Nơi Gặp Gở của những Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và Sĩ Quan Trừ Bị Quân Trường Đồng Đế Nha Trang
Friday, January 30, 2009
Thursday, January 29, 2009
Wednesday, January 28, 2009
CHUYỆN MỘT CHIẾN HỮU SỐNG 12 NĂM TRONG HẦM KÍN TẠI CÙ LAO ÔNG HỔ (LONG XUYÊN).
An Giang trước đây thuộc Thuỷ chân Lạp, được Quốc vương Chân Lạp Nặc Tôn dâng chúa Nguyễn phúc Khoát năm 1757 để đến ơn lập mình lên làm vua và dẹp loạn. Năm 1832, Minh Mạng đổi các Trấn thành Tỉnh An Giang. Đến đời Pháp thuộc, năm 1876 thống đốc Dupré, An Giang được chia ra lục tỉnh : Long Xuyên, Châu Đốc, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và Sa Đéc.
Bạn Lý bá Bổ (ảnh ngày 4/1/2009)
An Giang có 2 nhánh sông Tiền và Hậu Giang chảy qua và sông Thoại Hà do vua Gia Long giáng chỉ cho Ông Nguyễn văn Thoại đào vào mùa Xuân 1818.
Thuở còn đi học, tôi rất thích bài Dòng An Giang của Anh Việt Thu vì dễ đàn, dễ hát và lời ca rất hay :
Dòng An Giang sông sâu nước biếc
Dòng An Giang cây xanh lá thắm
Lã lướt về qua Thất sơn
Châu Đốc dòng sông uốn quanh
Soi bóng Tiền Giang Cửu Long.
Dòng An Giang trăng lên lấp lánh
Dòng An Giang tung tăng múa hát
Đêm đến dòng sông thở than
Bên mấy hàng cau hắt hiu
Đã mấy mùa Xuân thái bình.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Dòng An Giang ai qua vẫn nhớ
Dòng An Giang xinh xinh nước biếc
Đây những thuyền ai lắc lơ
Đôi mái chèo trăng lướt qua
Lơ lửng vầng trăng vở tan.
Dòng An Giang xanh xanh khóm trúc
Dòng An Giang lơ thơ bến nước
Đây những người thôn nữ xinh
Duyên dáng chuyền tay dắt nhau
Múc mấy vầng trăng đổ đi . . .
An Giang cách Sài Gòn 189 cs, có nhiều ruộng lúa, sông hồ, đồi núi. Phong cảnh đẹp. Có nhiều khu du lịch : bến đá núi Sam, lâm viên núi Cấm, đồi Tức Dụp, Miễu bà Chúa Xứ, Lăng Thoại ngọc Hầu, chùa Tây An và nhiều... cù lao.
Cù lao Ông Hổ gồm 1 cồn lớn nằm cạnh thị xã Long Xuyên ( nay thuộc xã Mỹ Hoà Hưng gồm 5 ấp ) và 1 cồn nhỏ Phó Ba ( có 1 ấp ). Xuống bến phà Ô Môi phía Long Xuyên chỉ cần 15 phút đi đò là đã bước lên bờ cù lao.
Cồn có chiều dài 9cs và chỗ rộng nhất 3 cs. Diện tích tự nhiên 17,6 cs vuông.
Trước đây cù lao thuộc tổng Bình Thành tỉnh Long Xuyên. Đời vua Minh Mạng (1820-1840) cù lao có 1 nghĩa binh tên Trương công Lý mất được vua cho lập đình và sắc phong là vị thần tại đình làng Mỹ hoà Hưng.
Tên gọi cù lao Ông Hổ có nhiều cách lý giải. Có truyền thuyết cho rằng khi cù lao mới hình thành có đôi vợ chồng già đi lượm củi vớt được 1 con mèo con. Lớn lên hoá ra là một con hổ. Ông bà cụ mất, hàng năm đến ngày giổ hổ về với 1 con thú rừng phủ phục trước phần mộ để tưởng nhớ công ơn. Lâu dần, dân địa phương gọi là cù lao ông Hổ và cho lập đền thờ. Hiện nay, miếu thờ vẫn còn ở đầu rạch Cái Mơn ấp Mỹ Long.
Ngoài cù lao ông Hổ còn cù lao ông Chưởng,cù lao Giêng với xóm đạo Công giáo và trại mồ côi. Ngay địa phận 2 xã Hoà Hảo và xã Hưng Nhơn, trên Chợ Mới một chút, sông Tiền Giang phía Tân Châu và sông Hậu Giang phía Châu Đốc ăn thông với nhau bằng sông Vàm Nao rất rộng. Sông nầy có những dòng nước xoáy ngầm làm sụp lỡ 2 bên bờ mỗi ngày thêm thênh thang.
Từ thời Pháp thuộc, nhà thơ Huy Cận đã cảm hoài :
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng lòng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống chiều lên sầu chót vót
Sông dài, trời rộng bến cô liêu.
Bèo giạt về đâu hàng nối hàng ?
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng ...
Dân An Giang hiền hoà trong đời sống tâm linh, hiếu khách thật thà khi tiếp xúc, được thiên nhiên ưu đải, có nhiều ruộng lúa sản lượng cao. Đến với cù lao ông Hổ bạn có thể nghỉ đêm sinh hoạt với cư dân ( homestay ) như ân tình ruột thịt bên dòng An Giang cây xanh, nước biếc.
Buổi sáng, vừa thức dậy nhìn ra sông bạn sẽ thấy ngay nhiều miệng chài nở tròn sau vòng tay vẩy của ngư dân đứng trên đầu một chiếc xuồng con bé xíu, những chiếc vó khẳng khiu vừa cất lên lấp lánh vảy bạc dưới ánh nắng buổi bình minh và một chợ nổi với những cây “bẹo” tòn ten rau củ, trái cây trước mũi ghe.
Buổi trưa sau khi đi trên một xuồng ba lá qua các kênh rạch ruộng vườn, nhìn các cô thôn nữ với nét mặt ưa nhìn thoăn thoắt ngắt những bông điên điển màu vàng óng và trở về với món ăn dân dã : cá lóc nướng trui, mắm thái Châu Đốc, bông điên điển nhúng lẩu cá linh ...
Bạn H.V.T (Houston-TX), một chiến hữu của vùng sông nước miền Nam, có bài thơ “vàng bông điên điển”, tôi thích nhất đoạn chót :
... Nắng chiều soi bóng chao nghiêng,
Em say sưa hái để quên dáng ngồi.
Tóc dài rẽ lệch đường ngôi,
Ôm bờ vai để tơ trời mân mê.
Đầy bông điên điển xuồng về,
Em thung dung giữa bốn bề nước mây.
Hương đồng quyện tóc huyền bay,
Anh làm lữ khách thương hoài màu bông.
(thơ Huyền vân Thanh)
Buổi chiều, bạn có thể mượn một xe đạp chạy xuyên đường làng quanh co hơn 10 cây số để thăm vườn mai của các nghệ nhân, trong ánh nắng nhạt dần của buổi hoàng hôn.
Đêm xuống, bạn dễ dàng chìm trong giấc ngủ, đâu đây tiếng hát ngọt ngào của một thôn nữ hay giọng ca mộc mạc của một lực điền trong tiếng bập bùng của ghi ta phím lõm u buồn...
Ông Hổ là một cù lao Nam bộ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp hoang sơ : phong cảnh nên thơ hữu tình, con người thuỷ chung son sắt.
Dù ai xuôi ngược bốn bề,
Chưa đến ông Hổ, chưa về An Giang.
( ca dao Nam bộ )
Gần đây, do đưa đón vài đoàn khách nước ngoài đến cù lao Ông Hổ, vô tình tôi biết chuyện một chiến hữu sống 12 năm dưới hầm sâu tại ấp Mỹ Thuận, phía Đông của cù lao. Câu chuyện càng nung nấu tâm can tôi hơn khi biết vợ bạn là cựu học sinh Trung học Đoàn thị Điểm niên khoá 1970-1976.
Bạn Lý bá Bổ sinh ngày 9/7/1954 tại ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ hoà Hưng, Châu Thành, An Giang (cù lao Ông Hổ). Bạn còn 8 anh chị em. 5 trai, 3 gái . Bạn thứ 9, còn 1 em trai và 1 em gái. Mẹ bạn mất năm 2000 và cha mất năm 2003, thọ 92 tuổi. Bạn là cựu học sinh Trung học Thoại ngọc Hầu Long Xuyên.
Bạn theo học khoá 10B/72 SQTB tại Đồng Đế Nha Trang. Số quân : 74/519359. Bạn tốt nghiệp hạng 90/1089 SVSQ ngày 27/10/73 được điều về TĐ 477 ĐPQ đóng ở Tầm Vu Phụng Hiệp Cần Thơ do Thiếu tá Nguyễn văn Khăm làm TĐT. ( đầu năm 1974 TĐT là Thiếu tá Phan thế Trung ).
Tháng 12/73 đồn Cầu Cây-Rạch Gòi do Chuẩn uý Nguyễn thành Trát làm trưởng đồn bị các TĐ Tây đô bao vây (TĐ1+2+3). Đơn vị bạn được lệnh đánh giải vây, bạn bị 1 viên đạn AK xuyên vai phải, nằm QYV PTG Cần Thơ một tháng. Tái khám 2 lần 29 ngày.
Bạn Bổ và vết thương củ từ 12/73
Sau đó, bạn được chuyển về TĐ 407 ĐPQ thuộc TK Phong Dinh do Đại uý Nguyễn văn Giúp làm TĐT, đóng ở kinh Thị đội, Bà Đầm, Thới Lai-Cờ Đỏ. Bạn được thăng cấp Thiếu uý ngày 11/02/1975.
Sáng 30/4/1975, bạn tháp tùng theo đoàn quân của nhiều đơn vị dùng tàu vượt biển Mỏ Ó Sóc Trăng. Gồm 2 tàu cây, mỗi tàu chở hơn 100 binh sĩ, đầy đủ súng ống đạn dược. Vừa ra biển hơn 5 cây số sóng lớn làm chìm 1 tàu (tất cả đều chết). Tàu bạn Bổ bị vô nước, chết máy dạt vào bờ neo đậu bên trong cửa sông chờ sóng yên sẽ ra đi. Nhưng khoảng 3 giờ sáng tàu bị bộ đội bao vây và bị bắt dẩn về căn cứ hải quân Đại Hải Long Phú Sóc Trăng. Toàn bộ quân trang và vũ khí bị tịch thu.
Sau 9 ngày nhốt ở một trường Tiểu học, bạn được cấp giấy cho về địa phương và bị đưa tập trung ở trường ĐTĐ Cần Thơ. Tháng 8/75 được đưa lên TTHLCL Châu Đốc. Bạn ở khung 7. Khoảng 8 tháng sau được đưa về Liên Trại 2 Vĩnh Điều Vĩnh Gia thuộc Tri Tôn Châu Đốc gần kinh Vĩnh Tế và bắt đầu đào kinh về Ba Thê núi Sập. Con kinh ngang 50m, sâu 5m từ kinh Vĩnh Tế nhắm tới núi Ba Thê.
Đêm 23/01/77 ( 5/12 âl ) lúc 22 giờ đêm nhóm cải tạo khoảng 50 người được lịnh ra bờ kinh Vĩnh Tế nhận hàng đem về trại ( lộ trình khoảng 10 cs ). Bạn và 50 trại viên bơi ngang sông, vượt trại. Mười phút sau, bộ đội truy đuổi bắn chết một số và một số bị bắt sống, còn được 14 người tìm đường sang Tỉnh Tà Keo. Thiếu uý Đức người Sg chết chìm vì không biết lội.
10 giờ sáng hôm sau đoàn còn 13 người. Có 1 anh bạn đem 1 số hình ảnh ướt ra phơi, phản chiếu ánh mặt trời nên bị Khơ Me đỏ phát hiện. Chúng cho quân bao vây. Một số bị bắn chết. Một số bị bắt chúng đánh đập tàn nhẩn. Bạn Bổ chui vào rừng tràm trốn, may chúng xom không gặp. Sau khi bọn Khơ Me đỏ rút, chỉ còn bạn và Thiếu uý thiết giáp Nguyễn văn Non ( tức soạn giả Yên Hà ). Nửa đêm, bạn Non trốn một mình tìm đường sang Thái Lan. Bạn Bổ cô đơn chờ đêm đến lội sang kinh Vĩnh Tế trở về VN, lưu lạc hơn 15 ngày trong rừng, chỉ ăn lá tràm non, đọt chạy, ốc sống và uống nước ruộng. Bạn tìm đường về nhà cha mẹ ở Cù lao Ông Hổ đúng đêm giao thừa Tết âm lịch năm 1977.
Với sự chở che của cha mẹ già, bằng cách đóng một thùng cây âm dưới đáy một bồ lúa sau nhà. Bạn đã ở trong hầm nầy trong 12 năm. Bạn luôn nghĩ cha mẹ thương che dấu nhưng hết sức nguy hiểm. Tình cờ 1 đêm bạn nghe radio mục tìm bạn bốn phương, bạn biên thư làm quen một cô giáo tật nguyền ở Cần Thơ bị giảm biên chế. Cô ta lên Cù lao Ông Hổ tìm bạn và dẫn bạn về Cần Thơ. Hai cuộc đời hẫm hiu, 2 số phận cay đắng gặp nhau, kết thành vợ chồng.
Lúc đầu bạn chỉ nói là trốn nghĩa vụ. Gia đình giúp bạn làm CMND mới với tên giả Phan đức Long sinh năm 1960.
Sau cùng, sợ bị phát hiện bạn nói thật trốn trại và gia đình bên vợ dẫn bạn ra trình diện Sở CA Cần Thơ ngày 18/08/93. Nơi đây, cho người về cù lao Ông Hổ tìm gặp cha mẹ bạn để xác minh. Bạn bị tạm giữ 1 tháng và sau đó trình diện mỗi ngày, mỗi tuần gần 4 năm (đúng ra là 3 năm 8 tháng 12 ngày ).
Bạn chính thức phục hồi quyền công dân khi được cấp CMND ngày 02/08/1997 ( sau khi được Sở Tư Pháp cho phép ), với 1 cái tên đặc biệt : Lý bá Bổ Phan đức Long.
Dù sống trên quê hương, nhưng bạn Bổ đến ngày được cấp lệnh khoan hồng có thời gian mất quyền công dân kỷ lục : 22 năm 3 tháng 18 ngày. Nhưng thời gian nầy bạn Bổ ở trong hầm tối 12 năm. Khi ra khỏi hầm về Cần Thơ bạn chỉ còn 35 kg và á khẩu 1 thời gian dài mới nói chuyện được.
Cô Hồng Nga (vợ bạn Bổ), cựu hs Đoàn thị Điểm, tốt nghiệp ĐHSP Anh văn năm 1981. Được về dạy AV trường PTTH Nguyễn việt Hồng ở cầu Đầu Sấu ( trước đây là trường Trung học Cái Răng do đại tá Mã sanh Nhơn, chỉ huy trưởng TT/HLCL Châu Đốc tài trợ xây cất ). Vì 2 chân bị yếu và sau khi giải phẩu không đi đứng được, cô bị cho nghỉ việc. Hiện nay cô kèm các cháu học sinh cấp II môn Anh văn tại nhà. Ngoài ra cô còn điều hành hội người khuyết tật Cần Thơ khoảng 240 người ( vận động nhà ai nấy ở ) và cơ sở nhịp cầu nuôi dạy 18 người khuyết tật. Họ đang làm nghề điêu khắc hàng thủ công mỹ nghệ, gia công ráp táp lô điện, quạt máy, thêu thùa, kết cườm ...kiếm sống qua ngày. Thường đầu ra sản phẩm rất yếu không đủ sống phải nhờ đến lòng nhân ái của các mạnh thường quân, chùa, nhà thờ v.v... Bạn Bổ là 2 chân của vợ để giao thiệp, tiếp xúc, nhận hổ trợ của các cá nhân và hội đoàn.
Hy vọng quảng đời còn lại của 2 bạn Bá Bổ + Hồng Nga tìm được nguồn hạnh phúc và an ủi qua các công tác xã hội giúp đời. Chúng tôi cũng cầu xin cho hội người khuyết tật do cô Hồng Nga điều hành, ngày càng có nhiều những tấm lòng vàng quan tâm, giúp đỡ.
T.V Cần Thơ.
( 15/01/2009 )
Cù lao Ông Hổ (Long Xuyên)
Monday, January 26, 2009
Binh Chủng Nhảy Dù / 20 Năm Chiến Sự / Trận Khe Sanh
Binh Chủng Nhảy Dù
20 Năm Chiến Sự
Trận Khe Sanh
Hành Quân Lam Sơn 207A (Pegasus ) từ 1/4 đến 12/4/1968
Căn cứ Khe Sanh một tiền đồn đèo heo hút gió ở vùng cực bắc Nam Việt Nam, tọa lạc trên một trảng cao của ngọn núi cao nhất vùng Đông Trị trong dảy Trường Sơn, cạnh sông Rào Quan, một chi nhánh của Sông Quảng Trị, bao quanh bởi núi đồi và cây rừng trùng điệp. Phía Bắc và Tây Bắc có 4 ngọn đồi án ngữ là 881 Bắc, 861, 558 và 881 Nam. Khe Sanh chỉ cách biên giới Lào-Việt chừng 6 miles (10 km) trên đường số 9 chạy theo hướng Đông-Tây nối liền Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị, ngang qua Cam Lộ, Cà Lu, xuyên qua biên giới Lào-Việt tới tận Savannakhet bên Lào. Căn cứ Khe Sanh cách vùng Phi Quân Sự 14 miles (23 km) về phía Nam
Bản đồ vùng Khe Sanh của Trần Đổ Cẩm
Khi xưa, vì thuộc địa Lào nằm trong đất liền nên người Pháp xây dựng đường số 9 để thông thương ra vùng bờ biển Việt Nam. Trong cuộc chiến Việt Nam, đường số 9 là trục lộ chiến lược quan trọng được Cộng Quân xử dụng để xâm nhập người và vũ khí từ bên Lào vào các tỉnh cực bắc Việt Nam Cộng Hòa.
Về phương diện hành chánh,Khe Sanh thuộc quận Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với quận đường đặt gần làng Khe Sanh. Về mặt quân sự, Chi Khu Hướng Hóa do một Đại Úy chỉ huy, gồm chừng một đại đội Địa Phương Quân (ÐPQ) và Nghĩa Quân (NQ) cùng một số cảnh sát. Thông thường có thêm một Tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 1 Bộ Binh tăng phái hoạt động trong vùng cùng một Pháo Đội 105 ly (-) với 2 khẩu đặt tại sân bay Khe Sanh và 2 khẩu đặt tại Làng Vei. Sau này, vì tình hình an ninh không đuợc khả quan nên Quận Hướng Hóa được di chuyển về vùng Cùa gần căn cứ Mai Lộc.
Về dân cư, vì là vùng đồi núi hoang dã, khí hậu khắc nghiệt nên chỉ có chừng trên ngàn người Việt cư ngụ, đa số là thân nhân và gia đình nhân viên, binh sĩ phục vụ tại chi khu Hướng Hóa. Sắc tộc thiểu số Bru đông hơn, tổng cộng chừng 50,000 người sống rải rác trên các đồi, núí dọc biên giới Lào, nhưng qui tụ khá đông đảo tại hai làng Khe Sanh và Làng Vei dọc đường số 9. Cũng như những sắc dân thiểu số khác như Rhadê, Hrê v.v..., giống Bru thuộc chủng loại Mã Lai-Polynesia nên đen đúa và khá lực lưỡng.
Tuy đường số 9 chỉ là một trục giao thông nhỏ, coi như bị bỏ hoang từ lâu, nhưng khu vực này lại là một chiến trường quan trọng, nơi xảy ra nhiều trận đánh lớn. Lý do vì con đường này dẫn sang Lào, giao tiếp với đường mòn HCM, lại nằm trong vùng đồi nuí hiểm trở nên rất thuận tiện cho quân Bắc Việt đưa người và vũ khí xâm nhập các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Để ngăn chận đối phương, người Mỹ đã lập hàng rào điện tử McNamara theo hình vòng cung dọc theo mặt Bắc đường số 9, hướng Đông kéo dài từ Cửa Việt tới Khe Sanh gần biên giới Lào. Như vậy, Khe Sanh là điểm cực Tây của hàng rào Mc Namara nằm trong phần đất Việt Nam, giữ nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo kỹ thuật và chiến lược của quân lực Mỹ nhắm vào các hoạt động di chuyển, xâm nhập của các đại đoàn chính quy CSBV cơ động sát vùng Bắc Vĩ Tuyến 17 và phía Tây biên giới Việt Lào cũng như trên lãnh thổ Lào. Thủy quân lục chiến Mỹ có 3 Tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 26 đóng quân trong căn cứ Khe Sanh . Đó là các Tiểu Đoàn 1, 2, 3 và Tiểu Đoàn 13 Cơ giới cùng một đơn vị Tình Báo chiến lược.
Năm 1968 Khe Sanh trở thành một địa danh nổi tiếng được nhắc nhở đến nhiều nhất. Đó là thời điểm của Trận Chiến Tết Mậu Thân khi Việt Cộng khởi đầu chiến dịch tổng tấn công trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòạ. Trong chiến dịch này, 20,000 bộ đội Bắc Việt đã được huy động để bao vây 6,000 Thủy Quân Lục Chiến HK cùng Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân VNCH. Nhưng Khe Sanh đã chẳng thất thủ. Trận chiến kéo dài 77 ngày và Cộng quân hứng chịu hơn 10,000 tổn thất.
Đêm 6 tháng 1/1968, bộ đội Bắc Việt có chiến xa yểm trợ tấn công Trại Lực Lượng Đặc Biệt ở Làng Vei, cách Khe Sanh 6 miles (10 km) về hướng Tâỵ. Ngày hôm sau, Làng Vei thất thủ
Ngày 19/1/1968 Một đơn vị TQLC Mỹ tảo thanh vùng đồi 881 Bắc đã đụng độ dữ dội với cộng quân. Chiều ngày hôm sau một Trung Úy CSBV tên Lã Thanh Tòng, Đại đội trưởng pháo đội 14 phòng không thuộc trung đoàn 95/SĐ325 về đầu thú, và tiết lộ kế hoạch tấn công căn cứ Khe Sanh. Trung Úy Tòng cho biết đêm nay Bắc quân sẽ mở cuộc tấn công lên các ngọn Đồi 861 và 881-Bắc. Ngoài ra, người tù binh cũng tiết lộ rằng hai sư đoàn 304 và 325C của Bắc Việt đã vạch sẵn kế hoạch đánh chiếm căn cứ Khe Sanh.
Ngày 20/1/1968 đúng như lời tiết lộ của Trung Úy Tòng, nửa đêm hôm đó sau nửa giờ pháo kích, lực lượng CSBV khoảng 300 cán binh xung phong lên đồị tấn công vào căn cứ. Nhưng lực lượng trú phòng Đại Đội K/3/26 đã chuẩn bị sẵn sàng tác chiến phản công. Trận đánh kéo dài đến 5 giờ 30 sáng, Cộng quân rút lui để lại 47 xác. Phía bên Đại Đội K/3/26 có một binh sỉ TQLC bị tử thương.
Sáng ngày 21/1/1968, căn cứ bị pháo dữ dội hằng ngàn quả đạn, kho bom dự trử bị nổ tung, nhiều phi cơ trực thăng bị hư hại, phi đạo ở Khe Sanh với chiều dài 3,900 feet (1,188 m) bị cày xới lung tung, rút ngắn lại chỉ còn 2,000 feet (609 m) đài kiểm lưu bất khiển dụng, nhiều dụng cụ quan trắc khí tượng bị hư hỏng...Tình hình trở nên vô cùng nghiêm trọng.
Ngày 22 tháng 1/1968, trước tình hình nguy ngập. Tiểu Đoàn 1/9 TQLC Hoa Kỳ được trực thăng vận đến tăng viện cho Khe Sanh. Đây là một đơn vị thuộc Trung Đoàn 9 đã nổi danh trong trận đánh tại Côn Thiện (Cồn Tiên) gần vùng phi quân sự vào năm 1967 vừa qua
Ngày 25/1/1968 Thiếu Tướng J.J.Tolson, Tư lệnh Sư Đoàn 1 KBKV, chuẩn bị tổ chức một cuộc hành quân để giải tỏa căn cứ Khe Sanh.
Ngày 27/1/1968
Tiểu Đoàn 37BĐQ-VNCH, được không vận đến để tăng viện thành 5 Tiểu đoàn họp thành lực lượng phòng thủ căn cứ. TĐT/TĐ37BĐQ là Đại Úy Hoàng Phổ.
Như vậy, ngoài 6,000 TQLC Hoa Kỳ và một Tiểu Đoàn thiện chiến Biệt Động Quân Việt Nam, Khe Sanh lại được phòng thủ bởi hỏa lực pháo binh gồm một pháo đội súng cối 106 ly, 3 pháo đội đại bác 105 ly, và một pháo đội đại bác 155 lỵ. Về thiết giáp, Khe Sanh có 5 xe tăng loại M-48 và 2 chi đội chiến xa M-50 Ontos với 6 khẩu đại bác 106 ly trên mỗi chiếc. Về hỏa lực yểm trợ quanh vùng, Khe Sanh nằm trong tầm tác xạ hỏa yểm của 4 pháo đội đại bác 175 ly từ căn cứ Rock Pile và 3 pháo đội 175 ly từ căn cứ Carroll.
Trong khi đó tin tức tình báo ghi nhận lực lượng Cộng Sản cũng hùng hậu không kém hiện diện chung quanh Khe Sanh. Có ít nhất 3 sư đoàn và thêm một số đơn vị biệt lập hỗ trợ khác. Các đơn vị Cộng Sản được ghi nhận như sau:
- SĐ325 CSBV đang hiện diện quanh quẩn tại phía Bắc đồi 881 Bắc.
- SĐ304 từ Lào cũng đã xâm nhập vào VN và hiện đang có mặt tại phía Tây-Nam của Khe Sanh.
- Một Trung Đoàn của SĐ324CSBV cũng được phát giác tại khu phi quân sự cách Khe Sanh chừng 24 km về hướng Tây Bắc.
- SĐ320CSBV đang ở phía Bắc căn cứ hỏa lực Rockpile, cũng có thể tiếp ứng cho mặt trận Khe Sanh.
- Ngoài ra, Cộng Sản còn huy động thêm một đơn vị Thiết Giáp với chiến xa T-54 cùng hai Trung đoàn 68 và 164 Pháo Binh.
Bản đồ khu giới tuyến và QL 9 của Trần Đổ Cẩm
Ngày 30 tháng 1 Cộng Sản mở chiến dịch "Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa" trên toàn lãnh thổ Nam Việt Nam. Có tất cả 25 tỉnh lỵ và thị trấn trong số 44 Tỉnh của VNCH bị tấn công, trong đó có Huế và Saigon là hai thành phố xảy ra những vụ đụng độ lớn nhất.
Từ ngày 5/2/1968 ( mồng 7 Tết) Cộng quân bắt đầu liên tục pháo kích, tấn công bằng bộ binh và bao vây quanh vòng đai căn cứ chiến lược Khe Sanh. Lực lượng trú phòng đã phản công chống trả quyết liệt gây nhiều tổn thất cho địch quân.
Ngày 9/2/1968 một Tiểu đoàn CSBV thuộc Trung Đoàn 101D của Sư Đoàn 325 tấn công đồi 64 do Đại Đội A/1/9 TQLC trấn giữ. Các vị trí phòng thủ trên đồi bị Bắc quân tràn ngập. Không chút chậm trễ, các khẩu đại bác quanh vùng đều nhắm hướng đồi 64 và tác xạ. Một lực lượng TQLC khác được gởi đến tiếp viện. Trong 3 tiếng đồng hồ máu lửa này, có 150 bộ đội Bắc Việt chết và 26 binh sĩ Hoa Kỳ tử thương.
Sau trận đánh ở Đồi 64 nầy, quân Bắc Việt tạm ngưng các hoạt động để bổ sung quân số. Chiến trường lắng dịu trong hai tuần. Ngày 11 tháng 2 hai phi cơ vận tải C-130 đáp xuống Khe Sanh, một chiếc bị nổ tung vì trúng đạn pháo kích. Chiếc thứ hai cũng bị hư hỏng và được gấp rút sửa chữa rồi bay "khập khễnh" về phi trường Đà Nẵng.
Map Khe Sanh Combat Base
Ngày 21/2/1968 khoảng 1 Đại đội cộng quân tấn công vào phòng tuyến của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân tại khu vực hướng Đông căn cứ Khe Sanh. Nhưng các binh sĩ Mũ Nâu VNCH đã vững vàng cố thủ. Đợt tấn công của đối phương đã bị Biệt Động Quân bẻ gảỵ
Hai ngày sau 23/2/1968, quân CSBV tập trung pháo binh để phục hận. Một nghìn ba trăm (1,300) quả đạn đủ loại đã được bắn vào Khe Sanh. Trận địa pháo 8 tiếng đồng hồ này đã làm nổ tung một kho tồn trữ đạn trong căn cứ, gây thiệt mạng cho 10 quân nhân Hoa Kỳ và 51 người khác bị thương.
Khoảng 9.30 giờ đêm 29/2/1968, một Tiểu đoàn Cộng quân (thuộc Sư Đoàn 304 CSBV) đánh thẳng vào mặt Đông của Khe Sanh. Đây là khu vực trách nhiệm của TĐ37 Biệt Động Quân VNCH. Sau một màn pháo kích dọn đường, và ba lần biển-người xung phong, CSBV cũng không phá được phòng tuyến thép. Đêm hôm đó, các binh sĩ Biệt Động Quân bình tĩnh chiến đấụ Họ đợi đối phương xung phong đến thật gần rồi mới khai hỏạ. Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân đã chống trã mãnh liệt. Kinh nghiệm chiến đấu và sự gan dạ của họ chính là một trong các yếu tố quan trọng giúp đẩy lui cả 3 lần xung phong của Bắc quân. Ngày hôm sau, kiểm điểm tình hình chiến trận họ đếm được 70 xác chết địch quân trên trận địạ
Sau nhiều ngày thảo luận tình hình chiến sự, sau cùng Tướng Westmoreland chấp thuận kế hoạch hành quân giải vây Khe Sanh. Hành quân mang tên Pegasus về phía Mỹ và về phía VNCH nằm trong kế hoạch Hành Quân Lam Sơn 207A. Cả hai cuộc hành quân đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng J.J. Tolson. Lực lượng tham dự hành quân gồm có :
1/ Lữ Đoàn 1 KBKV với Lữ Đoàn Trưởng là Đại Tá J.F. Stannard.
2/ Lử Đoàn 2 KBKV với Lữ Đoàn Trưởng là Đại Tá J.C. Mc Donough.
3/ Lữ Đoàn 3 KBKV với Lữ Đoàn Trưởng là Đại Tá H.S.Campbell.
4/ Trung Đoàn 26 TQLC với Trung Đoàn Trưởng là Đại Tá D.E. Lownds
5/ Trung đoàn 1 TQLC.
6/ Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù –VNCH gồm 3 Tiểu Đoàn dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Nguyễn Khoa Nam.
- Tiểu Đoàn 3 ND – TĐT là Thiếu Tá Trần Quốc Lịch.
- Tiểu Đoàn 6 ND – TĐT là Thiếu Tá Trương Vĩnh Phước.
- Tiểu Đoàn 8 ND – TĐT là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thọ.
Bộ Tư Lệnh hành quân đóng tại căn cứ Stud gần Cà Lu. Quân số tham chiến lên đến khoảng 20,000 người với sự yểm trợ bởi 300 trực thăng, 148 khẩu pháo binh.
Ngày 25/3/1968 Thiết Đoàn 1/9 KBKV dưới quyền chỉ huy của Trung Tá R.W.Diller sử dụng trực thăng trinh sát dọc theo QL 9 hướng về Khe Sanh để thu thập tin tức về địch quân, xác định các vị trí bải đáp trực thăng đồng thời tiêu diệt các ổ phòng không của địch.
Sáng ngày30/3/1968, SĐ3TQLC Mỹ phối họp với SĐ1BB-VNCH hành quân nghi binh tại vùng Côn Thiện và Gio Linh. Lực lượng của Mỹ hơp thành lực lượng đặc nhiệm Kilo trong khi cánh quân SĐ1BB-VNCH nằm trong kế hoạch Lam Sơn 203. Cuộc hành quân chấm dứt lúc trưa ngày 1/5/1968. chỉ có những cuộc chạm súng lẻ tẻ không đáng kể.
Ngày 1/4/1968 cuộc hành quân chính thức khai diển. Hai Tiểu Đoàn 2/1 và 1/3 TQLC Mỹ từ Cà-Lu tiến dọc hai bên đường QL9 hướng về Khe Sanh để bảo vệ cho TĐ11Công Binh tu sửa lại con đường nầy. Trong khi đó 3 Tiểu Đoàn thuộc Lữ Đoàn 3KBKV được trực thăng vận đổ xuống các bải đáp phía trước cách Khe Sanh khoảng 5 dậm.
Ngày 2/4/1968 liên tiếp 2 ngày, hai Lữ đoàn 2 và 1 KBKV được thả xuống phía Nam căn cứ Khe Sanh và đường số 9 tảo thanh quanh khu vực đồn điền của người Pháp khi xưa.
Sau khi được thả xuống bải đáp, TĐ1/5KBKV hướng về mục tiêu đồn Pháp cũ, đã đụng độ với một Tiểu Đoàn cộng quân đang cố thủ tại đây,TĐ1/5KBKV bị thiệt hại nặng, Trung Tá Runkle Tiểu Đoàn Trưởng bị tử thương. TĐ2/5KBKV được lịnh vào thay thế nhưng cộng quân đã rút lui.
Trong khi đó, các đơn vị phòng thủ bên trong căn cứ Khe Sanh, TĐ1/9TQLC cũng bắt đầu tấn công ra về phía Nam để chiếm lại ngọn đồi 471 theo chiến thuật gộng kềm, ép đơn vị Tiểu Đoàn 7 Trung Đoàn 66 địch quân vào giửa. Cộng quân cố thoát ra khỏi vòng vây nhưng với hoả lực hùng hậu của các đơn vị tham chiến, Công quân phải rút chạy và bỏ lại chiến trường 148 xác.
Ngày 4/4/1968 Các Tiểu Đoàn 3, 6 và 8 Nhảy Dù thuộc LĐ3ND-VNCH được thả xuống khu vực phía Tây và Tây Nam căn cứ Khe Sanh. ( bên ngoài và phía sau vị trí của địch quân đang bao vây căn cứ.) để chận đường lui binh của địch.
Ngày 6/4/1968 các đơn vi KBKV đã bắt tay được với TQLC bên trong căn cứ tại đồi 471.Sau đó TĐ 1/9 TQLC bắt đầu càn quét khu vực chung quanh căn cứ khởi đi từ ngọn đồi 552 rồi đến đồi 681. không gặp một kháng cự nào của địch.
Cùng lúc đó về mặt Bắc, TĐ2/26TQLC cũng tiến ra ngọn đồi 558. Mủi tiến quân nầy gập sự chống trả mạnh mẽ của công quân; trận chiến phải mất hết 2 ngày mới bứng hết các ổ kháng cự.
Ngày 7/4/1968 trong khi tiến về Khe Sanh dọc theo QL9, TĐ2/7KBKV đã chạm địch mạnh tại địa điểm chỉ cách Khe Sanh chừng 2 dậm. Để 3 Đại Đội cầm chân địch quân ở mặt trận chính, Đại Đội thứ tư lòn ra sau bọc hậu, mới đánh bật được Cộng quân ra khỏi các công sự phòng thủ.
Cũng trong ngày nầy các Tiểu Đoàn Nhảy Dù Việt Nam đã chạm địch, Sau khi đáp xuống vị trí đã định Lữ Đoàn Trưởng cho lệnh các đơn vị trực thuộc mở rộng đội hình hàng ngang tiến vào phía căn cứ , xiết chặc vòng vây. Khi biết có lính Nhảy Dù VN tăng cường, binh sỉ TQLC bên trong căn cứ lên tinh thần, khi lực lượng Nhảy Dù chạm địch, bên trong căn cứ cũng bắn ra dữ dội. Do đó địch quân bị kẹt giữa hai lằn đạn, vì quá gần trong khoảng cách không quá 200m, biết không thể tiến cũng không thể thoát được, địch quân gọi pháo tác xạ vào ngay lên đội hình của chúng nên bị chết rất nhiều, một số bị bắt sống, bên ta cũng bị tổn thương khá cao. Đại Đội 33 Nhảy Dù bị tổn thất nặng nhất: Đại Úy Nguyễn Đức Cần, ĐĐT cùng 2 Chuẩn Úy Trung Đội Trưởng bị tử thương. Một Thiếu Úy Trung Đội Trưởng bị thương. chỉ còn một Trung Đội Trưởng là Thiếu Úy Trương Văn Dũng không bị thương tích.
Ngày 8/4/1968 Căn cứ Khe Sanh hoàn toàn được giải toả sau 77 ngày bị cộng quân vây hảm , các đơn vị tham chiến tung quân càn quét các khu vực xung quanh, chỉ một vài cuộc đụng độ lẻ tẻ quanh ngọn đồi 881 Bắc.
Tổng kết thiệt hại về phía đồng minh 41 Bộ Binh Mỹ, 51 TQLC Mỹ và 34 quân nhân VNCH bị tử trận, đổi lại 1304 quân CSBV bỏ xác tại trận và 21 tù binh.
Cuộc hành quân Lam Sơn 207 A chính thức kết thúc vào ngày 15/4/1968 Lữ Đoàn 3ND được đưa về Huế để tham dự một cuộc hành quân mới chiếm lại thung lủng A Shau.
Sau này, có người nhận xét cho rằng tướng Giáp muốn dụ Hoa Kỳ dồn quân vào Khe Sanh để quân Cộng Sản có thể rãnh tay tấn công các vùng khác. Người khác lại cho rằng ông Giáp bao vây Khe Sanh với lý do muốn tạo dựng một chiến thắng như Điện Biên để buộc Hoa Kỳ phải nhượng bộ. Trong khi đó, một số tài liệu chiến sử Hoa Kỳ lại nghĩ rằng tướng Westmoreland đã "tương kế tựu kế." Ông mong Cộng quân sẽ tập trung nhiều binh đoàn gần Khe Sanh để ông có thể dùng hỏa lực pháo binh và phi cơ tiêu diệt.
Nhưng lịch sử đã đổi chiều không phải của Điện Biên Phủ 14 năm về trước. Năm 1968, Hoa Kỳ có đầy đủ phương tiện để phòng thủ, yểm trợ, và tiếp tế Khe Sanh trong 77 ngày, hoặc lâu dài hơn nếu cần thiết. Phía bên kia, Cộng quân đã không chiếm nổi Khe Sanh, mà lại còn bị thiệt mất từ 10 đến 13,000 bộ độị Đó là chưa kể thiệt hại trên các phương diện khác như quân cụ, chiến thuật, cùng hàng ngàn thương binh.
Tài liệu tham khảo:
Trận chiến Tết Mậu Thân 1968 của Phạm Văn Sơn trên trang nhà History of the Viet NamWar.
Chiến tranh Việt Nam toàn tập của Tiến Sĩ Nguyẽn Đức Phương, nxb Làng Văn 2001.
Một Cánh Hoa Dù của Trương Dưởng. Tác giả xb 1998
- The War in The Northern Provinces 1966-1968 by Lieutenant General Willard Pearson Dept of The Army Washington, D.C., 1975
Phỏng vấn trực tiếp các chiến hữu trong SĐND.
Khe Sanh 77 ngày trong năm 1968 của Phạm Cường Lể trên trang nhà History of the VN War.
Đại Úy Võ Trung Tín
Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
Đại Úy Nguyễn Hữu Viên
Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435
Chúng tôi rất mong được đón nhận những ý kiến bổ chính của các chiến hữu cho những sai sót vì vấn đề thời gian đã trên 30 năm và tài liệu tham khảo hạn hẹp. Email: pvotin@gmail.com KHe Sanh
20 Năm Chiến Sự
Trận Khe Sanh
Hành Quân Lam Sơn 207A (Pegasus ) từ 1/4 đến 12/4/1968
Căn cứ Khe Sanh một tiền đồn đèo heo hút gió ở vùng cực bắc Nam Việt Nam, tọa lạc trên một trảng cao của ngọn núi cao nhất vùng Đông Trị trong dảy Trường Sơn, cạnh sông Rào Quan, một chi nhánh của Sông Quảng Trị, bao quanh bởi núi đồi và cây rừng trùng điệp. Phía Bắc và Tây Bắc có 4 ngọn đồi án ngữ là 881 Bắc, 861, 558 và 881 Nam. Khe Sanh chỉ cách biên giới Lào-Việt chừng 6 miles (10 km) trên đường số 9 chạy theo hướng Đông-Tây nối liền Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị, ngang qua Cam Lộ, Cà Lu, xuyên qua biên giới Lào-Việt tới tận Savannakhet bên Lào. Căn cứ Khe Sanh cách vùng Phi Quân Sự 14 miles (23 km) về phía Nam
Bản đồ vùng Khe Sanh của Trần Đổ Cẩm
Khi xưa, vì thuộc địa Lào nằm trong đất liền nên người Pháp xây dựng đường số 9 để thông thương ra vùng bờ biển Việt Nam. Trong cuộc chiến Việt Nam, đường số 9 là trục lộ chiến lược quan trọng được Cộng Quân xử dụng để xâm nhập người và vũ khí từ bên Lào vào các tỉnh cực bắc Việt Nam Cộng Hòa.
Về phương diện hành chánh,Khe Sanh thuộc quận Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với quận đường đặt gần làng Khe Sanh. Về mặt quân sự, Chi Khu Hướng Hóa do một Đại Úy chỉ huy, gồm chừng một đại đội Địa Phương Quân (ÐPQ) và Nghĩa Quân (NQ) cùng một số cảnh sát. Thông thường có thêm một Tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 1 Bộ Binh tăng phái hoạt động trong vùng cùng một Pháo Đội 105 ly (-) với 2 khẩu đặt tại sân bay Khe Sanh và 2 khẩu đặt tại Làng Vei. Sau này, vì tình hình an ninh không đuợc khả quan nên Quận Hướng Hóa được di chuyển về vùng Cùa gần căn cứ Mai Lộc.
Về dân cư, vì là vùng đồi núi hoang dã, khí hậu khắc nghiệt nên chỉ có chừng trên ngàn người Việt cư ngụ, đa số là thân nhân và gia đình nhân viên, binh sĩ phục vụ tại chi khu Hướng Hóa. Sắc tộc thiểu số Bru đông hơn, tổng cộng chừng 50,000 người sống rải rác trên các đồi, núí dọc biên giới Lào, nhưng qui tụ khá đông đảo tại hai làng Khe Sanh và Làng Vei dọc đường số 9. Cũng như những sắc dân thiểu số khác như Rhadê, Hrê v.v..., giống Bru thuộc chủng loại Mã Lai-Polynesia nên đen đúa và khá lực lưỡng.
Tuy đường số 9 chỉ là một trục giao thông nhỏ, coi như bị bỏ hoang từ lâu, nhưng khu vực này lại là một chiến trường quan trọng, nơi xảy ra nhiều trận đánh lớn. Lý do vì con đường này dẫn sang Lào, giao tiếp với đường mòn HCM, lại nằm trong vùng đồi nuí hiểm trở nên rất thuận tiện cho quân Bắc Việt đưa người và vũ khí xâm nhập các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Để ngăn chận đối phương, người Mỹ đã lập hàng rào điện tử McNamara theo hình vòng cung dọc theo mặt Bắc đường số 9, hướng Đông kéo dài từ Cửa Việt tới Khe Sanh gần biên giới Lào. Như vậy, Khe Sanh là điểm cực Tây của hàng rào Mc Namara nằm trong phần đất Việt Nam, giữ nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo kỹ thuật và chiến lược của quân lực Mỹ nhắm vào các hoạt động di chuyển, xâm nhập của các đại đoàn chính quy CSBV cơ động sát vùng Bắc Vĩ Tuyến 17 và phía Tây biên giới Việt Lào cũng như trên lãnh thổ Lào. Thủy quân lục chiến Mỹ có 3 Tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 26 đóng quân trong căn cứ Khe Sanh . Đó là các Tiểu Đoàn 1, 2, 3 và Tiểu Đoàn 13 Cơ giới cùng một đơn vị Tình Báo chiến lược.
Năm 1968 Khe Sanh trở thành một địa danh nổi tiếng được nhắc nhở đến nhiều nhất. Đó là thời điểm của Trận Chiến Tết Mậu Thân khi Việt Cộng khởi đầu chiến dịch tổng tấn công trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòạ. Trong chiến dịch này, 20,000 bộ đội Bắc Việt đã được huy động để bao vây 6,000 Thủy Quân Lục Chiến HK cùng Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân VNCH. Nhưng Khe Sanh đã chẳng thất thủ. Trận chiến kéo dài 77 ngày và Cộng quân hứng chịu hơn 10,000 tổn thất.
Đêm 6 tháng 1/1968, bộ đội Bắc Việt có chiến xa yểm trợ tấn công Trại Lực Lượng Đặc Biệt ở Làng Vei, cách Khe Sanh 6 miles (10 km) về hướng Tâỵ. Ngày hôm sau, Làng Vei thất thủ
Ngày 19/1/1968 Một đơn vị TQLC Mỹ tảo thanh vùng đồi 881 Bắc đã đụng độ dữ dội với cộng quân. Chiều ngày hôm sau một Trung Úy CSBV tên Lã Thanh Tòng, Đại đội trưởng pháo đội 14 phòng không thuộc trung đoàn 95/SĐ325 về đầu thú, và tiết lộ kế hoạch tấn công căn cứ Khe Sanh. Trung Úy Tòng cho biết đêm nay Bắc quân sẽ mở cuộc tấn công lên các ngọn Đồi 861 và 881-Bắc. Ngoài ra, người tù binh cũng tiết lộ rằng hai sư đoàn 304 và 325C của Bắc Việt đã vạch sẵn kế hoạch đánh chiếm căn cứ Khe Sanh.
Ngày 20/1/1968 đúng như lời tiết lộ của Trung Úy Tòng, nửa đêm hôm đó sau nửa giờ pháo kích, lực lượng CSBV khoảng 300 cán binh xung phong lên đồị tấn công vào căn cứ. Nhưng lực lượng trú phòng Đại Đội K/3/26 đã chuẩn bị sẵn sàng tác chiến phản công. Trận đánh kéo dài đến 5 giờ 30 sáng, Cộng quân rút lui để lại 47 xác. Phía bên Đại Đội K/3/26 có một binh sỉ TQLC bị tử thương.
Sáng ngày 21/1/1968, căn cứ bị pháo dữ dội hằng ngàn quả đạn, kho bom dự trử bị nổ tung, nhiều phi cơ trực thăng bị hư hại, phi đạo ở Khe Sanh với chiều dài 3,900 feet (1,188 m) bị cày xới lung tung, rút ngắn lại chỉ còn 2,000 feet (609 m) đài kiểm lưu bất khiển dụng, nhiều dụng cụ quan trắc khí tượng bị hư hỏng...Tình hình trở nên vô cùng nghiêm trọng.
Ngày 22 tháng 1/1968, trước tình hình nguy ngập. Tiểu Đoàn 1/9 TQLC Hoa Kỳ được trực thăng vận đến tăng viện cho Khe Sanh. Đây là một đơn vị thuộc Trung Đoàn 9 đã nổi danh trong trận đánh tại Côn Thiện (Cồn Tiên) gần vùng phi quân sự vào năm 1967 vừa qua
Ngày 25/1/1968 Thiếu Tướng J.J.Tolson, Tư lệnh Sư Đoàn 1 KBKV, chuẩn bị tổ chức một cuộc hành quân để giải tỏa căn cứ Khe Sanh.
Ngày 27/1/1968
Tiểu Đoàn 37BĐQ-VNCH, được không vận đến để tăng viện thành 5 Tiểu đoàn họp thành lực lượng phòng thủ căn cứ. TĐT/TĐ37BĐQ là Đại Úy Hoàng Phổ.
Như vậy, ngoài 6,000 TQLC Hoa Kỳ và một Tiểu Đoàn thiện chiến Biệt Động Quân Việt Nam, Khe Sanh lại được phòng thủ bởi hỏa lực pháo binh gồm một pháo đội súng cối 106 ly, 3 pháo đội đại bác 105 ly, và một pháo đội đại bác 155 lỵ. Về thiết giáp, Khe Sanh có 5 xe tăng loại M-48 và 2 chi đội chiến xa M-50 Ontos với 6 khẩu đại bác 106 ly trên mỗi chiếc. Về hỏa lực yểm trợ quanh vùng, Khe Sanh nằm trong tầm tác xạ hỏa yểm của 4 pháo đội đại bác 175 ly từ căn cứ Rock Pile và 3 pháo đội 175 ly từ căn cứ Carroll.
Trong khi đó tin tức tình báo ghi nhận lực lượng Cộng Sản cũng hùng hậu không kém hiện diện chung quanh Khe Sanh. Có ít nhất 3 sư đoàn và thêm một số đơn vị biệt lập hỗ trợ khác. Các đơn vị Cộng Sản được ghi nhận như sau:
- SĐ325 CSBV đang hiện diện quanh quẩn tại phía Bắc đồi 881 Bắc.
- SĐ304 từ Lào cũng đã xâm nhập vào VN và hiện đang có mặt tại phía Tây-Nam của Khe Sanh.
- Một Trung Đoàn của SĐ324CSBV cũng được phát giác tại khu phi quân sự cách Khe Sanh chừng 24 km về hướng Tây Bắc.
- SĐ320CSBV đang ở phía Bắc căn cứ hỏa lực Rockpile, cũng có thể tiếp ứng cho mặt trận Khe Sanh.
- Ngoài ra, Cộng Sản còn huy động thêm một đơn vị Thiết Giáp với chiến xa T-54 cùng hai Trung đoàn 68 và 164 Pháo Binh.
Bản đồ khu giới tuyến và QL 9 của Trần Đổ Cẩm
Ngày 30 tháng 1 Cộng Sản mở chiến dịch "Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa" trên toàn lãnh thổ Nam Việt Nam. Có tất cả 25 tỉnh lỵ và thị trấn trong số 44 Tỉnh của VNCH bị tấn công, trong đó có Huế và Saigon là hai thành phố xảy ra những vụ đụng độ lớn nhất.
Từ ngày 5/2/1968 ( mồng 7 Tết) Cộng quân bắt đầu liên tục pháo kích, tấn công bằng bộ binh và bao vây quanh vòng đai căn cứ chiến lược Khe Sanh. Lực lượng trú phòng đã phản công chống trả quyết liệt gây nhiều tổn thất cho địch quân.
Ngày 9/2/1968 một Tiểu đoàn CSBV thuộc Trung Đoàn 101D của Sư Đoàn 325 tấn công đồi 64 do Đại Đội A/1/9 TQLC trấn giữ. Các vị trí phòng thủ trên đồi bị Bắc quân tràn ngập. Không chút chậm trễ, các khẩu đại bác quanh vùng đều nhắm hướng đồi 64 và tác xạ. Một lực lượng TQLC khác được gởi đến tiếp viện. Trong 3 tiếng đồng hồ máu lửa này, có 150 bộ đội Bắc Việt chết và 26 binh sĩ Hoa Kỳ tử thương.
Sau trận đánh ở Đồi 64 nầy, quân Bắc Việt tạm ngưng các hoạt động để bổ sung quân số. Chiến trường lắng dịu trong hai tuần. Ngày 11 tháng 2 hai phi cơ vận tải C-130 đáp xuống Khe Sanh, một chiếc bị nổ tung vì trúng đạn pháo kích. Chiếc thứ hai cũng bị hư hỏng và được gấp rút sửa chữa rồi bay "khập khễnh" về phi trường Đà Nẵng.
Map Khe Sanh Combat Base
Ngày 21/2/1968 khoảng 1 Đại đội cộng quân tấn công vào phòng tuyến của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân tại khu vực hướng Đông căn cứ Khe Sanh. Nhưng các binh sĩ Mũ Nâu VNCH đã vững vàng cố thủ. Đợt tấn công của đối phương đã bị Biệt Động Quân bẻ gảỵ
Hai ngày sau 23/2/1968, quân CSBV tập trung pháo binh để phục hận. Một nghìn ba trăm (1,300) quả đạn đủ loại đã được bắn vào Khe Sanh. Trận địa pháo 8 tiếng đồng hồ này đã làm nổ tung một kho tồn trữ đạn trong căn cứ, gây thiệt mạng cho 10 quân nhân Hoa Kỳ và 51 người khác bị thương.
Khoảng 9.30 giờ đêm 29/2/1968, một Tiểu đoàn Cộng quân (thuộc Sư Đoàn 304 CSBV) đánh thẳng vào mặt Đông của Khe Sanh. Đây là khu vực trách nhiệm của TĐ37 Biệt Động Quân VNCH. Sau một màn pháo kích dọn đường, và ba lần biển-người xung phong, CSBV cũng không phá được phòng tuyến thép. Đêm hôm đó, các binh sĩ Biệt Động Quân bình tĩnh chiến đấụ Họ đợi đối phương xung phong đến thật gần rồi mới khai hỏạ. Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân đã chống trã mãnh liệt. Kinh nghiệm chiến đấu và sự gan dạ của họ chính là một trong các yếu tố quan trọng giúp đẩy lui cả 3 lần xung phong của Bắc quân. Ngày hôm sau, kiểm điểm tình hình chiến trận họ đếm được 70 xác chết địch quân trên trận địạ
Sau nhiều ngày thảo luận tình hình chiến sự, sau cùng Tướng Westmoreland chấp thuận kế hoạch hành quân giải vây Khe Sanh. Hành quân mang tên Pegasus về phía Mỹ và về phía VNCH nằm trong kế hoạch Hành Quân Lam Sơn 207A. Cả hai cuộc hành quân đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng J.J. Tolson. Lực lượng tham dự hành quân gồm có :
1/ Lữ Đoàn 1 KBKV với Lữ Đoàn Trưởng là Đại Tá J.F. Stannard.
2/ Lử Đoàn 2 KBKV với Lữ Đoàn Trưởng là Đại Tá J.C. Mc Donough.
3/ Lữ Đoàn 3 KBKV với Lữ Đoàn Trưởng là Đại Tá H.S.Campbell.
4/ Trung Đoàn 26 TQLC với Trung Đoàn Trưởng là Đại Tá D.E. Lownds
5/ Trung đoàn 1 TQLC.
6/ Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù –VNCH gồm 3 Tiểu Đoàn dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Nguyễn Khoa Nam.
- Tiểu Đoàn 3 ND – TĐT là Thiếu Tá Trần Quốc Lịch.
- Tiểu Đoàn 6 ND – TĐT là Thiếu Tá Trương Vĩnh Phước.
- Tiểu Đoàn 8 ND – TĐT là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thọ.
Bộ Tư Lệnh hành quân đóng tại căn cứ Stud gần Cà Lu. Quân số tham chiến lên đến khoảng 20,000 người với sự yểm trợ bởi 300 trực thăng, 148 khẩu pháo binh.
Ngày 25/3/1968 Thiết Đoàn 1/9 KBKV dưới quyền chỉ huy của Trung Tá R.W.Diller sử dụng trực thăng trinh sát dọc theo QL 9 hướng về Khe Sanh để thu thập tin tức về địch quân, xác định các vị trí bải đáp trực thăng đồng thời tiêu diệt các ổ phòng không của địch.
Sáng ngày30/3/1968, SĐ3TQLC Mỹ phối họp với SĐ1BB-VNCH hành quân nghi binh tại vùng Côn Thiện và Gio Linh. Lực lượng của Mỹ hơp thành lực lượng đặc nhiệm Kilo trong khi cánh quân SĐ1BB-VNCH nằm trong kế hoạch Lam Sơn 203. Cuộc hành quân chấm dứt lúc trưa ngày 1/5/1968. chỉ có những cuộc chạm súng lẻ tẻ không đáng kể.
Ngày 1/4/1968 cuộc hành quân chính thức khai diển. Hai Tiểu Đoàn 2/1 và 1/3 TQLC Mỹ từ Cà-Lu tiến dọc hai bên đường QL9 hướng về Khe Sanh để bảo vệ cho TĐ11Công Binh tu sửa lại con đường nầy. Trong khi đó 3 Tiểu Đoàn thuộc Lữ Đoàn 3KBKV được trực thăng vận đổ xuống các bải đáp phía trước cách Khe Sanh khoảng 5 dậm.
Ngày 2/4/1968 liên tiếp 2 ngày, hai Lữ đoàn 2 và 1 KBKV được thả xuống phía Nam căn cứ Khe Sanh và đường số 9 tảo thanh quanh khu vực đồn điền của người Pháp khi xưa.
Sau khi được thả xuống bải đáp, TĐ1/5KBKV hướng về mục tiêu đồn Pháp cũ, đã đụng độ với một Tiểu Đoàn cộng quân đang cố thủ tại đây,TĐ1/5KBKV bị thiệt hại nặng, Trung Tá Runkle Tiểu Đoàn Trưởng bị tử thương. TĐ2/5KBKV được lịnh vào thay thế nhưng cộng quân đã rút lui.
Trong khi đó, các đơn vị phòng thủ bên trong căn cứ Khe Sanh, TĐ1/9TQLC cũng bắt đầu tấn công ra về phía Nam để chiếm lại ngọn đồi 471 theo chiến thuật gộng kềm, ép đơn vị Tiểu Đoàn 7 Trung Đoàn 66 địch quân vào giửa. Cộng quân cố thoát ra khỏi vòng vây nhưng với hoả lực hùng hậu của các đơn vị tham chiến, Công quân phải rút chạy và bỏ lại chiến trường 148 xác.
Ngày 4/4/1968 Các Tiểu Đoàn 3, 6 và 8 Nhảy Dù thuộc LĐ3ND-VNCH được thả xuống khu vực phía Tây và Tây Nam căn cứ Khe Sanh. ( bên ngoài và phía sau vị trí của địch quân đang bao vây căn cứ.) để chận đường lui binh của địch.
Ngày 6/4/1968 các đơn vi KBKV đã bắt tay được với TQLC bên trong căn cứ tại đồi 471.Sau đó TĐ 1/9 TQLC bắt đầu càn quét khu vực chung quanh căn cứ khởi đi từ ngọn đồi 552 rồi đến đồi 681. không gặp một kháng cự nào của địch.
Cùng lúc đó về mặt Bắc, TĐ2/26TQLC cũng tiến ra ngọn đồi 558. Mủi tiến quân nầy gập sự chống trả mạnh mẽ của công quân; trận chiến phải mất hết 2 ngày mới bứng hết các ổ kháng cự.
Ngày 7/4/1968 trong khi tiến về Khe Sanh dọc theo QL9, TĐ2/7KBKV đã chạm địch mạnh tại địa điểm chỉ cách Khe Sanh chừng 2 dậm. Để 3 Đại Đội cầm chân địch quân ở mặt trận chính, Đại Đội thứ tư lòn ra sau bọc hậu, mới đánh bật được Cộng quân ra khỏi các công sự phòng thủ.
Cũng trong ngày nầy các Tiểu Đoàn Nhảy Dù Việt Nam đã chạm địch, Sau khi đáp xuống vị trí đã định Lữ Đoàn Trưởng cho lệnh các đơn vị trực thuộc mở rộng đội hình hàng ngang tiến vào phía căn cứ , xiết chặc vòng vây. Khi biết có lính Nhảy Dù VN tăng cường, binh sỉ TQLC bên trong căn cứ lên tinh thần, khi lực lượng Nhảy Dù chạm địch, bên trong căn cứ cũng bắn ra dữ dội. Do đó địch quân bị kẹt giữa hai lằn đạn, vì quá gần trong khoảng cách không quá 200m, biết không thể tiến cũng không thể thoát được, địch quân gọi pháo tác xạ vào ngay lên đội hình của chúng nên bị chết rất nhiều, một số bị bắt sống, bên ta cũng bị tổn thương khá cao. Đại Đội 33 Nhảy Dù bị tổn thất nặng nhất: Đại Úy Nguyễn Đức Cần, ĐĐT cùng 2 Chuẩn Úy Trung Đội Trưởng bị tử thương. Một Thiếu Úy Trung Đội Trưởng bị thương. chỉ còn một Trung Đội Trưởng là Thiếu Úy Trương Văn Dũng không bị thương tích.
Ngày 8/4/1968 Căn cứ Khe Sanh hoàn toàn được giải toả sau 77 ngày bị cộng quân vây hảm , các đơn vị tham chiến tung quân càn quét các khu vực xung quanh, chỉ một vài cuộc đụng độ lẻ tẻ quanh ngọn đồi 881 Bắc.
Tổng kết thiệt hại về phía đồng minh 41 Bộ Binh Mỹ, 51 TQLC Mỹ và 34 quân nhân VNCH bị tử trận, đổi lại 1304 quân CSBV bỏ xác tại trận và 21 tù binh.
Cuộc hành quân Lam Sơn 207 A chính thức kết thúc vào ngày 15/4/1968 Lữ Đoàn 3ND được đưa về Huế để tham dự một cuộc hành quân mới chiếm lại thung lủng A Shau.
Sau này, có người nhận xét cho rằng tướng Giáp muốn dụ Hoa Kỳ dồn quân vào Khe Sanh để quân Cộng Sản có thể rãnh tay tấn công các vùng khác. Người khác lại cho rằng ông Giáp bao vây Khe Sanh với lý do muốn tạo dựng một chiến thắng như Điện Biên để buộc Hoa Kỳ phải nhượng bộ. Trong khi đó, một số tài liệu chiến sử Hoa Kỳ lại nghĩ rằng tướng Westmoreland đã "tương kế tựu kế." Ông mong Cộng quân sẽ tập trung nhiều binh đoàn gần Khe Sanh để ông có thể dùng hỏa lực pháo binh và phi cơ tiêu diệt.
Nhưng lịch sử đã đổi chiều không phải của Điện Biên Phủ 14 năm về trước. Năm 1968, Hoa Kỳ có đầy đủ phương tiện để phòng thủ, yểm trợ, và tiếp tế Khe Sanh trong 77 ngày, hoặc lâu dài hơn nếu cần thiết. Phía bên kia, Cộng quân đã không chiếm nổi Khe Sanh, mà lại còn bị thiệt mất từ 10 đến 13,000 bộ độị Đó là chưa kể thiệt hại trên các phương diện khác như quân cụ, chiến thuật, cùng hàng ngàn thương binh.
Tài liệu tham khảo:
Trận chiến Tết Mậu Thân 1968 của Phạm Văn Sơn trên trang nhà History of the Viet NamWar.
Chiến tranh Việt Nam toàn tập của Tiến Sĩ Nguyẽn Đức Phương, nxb Làng Văn 2001.
Một Cánh Hoa Dù của Trương Dưởng. Tác giả xb 1998
- The War in The Northern Provinces 1966-1968 by Lieutenant General Willard Pearson Dept of The Army Washington, D.C., 1975
Phỏng vấn trực tiếp các chiến hữu trong SĐND.
Khe Sanh 77 ngày trong năm 1968 của Phạm Cường Lể trên trang nhà History of the VN War.
Đại Úy Võ Trung Tín
Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
Đại Úy Nguyễn Hữu Viên
Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435
Chúng tôi rất mong được đón nhận những ý kiến bổ chính của các chiến hữu cho những sai sót vì vấn đề thời gian đã trên 30 năm và tài liệu tham khảo hạn hẹp. Email: pvotin@gmail.com KHe Sanh
Friday, January 23, 2009
Vu Quy Phi
Toi la : Cuu SVSQ/TB/TD khoa 2/72 . KBC 4100 .
Truoc thuoc don vi TD 1/33 SD 21 BB , KBC 4615 . Bi thuong ngay 23/12/1974
trong cuoc HQ tai quan Long My , Chuong Thien bi dap min cua CSBV va bi cut 2 chan . Hien nay toi da co gia dinh , vo cung bi cut 2 chan ngay 30/4/75 do bi Vc phao kich tai Cong Ba Sep , Hoa Hung luc 7g sang va co duoc 2 con gom 1gai + 1 trai .
Xin chan thanh cam on tam long cua cac Huynh Truong va cac Dong Mon da quan tam giup do cac anh em TPB cuu SVSQ con dang song cuc kho tai que nha , chung toi se khong bao gio quen cong on cua cac ban.
Xin cau chuc cac anh em va gia dinh sang nam moi duoc that nhieu suc khoe , van su an lanh .
Tran trong kinh chao
Vu Qui Phi27/5B , Tran Van MuoiAp : Xuan Thoi Dong 2Xa : Xuan Thoi Dong Huyen : Hoc Mon , SaiGon , Viet NamDT : 84.8.37108631 - 84.985685520
Truoc thuoc don vi TD 1/33 SD 21 BB , KBC 4615 . Bi thuong ngay 23/12/1974
trong cuoc HQ tai quan Long My , Chuong Thien bi dap min cua CSBV va bi cut 2 chan . Hien nay toi da co gia dinh , vo cung bi cut 2 chan ngay 30/4/75 do bi Vc phao kich tai Cong Ba Sep , Hoa Hung luc 7g sang va co duoc 2 con gom 1gai + 1 trai .
Xin chan thanh cam on tam long cua cac Huynh Truong va cac Dong Mon da quan tam giup do cac anh em TPB cuu SVSQ con dang song cuc kho tai que nha , chung toi se khong bao gio quen cong on cua cac ban.
Xin cau chuc cac anh em va gia dinh sang nam moi duoc that nhieu suc khoe , van su an lanh .
Tran trong kinh chao
Vu Qui Phi27/5B , Tran Van MuoiAp : Xuan Thoi Dong 2Xa : Xuan Thoi Dong Huyen : Hoc Mon , SaiGon , Viet NamDT : 84.8.37108631 - 84.985685520
Thursday, January 22, 2009
Trận Chiến Khe Sanh
Trận Chiến Khe Sanh
Linh Vũ , Jan 24, 2009
Trong một tuần qua trên các báo chí cũng như những diễn đàn đều có post bài dịễn văn nhậm chức của Tổng Thống Barack Hussein Obama thứ 44 của Hoa Kỳ trong đó ông đã nhắc đến điạ danh 'Khe Sanh' vùng cực Bắc Nam Việt. Địa danh Khe Sanh không chỉ có những người lính của hai miền Nam Bắc Việt Nam biết đến mà hầu như những cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến ở VN đều không thể quên được trong suốt hơn 42 năm qua. Trận chiến Khe Sanh một trong những trận chiến lớn nhất thế giới ngang tầm vóc với các trận như Concord , Gettyburg và Normandy . Một điạ danh nơi đèo heo hút gió đã viết đậm nét trong trang quân sử Hoa Kỳ và Quân Lực VNCH.
Khe Sanh như thế nào mà bài diễn văn nhậm chức của Tổng Thống Hoa kỳ phải nhắc đến và người Việt chúng ta khi nghe đến điạ danh đó đều bùi ngùi xúc động. Và trong những bài dịch, một số dịch gỉa không biết vô tình hay cố ý đã bỏ sót điạ danh ' Khe Sanh' đã làm cho nhiều người trong cộng đồng bất mãn. Sau đây tôi xin mượn bài viết của Phạm Cường Lễ ' Khe Sanh 77 ngày trong năm 1968' để chúng ta nhìn lại trang sử Việt và cho những ai chưa từng biết Khe Sanh là gì có cơ hội tìm hiểu Khe Sanh như thế nào?
1. Khe Sanh Bẩy Mươi Bẩy Ngày Trong Một Nghìn Chín Trăm Sáu Mươi Tám
KHE SANH... một địa danh đèo heo hút gió ở vùng cực bắc Nam Việt Nam cách vùng Phi Quân Sự 14 miles (23 km) về phía Nam, và 6 miles (10 km) về phía Đông của vương quốc Làọ Nếu không có chiến tranh, nét yên tĩnh và phong cảnh nơi đây có thể sẽ được kể là một trong những gì đẹp nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Nhưng kể từ tháng 5 năm 1959, nét an lành của thiên nhiên tại nơi này bắt đầu bị giao động. Năm đó, bộ đội Bắc Việt thiết lập hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh để khởi động công cuộc xâm lăng miền Nam . Lúc ấy, Khe Sanh chưa phải là căn cứ hay tiền đồn. Nhưng vì nằm gần biên giới và giáp ranh Đường Số 9 --trục lộ giao điểm của ba quốc gia Nam Việt, Bắc Việt, Lào-- nên Khe Sanh đã nghiễm nhiên trở thành một trong những cứ điểm quan trọng nhất trên bản đồ của cuộc chiến Việt Nam.
Đến 1967, các hoạt động của Cộng quân quanh vùng này bắt đầu gặp nhiều khó khăn. Quân đội Hoa Kỳ tăng cường quân số ở vùng nàỵ Họ tu bổ để Khe Sanh để trở thành một tiền đồn kiên cố. Khe Sanh nằm sát biên giới Việt-Lào, cạnh bên Quốc Lộ 9, án ngữ cửa ngõ xâm nhập của Bắc Việt vào Nam Việt Nam ở tỉnh Quảng Trị. Khi Hoa Kỳ tăng cường lực lượng quân sự để giữ Khe Sanh, tướng Võ Nguyên Giáp của Bắc Việt đã có kế hoạch bao vây để biến nơi này thành Điện Biên Phủ của người Mỹ.
Năm 1968, Khe Sanh trở thành một địa danh nổi tiếng nhất nhì thế giớị Nhưng đó chẳng phải vì nổi tiếng qua phong cảnh đẹp nhất, khí hậu trong lành nhất, hoặc có du khách ngoại quốc đến thăm nhiều nhất. Khe Sanh thật sự đã nổi tiếng vì có nhiều trận đánh lớn xảy ra tại vùng này trong hai năm 1967 và 1968.
Một Nghìn Chín Trăm Sáu Mươi Tám là thời điểm mà Khe Sanh được nhắc nhở đến nhiều nhất. Đó là thời điểm của Trận Chiến Tết Mậu Thân khi Việt Cộng mở chiến dịch tổng tấn công trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòạ Trong chiến dịch này, 20,000 bộ đội Bắc Việt đã được huy động để bao vây 6,000 Thủy Quân Lục Chiến cùng khoảng 200 tay súng Biệt Đ���ng Quân miền Nam. Nhưng Khe Sanh đã chẳng thất thủ. Trận chiến trận kéo dài 77 ngày với Cộng quân hứng chịu hơn 10,000 tổn thất.
o O o
Nằm trên một vùng cao nguyên rộng lớn, bao quanh bởi núi đồi và cây rừng trùng điệp, Khe Sanh là một căn cứ quân sự vô cùng quan trọng ở tỉnh Quảng Trị. Năm 1962, căn cứ này được Lực Lượng Đặc Biệt Mũ Xanh (Green Berets) Hoa Kỳ xử dụng đầu tiên làm nơi xuất phát các phi vụ thám thính đi sâu vào vùng đất Làọ Vị trí chiến lược của Khe Sanh do đó đã gây nhiều trở ngại lớn lao cho công cuộc xâm lăng miền Nam của Cộng Sản Bắc Việt.
Năm 1966, Bắc Việt phản ứng mạnh mẽ bằng cách dùng trọng pháo bắn vào Khe Sanh. Cũng trong năm này, Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ có mặt tại Khe Sanh để canh gác và ngăn chận các cu ộc xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) từ bên Làọ Giữa năm 1967, nhiều vụ chạm súng lẻ tẻ xảy ra quanh khu vực. Rồi sau đó là các trận chiến lớn dành giật những ngọn đồi được kéo dài đến gần cuối tháng 1 năm 1968 thì chiến trường bùng nổ dữ dộị Ba sư đoàn chính quy Bắc Việt bao vây, pháo kích, và dùng chiến thuật xa-luân-chiến đánh Khe Sanh trong 77 ngàỵ Như đã nhắc đến ở phần trên, quân Bắc Việt bị đại bại với từ 10,000 đến 13,000 cán binh tử thương (Tom Carhart: Batles And Campaigns In Vietnam, tr.130). Trong khi đó, lực lượng trú phòng Khe Sanh chỉ bị thiệt hại nhẹ. Hoa Kỳ có 199 binh sĩ Mỹ chết và 1,600 bị thương. Về phía Việt Nam Cộng Hòa, tổn thất gồm 34 quân nhân tử trận và 184 thương binh (Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-75, tr.175).
MẶT TRẬN VÙNG KHE SANH NĂM 1967
Vào tháng 3 năm 1967, căn cứ Khe Sanh được phòng thủ vỏn vẹn chỉ bởi một đại đội Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Lúc đầu, hỏa lực tại đây chỉ gồm một pháo đội 105 ly, 2 khẩu 155 ly, cùng 2 súng cối loại 4.2 inch. Lực lượng yểm trợ gồm một đại đội Địa Phương Quân (ĐPQ) và một toán TQLC Hoa Kỳ đóng ở làng Khe Sanh (ngôi làng này cũng tên là Khe Sanh) cách căn cứ chỉ hơn 2 miles (3.5 km). Và tất cả đều được yểm trợ bởi các khẩu pháo binh 155 ly và 175 ly ở hai căn cứ hỏa lực Carroll và Rock Pile gần đó.
Ngày 24 tháng 4 năm 1967, một toán Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ bất ngờ đụng độ với bộ đội Bắc Việt ở một địa điểm về phía Bắc của Đồi 861. Sau đó tinh tình báo cho biết quân chính quy Bắc Việt đã tập trung đông đảo quân số về vùng nàỵ Các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến lập tức được lệnh tăng cường cho Khe Sanh.
Ngày 25 tháng 4, Tiểu Đoàn 3/3 (đọc là "Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 3") TQLC Hoa Kỳ đến Khe Sanh. Sang ngày hôm sau, Tiểu Đoàn 2/3 TQLC lập tức tăng cường. Sang đến ngày 27, Pháo Đội B thuộc Tiểu Đoàn 1/12 Pháo Binh có mặt tại căn cứ.
Ngày 28 tháng 4 năm 1967, sau khi được pháo binh yểm trợ, Tiểu Đoàn 2/3 TQLC Hoa Kỳ tiến chiếm Đồi 861. Cùng lúc đó, Tiểu Đoàn 3/3 cũng mở cuộc tấn công lên Đồi 881. Đây là những cụm đồi nằm gần Khe Sanh, và đã được quân đội Hoa Kỳ chọn làm những tiền đồn bảo vệ căn cứ. Trong những ngày tiếp đến, lực lượng Cọp Biển Hoa Kỳ lần lượt chiếm hết những cao điểm lân cận: đó là các ng���n đồi 861, 881-Bắc, và 881-Nam.
Ngày 13 tháng 5/1967, Đại Tá J.J. Padley nhậm chức chỉ huy trưởng căn cứ Khe Sanh, thay thế Đại Tá J.P. Lanigan. Lúc đó, lực lượng phòng thủ được tăng cường thêm 3 tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 26 TQLC để thay thế cho Trung Đoàn 3. Trong khi ấy, từ 24 tháng 4/1967 đến 12 tháng 5/1967, bộ đội Bắc Việt tiếp tục công kích với nhiều màn chạm súng lẻ tẻ. Các vụ đụng độ này đã gây tử thương cho 155 binh sĩ Hoa Kỳ, nhưng quân Bắc Việt bị thiệt hại nặng hơn với 940 cán binh bỏ mạng.
Mùa Hè 1967, sau khi bị thiệt hại nặng trong một thời gian ngắn (từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5), quân Cộng Sản phải tạm ngưng các hoạt động. Áp lực quân sự quanh vùng Khe Sanh giảm sút khá nhiềụ Ngày 12 tháng 8/1967, Đại Tá ẸẸ Lownds được chỉ định thay thế Đại Tá J.J. Padley trong chức vụ Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 26 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Khe Sanh. Vì tình hình lúc đó đang lắng diệu, hai trong ba tiểu đoàn TQLC của Trung Đoàn 26 Hoa Kỳ được phép rút khỏi căn cứ. Nhưng tháng 12, Tiểu Đoàn 3/26 nhận lệnh tăng cường cho Khe Sanh. Tinh tình báo cho biết hoạt động của các lực lượng Cộng Sản đã bắt đầu gia tăng quanh vùng nàỵ
TRẬN CHIẾN KHE SANH TRONG NĂM 1968
Đêm 2 tháng 1/1968, gần hàng rào phòng thủ phía Tây Khe Sanh, một toán Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã phục kích và bắn hạ 5 cán bộ Cộng Sản. Giấy tờ tịch thu cho biết họ là những sĩ quan cao cấp Bắc Việt, trong đó có cả một người giữ chức trung đoàn trưởng. Còn hai người kia là cán bộ cao cấp về ngành truyền tin và hành quân. Tình báo Hoa Kỳ lo ngại một lực lượng hùng hậu của Bắc Việt đã có mặt tại vùng nàỵ Khi ấy, Trung Đoàn 26 TQLC tại Khe Sanh lập tức được lệnh phải bổ sung quân số.
Đến ngày 20 tháng 1/1968, một trận đánh dữ dội đã xảy ra trên Đồi 881-Nam (Ghi Chú: Có hai ngọn đồi mang tên "881", một ngọn nằm về hướng Bắc của Khe Sanh, và ngọn kia nằm về hướng Nam. Xem bản đồ). Ngọn đồi này được phòng thủ bởi một cánh quân của Tiểu Đoàn 1/3 TQLC Hoa Kỳ, gồm Bộ Chỉ Huy của Đại Đội M, hai trung đội bảo vệ, và toàn thể lực lượng của Đại Đội K. Trong tài liệu Nam, Vietnam 1965-75, Đại Úy William H. Dabney (đại đội trưởng Đại Đội I) cho biết đại đội của ông chỉ huy có vài khẩu bích kích pháo 81 ly, 3 đại bác 105 ly, và hai súng không-giật 106 lỵ
Lúc trời vừa sáng còn dầy đặc sương mù, một toán quân của Đại Đội I lục soát vòng quanh khu vực. Mọi vật trong không gian và thời gian đang lắng đọng yên lành. Nhưng đến trưa khi sương mù tan biến. Nét lặn yên của buổi sáng bị giao động giữ dộị Hai trung đội đi đầu lọt vào ổ phục kích của địch quân. Một rừng đạn đủ loại từ súng cá nhân cho đến vũ khí cộng đồng bay veo véọ Trong vòng chưa đến một phút mà đã có 20 binh sĩ Hoa Kỳ ngã gục. Những người còn lại nằm rạp xuống tránh đạn. Họ vừa bắn trả, vừa gọi máy truyền tin xin hỏa lực pháo binh tiếp cứụ
Các căn cứ hỏa lực quanh vùng lập tức đáp lờị Những khẩu đại bác được quay nòng về hướng Đồi 881-Nam rồi ì ầm tác xạ. Một rừng đạn pháo bay đến cày nát chiến trường. Bom Napalm từ phi cơ không-yểm ném xuống cản được đợt xung phong của Cộng quân. Toán Cọp Biển bị thiệt hại nặng. Họ lui về vị trí cũ trên Đồi 881-Nam.
Trong khi ấy, hai trung đội Thủy Quân Lục Chiến của Đại Đội M/3/26 (đọc là "Đại Đội M thuộc Tiểu Đoàn 3 của Trung Đoàn 26") được trực thăng vận đến Đồi 881-Nam. Toán quân này chuẩn bị hợp sức với Đại Đội I/3/26 để ngày hôm sau mở cuộc lục soát về hướng Đồi 881-Bắc. Theo tài liệu của Khe Sanh Veterans Home Page, cuộc hành quân này đưa đến một vụ đụng độ ác liệt dưới chân Đồi 881-Bắc. Lúc ấy, nương vào hỏa lực phi pháo và không yểm, Đại Đội I/3/26 của Đại Úy Dabney đã đánh cho một tiểu đoàn Cộng quân tan tành manh giáp. Trong trận này, Hoa Kỳ mất 7 người, Bắc quân mất 103 (Khe Sanh Veterans Home Page, Time Line).
Ngày 20 tháng 1/1968, một biến chuyển quan trọng bất ngờ xảy rạ Lúc 2 giờ chiều, một viên trung úy Bắc Việt tên Lã Thanh Tòng thuộc Sư Đoàn 325C đột nhiên ra đầu thú. Trung Úy Tòng cho biết đêm nay Bắc quân sẽ mở cuộc tấn công lên các ngọn Đồi 861 và 881-Bắc. Ngoài ra, người tù binh cũng tiết lộ rằng hai sư đoàn 304 và 325C của Bắc Việt đã vạch sẵn kế hoạch đánh chiếm căn cứ Khe Sanh.
Đúng như lời khai của Trung Úy Tòng, lúc 12 giờ 30 rạng ngày 21 tháng 1/1968, Cộng quân dùng đại bác bắn vào Đồi 861. Trước hết, kho chứa đạn của Thủy Quân Lục Chiến ở trên đồi trúng đạn pháo kích rồi nổ tan. Kế đến, lực lượng Cộng Sản gớm 300 cán binh chuẩn bị xung phong lên đồị Nhưng Đại Đội K/3/26 biết trước. Họ gờm súng chờ đợị. Trận đánh kéo dài đến 5 giờ 30 sáng, Cộng quân rút lui để lại 47 xác. Phía bên Đại Đội K/3/26 có một binh sĩ tử trận.
Trong khi ấy ở căn cứ Khe Sanh, quân trú phòng luôn chú tâm theo dõi các diễn biến trên Đồi 861. Khi trận đánh kết thúc gần 6 giờ sáng, họ nghe nhiều tiếng "depart" từ xa vọng lạị Bầu trời đột nhiên đổ cơn mưạ Những hạt mưa to bằng sắt thép với đường kính từ 81 đến 130 lỵ
Khi quả đạnh đầu tiên lao vào căn cứ, những người lính tại Khe Sanh lập tức xuống hầm. Một số khác co lại trong giao thông hàọ Tay họ ôm nón sắt, và miệng đếm theo tiếng nổ của đạn pháo binh. Trong phút chốc, kho chứa đạn khổng lồ trong căn cứ với 1,500 tấn đã phát nổ tan tành. Phi đạo ở Khe Sanh với chiều dài 3,900 feet (1,188 m) bị cày xới lung tung, bị rút ngắn lại chỉ còn 2,000 feet (609 m). Thế mà ngày hôm đó một vài chiếc vận-tải cơ của Hoa Kỳ cũng xuống phi đạo để mang các kiện hàng cho binh sĩ ở Khe Sanh.
Ngày 22 tháng 1/1968, tình hình nguy ngập. Tiểu Đoàn 1 TQLC Hoa Kỳ đến tăng cường Khe Sanh. Đây là một đơn vị thuộc Trung Đoàn 9. Họ đã nổi danh trong trận đánh tại Côn Thiện (Cồn Tiên) gần vùng phi quân sự vào năm 1967 vừa quạ
Ngày 26, một lực lượng tăng viện khác được không vận vào Khe Sanh. Đó là Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân của Đại Úy Hoàng Phổ. Đây là một đơn vị bộ chiến già dặn, đầy gan lì và kinh nghiệm của Việt Nam Cộng Hòạ Trách nhiệm của họ là tạo vòng đ ai phòng thủ tại khu vực ở hướng Đông ở căn cứ Khe Sanh.
CÁC DIỄN BIẾN CHÁNH YẾU TRONG TRẬN CHIẾN TẠI KHE SANH
20 tháng 1 Đụng độ mạnh giữa Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và bộ đội Bắc Việt trên Đồi 881-Nam. Hai bên đều thiệt hại nặng. Trong ngày này, một Trung Úy Bắc Việt ra đầu thú và đã cho biết kế hoạch tấn công của Cộng quân vào căn cứ Khe Sanh.
21 tháng 1 Cộng quân pháo kích vào Khe Sanh. Kho đạn trong căn cứ nổ tung, phi đạo bị hư hạị Đồi 861 bị pháo kích, nhưng các binh sĩ Hoa Kỳ trên đồi đẩy lưi cuộc tấn công của bộ đội Bắc Việt.
22 tháng 1 Căn cứ Khe Sanh được tăng viện bởi Tiểu Đoàn 1/9 TQLC Hoa Kỳ.
26 tháng 1 Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân VNCH của Đại Úy Hoàng Phổ đến Khe Sanh. Đây là lực lượng tăng viện sau cùng trong khoảng thời gian căn cứ bị bao vâỵ
30 tháng 1 Cộng Sản mở chiến dịch "Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa" trên toàn lãnh thổ Nam Việt Nam. Nhiều thị xã bị tấn công, trong đó có Huế và Saigon là hai thành phố xảy ra những vụ đụng độ lớn nhất.
6 tháng 2 Đêm 6 tháng 1/1968, bộ đội và chiến xa Bắc Việt tấn công Trại Lực Lượng Đặc Biệt ở Làng Vei, cách Khe Sanh 6 miles (10 km) về hướng Tâỵ Ngày hôm sau, Làng Vei thất thủ.
9 tháng 2 Một trận kịch chiến xảy ra trên Đồi 64, quân Cộng Sản để lại 134 xác chết. Phía bên Hoa Kỳ có 26 binh sĩ TQLC tử thương.
11 tháng 2 Hai vận tải cơ C-130 đáp xuống Khe Sanh. Một chiếc nổ tung vì trúng đạn pháo kích. Chiếc còn lại gấp rút được sửa chữa rồi bay "khập khễnh" về phi trường Đ à Nẵng bình an.
21 tháng 2 Bắc Việt tấn công vào vòng đai phòng thủ tại khu vực hướng Đông ở Khe Sanh. Nhưng không chọc thủng được bức tường phòng thủ kiên cố của Biệt Động Quân VNCH.
Tháng 2-3 Từ tháng 2 đến cuối tháng 3, cường độ pháo kích của Cộng quân tại Khe Sanh quá ác liệt. Phương pháp tiếp tế duy nhất là móc các kiện hàng vào những cánh dù rồi thả xuống từ các vận tải cơ trên vòm trờị
23 tháng 2 Cộng quân bắn 1,300 quả đạn đại bác vào Khe Sanh. Trận địa pháo kéo dài 8 tiếng đồng hồ. Mười (10) quân nhân Hoa Kỳ bị thiệt mạng, 51 người khác bị thương.
29 tháng 2 Bộ đội Bắc Việt mở cuộc tấn công ác liệt vào vòng đai phòng thủ ở phía Đông căn cứ, nhưng gặp phải mức kháng cự mãnh liệt của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quâ n. Cả ba đợt xung phong của Cộng quân bị đẩy luị Họ để lại 70 xác chết trên trận địạ
1 đến 15 tháng 4 Ngày 1 tháng 4/1968, cuộc hành quân PEGASUS (của quân đội Mỹ) và LAM SƠN 207 (của quân đội VNCH) được tiến hành. Chiến dịch kết thúc vào ngày 15 tháng 4/1968. Căn cứ Khe Sanh hoàn toàn được giải tỏạ
.
Tổn Thất: Hoa Kỳ: 199 tử thương, 1,600 bị thương, Việt Nam Cộng Hòa: 34 tử thương, 184 bị thương, Cộng Sản Bắc Việt: 10,000 đến 13,000 tử thương.
Lúc ấy, ngoài 6,000 TQLC Hoa Kỳ và một tiểu đoàn thiện chiến Biệt Động Quân Việt Nam, Khe Sanh lại được phòng thủ bởi hỏa lực pháo binh riêng biệt gồm một pháo đội súng cối 106 ly, 3 pháo đội đại bác 105 ly, và một pháo đội đại bác 155 lỵ Về thiết giáp, Khe Sanh có 5 xe tăng loại M-48 và 2 chi đội chiến xa M-50 Ontos với 6 khẩu đại bác 106 ly trên mỗi chiếc. Về hỏa lực yểm trợ quanh vùng, Khe Sanh nằm trong tầm tác xạ của 4 pháo đội đại bác 175 ly từ căn cứ Rock Pile và 3 pháo đội 175 ly từ căn cứ Carroll.
Phía bên kia, lực lượng Cộng Sản cũng hùng hậu không kém. Tướng Võ Nguyên Giáp lúc ấy nắm trong tay ít nhất 3 sư đoàn. Ngoài ra, ông còn có thêm một số đơn vị biệt lập hỗ trợ khác. Các đơn vị Cộng Sản được ghi nhận như sau:
Sư Đoàn 325C CSBV đóng quân về phía Bắc của Đồi 881 Bắc
Sư Đoàn 304 CSBV (xuất phát từ bên Lào) đóng quân về phía Tây Nam của Khe Sanh
Một trung đoàn thuộc Sư Đoàn 324 CSBV đang có mặt ở gần vùng phi quân sự, cách Khe Sanh 15 miles (24 km) về hướng Tây Bắc
Sư Đoàn 320 CSBV giữ vị trí về phía Bắc của căn cứ hỏ a lực Rock Pile
Ngoài ra, Cộng Sản huy động thêm một đơn vị Thiết Giáp với chiến xa T-54 cùng hai trung đoàn 68 và 164 Pháo Binh
Ngày 30 tháng 1/1968, Cộng Sản phát động chiến dịch Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa (thường được gọi là cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân) trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Tại những thành phố lớn, các đơn vị Việt Cộng cố các trận đánh lớn để gây tiếng vang. Nhưng gần Khe Sanh, tình hình tương đối yên tĩnh. Nhưng sự yên tĩnh chỉ kéo dài được 6 ngàỵ
Hôm 5 tháng 2/1968, tiếng súng khởi sự nổ trên đồi 861Ạ Một tiểu đoàn Việt Cộng (thuộc Sư Đoàn 325) mở cuộc tấn công. Địch quân chiếm một phần tại vòng đai phía Bắc trong khu vực trách nhiệm của Đại Đội E/2/26. Nhưng sau đó, Bắc quân bị đánh bật trở ra trong một cuộ c phản công quyết liệt của các binh sĩ Cọp Biển. Tổng kết trận đánh có 7 quân nhân Mỹ tử trận, phía bên kia Cộng quân thiệt mất 109 cán binh (Khe Sanh Veterans Home Page: Time Line).
Ngày 6 tháng 2/1968, quân Cộng Sản đánh vào trại Lực Lượng Đặc Biệt ở Làng Vei, nằm gần Khe Sanh chừng 6 miles (10 km) về hướng Tâỵ Quân Bắc Việt có cả chiến xa PT-76. Và đó cũng là lần đầu tiên Thiết Giáp Bắc Việt trực tiếp lâm chiến tại miền Nam . Do Nga Sô chế tạo và cung cấp cho Cộng Sản miền Bắc, các xe PT-76 chạy trên xích sắt, được trang bị nòng súng 76 ly, và có khả năng lội nước. Tuy vỏ bọc bên ngoài tương đối mỏng, nhưng độ cứng của thép cũng đủ để ngăn chận các loại đạn trung liên từ 7.62 ly trở xuốn g.
Trong trận Làng Vei, 11 chiến xa PT-76 của Cộng quân dẫn đầu. Theo sau là một tiểu đoàn bộ đội yểm trợ. Đây là một đơn vị thuộc Trung Đoàn 66 dưới quyền điều động của Sư Đoàn 304. Trận đánh tại Làng Vei kéo dài chỉ một ngày. Chín (9) trong số 11 chiếc PT-76 bị tiêu diệt, nhưng quân trú phòng không ngăn nổi trận biển người của đối phương. Chết trong trận này gồm hơn 200 binh sĩ Dân Sự Chiến Đấu Việt Nam cùng 10 trong số 24 sĩ quan cố vấn Hoa Kỳ.
Ngày 9 tháng 2/1968, một tiểu đoàn Bắc Việt tấn công (tiểu đoàn này thuộc Trung Đoàn 101D của Sư Đoàn 325) Đồi 64 do Đại Đội A/1/9 Cọp Biển trấn giữ. Các vị trí phòng thủ trên đồi bị Bắc quân tràn ngập. Trong tình huống nguy cập, các binh sĩ TQLC liên lạc xin phi pháo yểm trợ. Không chút chậm trễ, các khẩu đại bác quanh vùng đều nhắm hướng Đồi 64 và tác xạ. Khi ấy, một lực lượng TQLC khác được lệnh phải đến tiếp viện Đồi 64. Trong 3 tiếng đồng hồ máu lửa này, có 150 bộ đội Bắc Việt chết và 26 binh sĩ Hoa Kỳ tử thương.
Sau trận đánh ở Đồi 64, quân Bắc Việt tạm ngưng các hoạt động để bổ sung quân số. Chiến trường lắng dịu trong hai tuần. Đến 21 tháng 2/1968, căn cứ Khe Sanh lại bị tấn công. Lần này, một đại đội địch quân gây áp lực tại phòng tuyến của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân. Nhưng các binh sĩ Mũ Nâu VNCH đã vững vàng cố thủ. Trận này kết thúc mau lẹ. Đợt tấn công của đối phương đã bị Biệt Động Quân bẻ gảỵ
Hai ngày sau, 23 tháng 2/1968, Bắc quân tập trung pháo binh để phục hận. Một nghìn ba trăm (1,300) quả đạn đủ loại đã được bắn vào Khe Sanh (Tom Carhart: Battles And Campaigns In Vietnam, tr.129). Trận địa pháo 8 tiếng đồng hồ này đã làm nổ tung một kho tồn trữ đạn trong căn cứ, gây thiệt mạng cho 10 quân nhân Hoa Kỳ và 51 người khác bị thương.
Đêm 29 tháng 2, mặt trận vây-hãm Khe Sanh chợt bùng nổ với một trận bộ chiến sau cùng. Chín giờ 30 tối, một tiểu đoàn Cộng quân (thuộc Sư Đoàn 304 CSBV) đánh thẳng vào mặt Đông của Khe Sanh. Đây là khu vực trách nhiệm của các binh sĩ Biệt Động Quân VNCH.
Nhưng sau một màn pháo kích dọn đường, và sau ba lần trận biển-người xung phong, tiểu đoàn Bắc Việt cũng không phá được phòng tuyến thép của lính "rằn rị" Đêm hôm đó, các binh sĩ Biệt Động Quân bình tĩnh chiến đấụ Họ đợi đối phương xung phong đến thật gần rồi mới kha i hỏạ
Lúc đó trong giao thông hào khói lửa mịt mù. Nón sắt, áo giáp, cài kỹ lưỡng. Súng trường M-16 được gắn lưỡi lê (bayonet). Lựu đạn đeo ở bụng, trước ngực, hoặc choàng vaị Băng đạn sát bên người, ở hông và đầy trong túị Khi Bắc quân tấn công, tiểu đoàn Biệt Động Quân chống trã mãnh liệt. Kinh nghiệm chiến đấu và sự gan dạ của họ chính là một trong các yếu tố quan trọng giúp đẩy lui cả 3 lần xung phong của Bắc quân. Ngày hôm sau, một toán Biệt Động Quân vượt hàng rào kiểm điểm tình hình. Họ đếm được 70 xác chết địch quân trên trận địạ
Trong tác phẩm Battles And Campaigns In Vietnam, Tom Carhart có ghi lại một cách ngắn gọn về trận đánh của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân như sau: "Rạng sáng ngày 29 tháng 2/1968, mũi tấn công duy nhất được nhắm vào vòng đai trách nhiệm của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân. Khi Cộng quân xung phong đến gần hàng rào, họ bị lính Mũ Nâu chào đón họ bằng một rừng Claymore (mìn chống cá nhân), lựu đạn và súng cá nhân. Địch quân chẳng qua được hàng rào kẽm gai chằng chịt bên ngoàị Bảy mươi (70) xác chết của họ vì vậy đã được xem như như một công cuộc bại thảm nặng nề."
Trong các tài liệu Anh ngữ nói về trận chiến tại Khe Sanh, hầu như các tác giả và ký giả Hoa Kỳ chỉ ghi nhận mức chịu đựng bền bỉ của người lính Thủy Quân Lục Chiến. Nhưng ít ai biết đến hoặc nhắc nhở gì về sứ mạng phòng thủ của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân. May mắn thay, công trạng của họ đã được Trung Tướng Phillip Davison nhắc đến trong tài liệu Vietnam At War, The History 1946-75": ".. .[Tướng] Giáp tưởng tấn công vào tuyến phòng thủ của Biệt Động Quân VNCH sẽ dễ dàng hơn là đánh vào những nơi có Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trấn giữ, nhưng đây không thể gọi là dễ dàng được bởi vì đơn vị Biệt Động Quân VNCH này chính là một đơn vị thiện chiến rất giỏị"
Trận tấn công vào đêm 29 tháng 2 (cho đến rạng ngày 1 tháng 3) là trận tấn công cuối cùng của quân Bắc Việt vào căn cứ. Ngày 1 tháng 4/1968, chiến dịch giải tỏa Khe Sanh bắt đầụ Cuộc hành quân mệnh danh "PEGASUS" (của Mỹ) và Lam Sơn 207 (của Việt Nam Cộng Hòa) được khởi động với sự tham dự của nhiều đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ và Nhảy Dù Nam Việt Nam . Trục tiến quân giải tỏa Khe Sanh được thiết lập dọc theo Quốc Lộ 9.
Vài ngày sau, 8 tháng 4, căn cứ Khe Sanh hoàn toàn được giải tỏạ Giấc mộng tạo dựng một Điện Biên Phủ thứ hai của Võ Nguyên Giáp kể như không thành. Các binh đoàn dưới quyền chỉ huy của ông bị mất từ 10 đến 13,000 bộ độị Nhiều đơn vị bị xóa tên dưới hỏa lực hùng hậu của pháo binh và không yểm.
Sau này, các sách vở về chiến tranh Việt Nam đều có nhiều nhận xét khác nhau về chiến thuật của đôi bên. Một lập luận cho rằng tướng Giáp muốn dụ Hoa Kỳ dồn quân vào Khe Sanh để quân Cộng Sản có thể rãnh tay tấn công các vùng khác. Một lập luận khác lại cho rằng ông Giáp bao vây Khe Sanh với lý do muốn tạo dựng một chiến thắng như Điện Biên để buộc Hoa K ỳ phải nhượng bộ rồi đầu hàng. Trong khi đó, một số tài liệu chiến sử Hoa Kỳ lại nghĩ rằng tướng Westmoreland đã "tương kế tựu kế." Ông mong Cộng quân sẽ tập trung nhiều binh đoàn gần Khe Sanh để ông có thể dùng hỏa lực pháo binh và phi cơ tiêu diệt.
Nhưng lịch sử đã không theo vết xe lăn của Điện Biên Phủ 14 năm về trước. Năm 1968, Hoa Kỳ có đầy đủ phương tiện để phòng thủ, yểm trợ, và tiếp tế Khe Sanh trong 77 ngày, hoặc lâu dài hơn nếu cần thiết. Phía bên kia, Cộng quân đã không chiếm nổi Khe Sanh, mà lại còn bị thiệt mất từ 10 đến 13,000 bộ độị Đó là chưa kể thiệt hại trên các phương diện khác như quân cụ, chiến thuật, cùng hàng ngàn thương binh.
Tuesday, January 20, 2009
Xuân Về Trên Rừng Vắng
Đêm nghe đạn pháo đón giao thừa
Không biết mai vàng đã nở chưa
Nơi đây rừng vắng dăm thằng lính
Nâng chén rượu mừng uống say sưa
Lính trận miền xa buổi xuân về
Phiên gác đêm buồn nhớ mải mê
Chẵng biết ngày mai trên trận tuyến
Bao kẻ ra đi lổi hẹn thề
Xuân trên rừng vắng gió lặng im
Lững lờ mây trốn bóng trăng chìm
Không biết còn bao mùa xuân nửa
Xa biệt quê hương mỏi bước tìm
Mừng xuân chén rượu uống mềm môi
Chia xẻ cùng nhau kiếp nổi trôi
[Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỹ nhân hồi]
SVSQ Lê Chiến khóa 8/72
Subscribe to:
Posts (Atom)