Tuesday, January 19, 2010

Thư Mời SQTB Denver - Colorado



Để nối kết tình thân ái, huynh đệ chí binh của những
cựu SQTB QLVNCH

Hội Ái Hữu Cựu Sĩ Quan Trừ Bị Colorado
2539 S. Holland Court, Lakewood, Co 80227
Điện thoại: (303) 349-3153. Email: nguyenc@hotmail.com


THƯ MỜI

Trân trọng kính mời:
Quý Niên Trưởng, Huynh Đệ Đồng Môn.
Quý Chiến Hữu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Quý Hội Đoàn, Quý Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí.
Quý Thân Hữu.

Kính thưa quý vị,

Nhân dịp đầu Xuân Canh Dần, Hội SQTB/Colorado tổ chức đêm dạ tiệc, dạ vũ với chủ đề XUÂN HỘI NGỘ, để đón mừng năm mới trong tình huynh đệ chi binh.

Đây là dịp các huynh đệ, đồng môn có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, tâm tình của những người đã một thời khoát áo chinh y nay đang lưu vong trên đất khách.

Đây là dịp quý phu nhân và gia đình QLVNCH cùng ôn lại kỷ niệm một thưở thanh xuân.

Và cũng là dịp để các con, các cháu có điều kiện tạo niềm vui năm mới cho các bậc sinh thành đã một thời hy sinh cho tổ quốc VNCH.

Chúng tôi trân trọng kính mời quý vị đến tham dự cuộc họp mặt đầu Xuân được tổ chức tại:

KING’S LAND RESTAURANT
2200 West Alameda Avenue # 44
Denver, Co 80223


Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 2 năm 2010
Thời gian từ 6:00 giờ chiều đến 11:00 giờ đêm


Buổi tiệc sẽ khai mạc đúng giờ, xin quý vị đến trước để tiện việc sắp xếp.
Sự hiện diện của quý vị là một niềm vinh hạnh cho ban tổ chức chúng tôi.

Điện thoại liên lạc:

Nguyễn Trọng Cường 303-349-3153 Nguyễn Văn Minh 720-878-4707
Lương Tuấn Phong 720-933-6267 Trần Dzư Vạn 720-937-1545
Trần Đình Hận 303-935-7944 Đoàn Dũng 720-297-2816

GHI CHÚ: Denver, ngày 18 tháng 1 năm 2010
Xin đóng góp mỗi người $30.00 TM. Ban Chấp Hành và Ban Tổ Chức
Cho chi phí tổ chức. Hội Trưởng
Nguyễn Trọng Cường

Saturday, January 16, 2010

Chuyện Trọng Thủy Thời Nay


Cộng Đồng Hải Ngoại và Những Con Ong Trong Tay Áo

Đỗ Văn Phúc

Cuộc đấu tranh giữa các thế lực Dân chủ Tự do chống bạo quyền Mafia Cộng sản Việt Nam đã chuyển qua giai đoạn quyết liệt, khi hàng ngàn, vạn đồng bào trong nước đã ý thức vai trò của mình mà anh dũng đứng lên đòi hỏi quyền lợi rất chính đáng đã bị bạo quyền tước đoạt từ hàng chục năm qua. Hải ngọai đã và đang làm hết sức mình để hỗ trợ; mong ước cuộc cách mạng dân chủ sẽ sớm thành.

Nhưng đồng thời với sự bang giao ngày càng chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và VC (mà chủ yếu là do quyền lợi kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ đối đầu với hiểm họa Trung Cộng), chúng ta đã thấy gần đây những kẻ trở cờ, nội tuyến đã công khai xuất đầu lộ diện, thách thức người Việt Quốc Gia. Từ Quận Cam, San Jose, Massachusetts đến nhiều thành phố Tiểu bang khắp nước Mỹ. Hiện tượng này là tất yếu khi các cơ hội tốt đã đến với những tên gián điệp, tay sai, trở cờ… Chúng nó đâu mà nhiều thế? Sao trước đây thì im re, mà nay vung vít thế. Có những kẻ đã ra mặt, nhưng cũng không thiếu những người còn âm thầm như những loại sleeping cells theo thuật ngữ tình báo.

Có Phải Ai Vượt Thoát Khỏi VN Đều Là Tị Nạn Chính Trị Không?

Chúng ta nên phân tích đúng đắn, đánh giá lại để nhận diện những phần tử mà từ lâu tưởng là bạn; nhưng thực tế không hề là đồng minh đồng chí của chúng ta.

Vì mục tiêu đấu tranh, chúng ta thường tạo ra ảo tưởng rằng tất cả những người vượt thoát ra khỏi Việt Nam đều là tị nạn chính trị. Chính những thuyền nhận trong các trại tị nạn Thái Lan, Hồng Kông, Philippines cũng tìm mọi lý lẽ để chứng minh rằng họ là thành phần tị nạn chính trị để được các phái đoàn phỏng vấn các nước cho đi định cư. Những cộng đồng Việt Nam hải ngoại cũng đấu tranh quyết liệt để cứu vớt đồng bào mình ra khỏi các trại tị nạn, cho dù đa số trong trại Hongkong xuất phát từ miền Bắc mà có rất nhiều gắn bó với chế độ Cộng Sản (Tại Canada đã xảy ra trường hợp một tập thể tị nạn từ Hong Kong đã tổ chức văn nghệ đầy màu sắc CS).

Khi những Việt hốt hoảng tranh đạp nhau để thoát ra khỏi Việt Nam những ngày biến động trước sau 30 tháng 4, năm 1975, cũng như hàng vạn thuyền nhân trong suốt hơn hai thập niên mà đã tạo ra “Thảm trạng Biển Đông”; ngay cả trong các chương trình đoàn tụ, chúng ta hẳn phải nhìn ra sự phức tạp trong sự phân loại dựa trên yếu tố chính trị.

Ngoài những thành viên có nhận thức chính trị về một cuộc chiến ý thức hệ, thì có rất nhiều người lựa chọn ra đi là vì không thể sống trong cuộc sống ngột ngạt, đói khổ, mất nhà, mất phương tiện sinh tồn (những ngày cuối cuộc chiến, có những làng ngư dân ven biển bơi thuyền ra biển tránh bom đạn, và được tàu Mỹ bốc hết). Sự lựa chọn giữa chín phần chết, một phần sống chưa hẳn là dựa trên nhận thức chính trị, mà chỉ vì sinh kế. Vì thế, một khi họ nhìn thấy cơ hội có thể làm ăn, kiếm tiền; họ sẽ không ngần ngại quay trở lại. Nhưng chỉ để làm ăn chứ không phải trở về sinh sống hẳn, vì họ cũng biết cuộc sống ở ngoại quốc sung sướng, an toàn hơn nhiều.

Đã Đến Lúc Đen Trắng Dần Dà Phân Minh

Chúng ta vô cùng hãnh diện khi thấy đại đa số người Việt tị nạn đến Hoa Kỳ đã từ con số không, hai bàn tay trắng; mà nay có những thành công đáng kể. Có người thành công về tài chánh, trở nên những triệu phú với những cơ ngơi bề thế; Có người thành công về danh vọng, đỗ đạt, làm rạng danh dân Việt. Những người không may mắn bằng thì ít ra cũng nuôi dạy con cái nên người, vươn lên trong xã hội mới. Nói chung tuyệt đại đa số người Việt đang được xếp vào hàng trung lưu của nước Mỹ. Đó là do khả năng tiềm tàng của một dân tộc có truyền thống hiếu học, cần cù và có tinh thần thăng tiến. Nhưng cũng phải nhận một lợi thế là đất nước Hoa Kỳ là một xứ sở của cơ hội. Cơ hội được ban phát đồng đều cho mọi người mà không hề có sự phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ…

Tuy thế, lòng ham muốn của con người là vô hạn. Có một muốn trăm, có trăm muốn vạn. Biết bao nhiêu nghệ sĩ, trí thức, văn giới đã nổi tiếng ở Hoa Kỳ vẫn chưa hài lòng với số lượng người ái mộ vài ngàn, vài chục ngàn, trăm ngàn. Họ mò về Việt Nam trình diễn, in bán sách, tham gia những hoạt động văn học, nghệ thuật do CS chủ xướng để trước hết kiếm thêm tiền, nhưng có lẽ mục đích chính là được thêm hàng triệu người biết đến. Họ quên rằng việc làm của họ trong giai đoạn dân tộc đang đấu tranh giữa Thiện và Ác; là một sự hà hơi tiếp sức cho cái Ác; ru ngủ, lèo lái tinh thần người dân quốc nội vào một thế thụ động, an hưởng, có cái nhìn lệch lạc về chính nghĩa và gian tà. Một người bạn văn của tôi đã dùng tên tuổi của mình để viết bài biện minh cho thầy tu Nhất Hạnh về những việc ông ta làm gần đây ở Việt Nam; cũng chính ông nhà văn này đã đưa sách của mình về VN in và phát hành sau khi lược bỏ những đoạn chống Cộng mà ông viết trước đây để lấy lòng cộng đồng tị nạn..

Chúng ta không trách cứ những người này. Về phương diện pháp luật, họ có quyền làm ăn, kiếm tiền, kiếm danh dù ở bất cứ nơi đâu, miễn là chánh đáng. Chỉ trên phương diện đạo đức, chính trị của những người Quốc gia chống Cộng, chúng ta buộc phải đánh giá họ nếu như việc làm của họ góp phần to điểm cho chế độ CS hay đi ngược lại công cuộc đấu tranh của chúng ta. Nhưng ngay trong anh em chúng ta, khi còn nằm trong bàn tay CS trong các trại tù, cũng đã có những người hân hoan lao động hăng say mỗi khi bọn cai tù nới lỏng một chút kiềm chế, khủng bố. Thì trách chi những người dân tầm thường không hề có một ý thức chính trị Quốc Cộng nào.

Gần đây, bọn đầu nậu đã tổ chức liên tiếp những chương trình văn nghệ với các nghệ sĩ từ Việt Nam qua. Làm đến đâu, bị cộng đồng phản đối đến đó. Và đa phần là chúng thất bại. Nhưng một khi còn có người sẵn sàng bỏ tiền mua vé đi xem, thì dù lời hay lỗ, bọn đầu nậu sẽ còn manh nha tổ chức tiếp. Và vì đây là một phần trong Nghị quyết 36, của Việt Cộng, chuyện lời lỗ đã được tính toán cả rồi. Trong công tác tuyên vận, Việt Cộng luôn luôn rất hậu hỉ. Chúng ta cũng không nên ngạc nhiên khi thấy những chương trình này cũng hấp dẫn được một số lượng khán giả đã bất chấp sự thuyết phục của Cộng Đồng về tính chất tuyên vận của các chương trình văn nghệ đó. Họ là ai? Nếu không phải là những người tị nạn kinh tế và một phần những người mới đến Hoa Kỳ theo các chương trình đoàn tụ, vợ chồng mới cưới… Hoặc họ là những người dễ tính, không có quan điểm chính trị; hoặc họ là những người sinh ra lớn lên trong chế độ CS, đã quá quen thuộc với lời ca tiếng nhạc trong xã hội CSVN.

Vấn đề đáng nói, và phải nói ở đây là những người đang đu dây hai hàng.

Họ là những người hăng hái tham gia vào các công tác của cộng đồng từ nhiều năm, đã tạo ra uy tín không những trong cộng đồng mà còn với các giới chức, doanh nghiệp Hoa Kỳ. Đùng một cái, người ta phát giác biết họ có những cơ sở làm ăn bề thế bên Việt Nam, có những quan hệ với nhiều giới chức cao cấp của CS. Có người từng hướng dẫn những lãnh tụ cao cấp của CS tham quan các doanh nghiệp địa phương hay tháp tùng trong các phái đoàn cao cấp Hoa Kỳ đến Việt Nam để làm môi giới. Có người đang từ một doanh gia bình thường, chủ một cơ sở nhỏ, tự nhiên phất lên có trong tay vài ba công ty lớn với doanh số phải đến hàng triệu, chục triệu đô la. Người dễ tính nhất cũng phải đặt câu hỏi về số tiền đầu tư kếch xù này. Liệu có phải là một cuộc rửa tiền cho bọn cán bộ CS tham nhũng không? Hay là tiền CS trả công trước cho những hoạt động khuynh đảo cộng đồng khi có điều kiện về sau? Về tuyên vận, ngoại giao, khủng bố, bọn CS có những ngân sách rất dồi dào.

Những người lớn tuổi, dày dạn kinh nghiệm sẽ không thể chấp thuận một giải thích nào về sự việc một người vừa làm ăn với địch, mà lại vừa tham gia những hoạt động có tính cách chống lại kẻ địch đó. Nhất là khi kẻ địch đó là Cộng sản Việt Nam, mà quá khứ cũng như hiện tại đã chứng minh sự kỳ thị, thù hận trong lòng họ đối với những người không theo họ. Ngay những người thân Cộng như Nguyễn Đình Hoan, Trần Trường (US), Trịnh Vĩnh Bình (Hoà Lan)… về VN đầu tư giúp CS xây dựng, mở mang kinh tế, giáo dục còn bị chúng cho vào tù, cướp đoạt tài sản. Thì việc những doanh gia hoạt động Cộng Đồng mà được yên ổn làm ăn lớn tại VN phải có những gì rất bí ẩn, nguy hiểm mà chúng ta cần tìm hiểu và cảnh giác

Chúng ta từng bị nội tuyến bởi Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Thảo. Đó là những bài học phải thuộc.

Nõ thần có sức mạnh vạn năng đến đâu, thành Cổ Loa có kiên cố đến đâu; cũng không nguy hiểm bằng những lời đường mật mà Trọng Thủy rót bên tai nàng Mỵ Châu. Xin hãy luôn nhớ lời thần Kim Quy khi vua An Dương Vương – thua trận đang trên đường tị đào và bị địch đuổi riết - ngước mặt lên trời than thở cho sự suy vong.

“Kẻ thù đang ngồi sau lưng nhà ngươi đó!”.



Wednesday, January 13, 2010

Bài Thơ Tình Yêu


Nhân ngày kết nghĩa Châu Trần
Bên nợ tình thâm, bên nợ giang san
Bên đồi ai oán, bên rừng đa đoan
Tiễn đưa bóng chàng……..
Chín con long thật lớn sẽ đem tin tới nàng,
Dấn buớc tang bồng về nơi phố thị
Người đi trong cuộc chiến buồn,
Ngày đi nước mắt , về ngàn vinh quang.
Xe hoa đem đến đón nàng,
Về dinh mở hội khoa đăng rỡ ràng
Tháng năm dẫu có xóa nhòa
Núi sông duyên thắm nồng nàn uyên ương
Chàng đi năm tháng chưa quên
Cố hương mỹ nữ tình duyên trao chàng
Núi non lưu luyến tấc lòng
Nghìn năm vẫn sống một lòng thủy chung



Tiễn bạn


Đưa người ta không đưa sang sông
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng
Lung lay bóng nguyệt nghe tiếng trống
Tràng thành chìm đắm lửa binh đao
Khách Má hồng nên nỗi truân chuyên
Tiễn bạn khóc thầm lần thứ mấy?
Nghe tiếng sóng giận mình chẳng còn ai?
Bên Man Khê là bến Tiêu Tương
Vạn lý Quan san không xa lắm
Ly biệt chẳng ngóng chẳng đợi chờ
Tiễn bạn về chốn xa xăm đó
Ly khách đường xa chân đã mỏi
Cạn chén ly bôi tình tiễn đưa?


Tặng bạn Hạnh 10B72 & Phu nhân


Tuesday, January 12, 2010

Tất Niên 10B72


Tuan du kien se to chuc mot buoi tiec Tat Nien cho tat ca ban be (ban cung so lam, ban cung khoa, ban khac khoa, ban giang ho, ban ngoai doi va tat ca ban nao co tam long den voi nhau), truoc het la da tiec tat nien, thu hai la so tien con du lai, Tuan se trao cho Phu (Hoi Truong khoa 10B/72) goi ve Viet Nam li xi anh em khoa 10B/72 trong mua xuan moi. Day cung la lan thu II ma Tuan to chuc va hi vong lan to chuc nay se la thong le cho nhung nam ke tiep, de minh co mot mon qua nho nho li xi cho anh em ben Viet Nam trong dip tet den. Voi tam long bat vu loi, Tuan nghi rang minh co the lam duoc nhung viec nho be nay cho ban be kem may man hon chung minh (nhat la nhung anh em thuong phe binh khoa 10B/72).

DEM GAY QUY CAY MUA XUAN THUONG PHE BINH KHOA 10B/72 SVSQTB DONG DE


Ngay va gio:
Luc 6 gio chieu,
Thu Bay ngay 6 thang 2 nam 2010
Dia Diem:
China Feast Restaurant (Stanton, CA)
Gia ung ho $25 cho moi phan an

Tran Anh Tuan 766

Wednesday, January 6, 2010