đình với vợ đẹp con xinh chỉ là những hy vọng mong manh như bao nhiêu người lính khác. Bây giờ anh Lộc vừa đạt được điều mơ ước đó! Vĩnh viễn anh sẽ không rời xa người vợ ngoan hiền và đứa con gái xinh đẹp của anh nữa và vĩnh viễn anh được gần kề bên họ, cũng sẽ không có một trở lực nào ngăn cách nổi họ đâu.
Vành khăn tang ôm nổi sầu cô quạnh
Mừng chồng về hạnh ngộ chạnh lòng đau
Bao năm qua anh bay bổng nơi nào
Cánh chim sắt phi bào ngày xưa ấy
Thơ Minh Vũ
Đoàn cánh thép với huy hiệu Tổ Quốc Không Gian cùng với gia đình Ngọc Di Hiền Phụ đã tổ chức buổi lễ phủ kỳ VNCH, truy điệu và vinh danh hai anh vô cùng trọng thể trong bầu không khí thật là xúc động, bên hình ảnh Ngọc Di chít trên đầu “Vành khăn tang cô phụ”.
Trong suốt cuộc chiến Việt Nam, hình ảnh người cô phụ đi nhận xác chồng, nàng góa phụ ngây thơ gục đầu nức nở bên chiếc quan tài được phủ bởi lá cờ vàng ba sọc đỏ là những hình ảnh dể gây xúc động nhất cho mọi người. Bản thân tôi (người viết) đã chứng kiến tận mắt rất nhiều lần những cảnh tượng bi thương não nùng của người cô phụ khóc chồng. Những góa phụ quá ngây thơ bụng mang dạ chữa đứa con đầu đời cầm tấm thẻ bài đi nhận xác người chồng yêu thương, nức nở khóc than khi cầm đến những kỹ vật của anh còn để lại.
Thế mà qua hình ảnh cô nữ sinh lớp 12A1 của trường nữ trung học Nguyễn Bá Tòng, NGỌC DI ba mươi sáu năm về trước với vành khăn tang trắng trên đầu và cô nhi ĐAN VI, càng làm cho nhiều người xúc động hơn, họ đang làm lễ truy điệu cho chồng và cha của họ. Không biết Ngọc Di và Đan Vi, họ có còn giọt nước mắt nào để khóc cho người anh hùng bạc số Nguyễn Văn Lộc này hay chăng! Nhưng chính tôi đã đôi lần rơi nước mắt. Cãm động quá! Ôi! Một chuyện tình, sau cuộc chiến lẽ ra họ nên được đoàn tụ bên nhau và hạnh phúc, chứ sao lại phải chia lìa tang tóc đau thương như thế này-Thật là nghịch lý đối với những việc làm của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Lễ cải táng hai anh Nguyễn Văn Lộc và Lê Văn Bé
Anh trở lại, vợ con thơ nào thấy
Chỉ nắm xương dưới đáy quan tài buồn
Quốc kỳ vàng ba sọc đỏ phủ buông
Rưng ngấn lệ khóc buồn người tao ngộ
Thơ Minh Vũ
Hơn ba mươi năm chờ đợi héo hon, giờ tao ngộ có ai ngăn được dòng nước mắt trước cảnh đau thương này! ‘Nổi chờ đợi thời gian ôi! rét quá!-Phố không cây buồn biết bao chừng’. Họ tao ngộ với chồng và cha của họ không bằng xương bằng thịt để họ nói lên hết cái nổi mong chờ thương nhớ hơn ba mươi năm qua, ngược lại chỉ là một nắm xương khô lạnh buốt nằm trong đất lạnh hơn ba mươi năm dài không quan tài ấp ủ.
Vong linh hởi! người phi công bạc số
Hãy nghĩ yên nơi mảnh đất xa quê
Cánh chim trời vẫn giữ ven ước thề
Vượt ngàn dậm đã bay về tổ ấm
Thơ Minh Vũ
Những vần thơ trên đây là nguyên tác một bài thơ với đề tựa là “Quê Hương Nào Để Anh Gửi Nắm Xương Tàn” của nhà thơ Minh Vũ. Tôi đọc được bài thơ này, cố truy tìm những dữ kiện về cuộc hành trình “Bốc Cốt” này của nàng cô phụ Ngọc Di với những đồng đội, đồng tù của chồng và buỗi lễ truy điệu cho hai anh LỘC & BÉ vô cùng long trọng. Thán phục! Thán phục! Xin mạo muội trích dẫn bài thơ cùng một vài hình ảnh liên quan với mấy dòng thô thiển để chia xẻ cùng quí chiến hửu trong QLVNCH, những người bạn đồng tù Cây Cầy A&B, Đồng Ban, Suối Nước Trong và Bàu cỏ Tây ninh, những đồng môn Đồng Đế Nha Trang nói chung và các cựu SVSQ khóa 10B/72 nói riêng cùng thưởng lãm.
Xin nghiêng mình trước vong linh hai anh Nguyễn Văn Lộc và Lê Văn Bé và tặng riêng cho nàng Hoa Khôi 12A1, Ngọc Di của Nguyễn Bá Tòng năm xưa bốn chữ: “NỮ TRUNG TIẾT LIỆT” của đầu thế kỹ thứ 21.
Cô phụ Ngọc Di nhận lá Cờ Vàng đã phủ trên áo quan chồng
Mùa giáng sinh 2008
TRẦN ĐÔNG KINH
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment