Nơi Gặp Gở của những Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và Sĩ Quan Trừ Bị Quân Trường Đồng Đế Nha Trang
Friday, January 9, 2009
“Anh Hùng Vô Danh” Địa Phương Quân và Nghĩa Quân
Những người lính Địa Phương Quân âm thầm của một tiền đồn xó núi. Địa Phương Quân, cái tên nghe khiêm nhường và hiền lành như đất, như bộ đồ xanh bạc màu của các anh. Địa Phương Quân, thứ lính...âm thầm nhất trong các thứ lính của quân lực; không màu mè, không áo rằn ri, không có những huyền thoại khủng khiệp, không "truyền thống, binh chủng" không có đến những khẩu hiệu nẩy lửa chết người. Nhưng Địa Phương Quân Pleiku chiều hôm qua đã bình tỉnh xin "cho nó nổ trên đầu tôi". "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi bạn ơi". Xin vĩnh biệt và cảm tạ. Cảm tạ các anh đã đem cái qúi giá nhất của cuộc đời là mạng sống mình để đổi lấy cho quê hương dù đã rách nát tả tơi còn có được những ngày xanh hy vọng. Cho buổi hợp chợ ban mai, dù nghèo nàn thưa thớt vẫn còn được an bình. Cho ngôi trường quận lỵ thấp lè tè những mái tôn cháy nắng còn rộn tiếng trẻ thơ cười. Cho mái chùa cong cong nơi sườn núi còn được ngân lên những hồi chuông tín mộ. Và cho những người ở lại như tôi đây biết rằng mình sống tức còn nợ phải trả.... Các anh chính là những người được mô tả trong một bài học thuộc lòng tôi thuộc làu làu lúc còn là một đứa bé :
Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng
Đã xông vào khói lửa quyết liều thân
Để bảo vệ tự do cho tổ quốc
Trong chiến đấu không nài muôn khó nhọc
Cười hiểm nguy bất chấp nỗi gian nan
Người thất cơ đành thịt nát xương tan
Những kẻ sống lòng son không biến chuyển
Tuy tên họ không ghi trong sử sách
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khẩn nguyền dâng lễ vật
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông
Và linh hồn chung với tấm tình trung
Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt.
Xin thành kính viết lại một phần bài thơ của Đằng Phương để tặng các anh.
Các anh chính là những "Anh Hùng Vô Danh". Tổ Quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam ngàn đời sẽ còn ghi ơn các anh. Xin vĩnh biệt và cảm tạ.
Xin đọc phần cuối của Trường Sơn Lê Xuân Nhị
(Nhũng cây viết của QLVNCH)
Bài nầy viết để vinh danh những “Anh Hùng Vô Danh” Địa Phương Quân và Nghĩa Quân trong cuộc chiến 1954-1975,họ là những người chịu nhiều đau thương nhất ,tổn thất cao nhất so với các binh chủng khác trong QLVNCH, đồng thời họ chịu nhiều sĩ nhục từ phiá Cộng sản .Vì chính CSVN xem họ là kẻ thù nguy hiểm nhất qua 2 câu vè tuyên truyền của VC thời đó: ...
“Ngàn hai bắt được thì tha.
Chín trăm bắt được đem ra chặt đầu”
(1200 đồng là lương hàng tháng của quân dịch Chủ lực quân,900 là lương của Dân Vệ /Ngĩa Quân)
thực tế CSVN chỉ tuyên truyền vậy thôi,thời kỳ chiến tranh 1945-1975 chúng bắt được ai thì hầu hết đều bị thủ tiêu chớ làm gì có tha ai đâu.
- Giới thiệu sơ lược :
Địa phương quân, thời kỳ đầu được gọi là Bảo an đoàn, là lực lượng vũ trang địa phương của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Bảo an đoàn được thành lập năm 1955 trên cơ sở thống nhất các lực lượng Bảo chính đoàn, Nghĩa dũng đoàn, Việt binh đoàn do Pháp bàn giao lại, thu nạp thêm một bộ phận các tín đồ Thiên Chúa giáo Miền Bắc di cư vào Nam năm 1954. Trong thời gian từ năm 1955 đến 1964, lực lượng Bảo an đoàn trực thuộc Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa, làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự trị an ở từng địa phương.
Từ 1964, Bảo an đoàn được chuyển sang trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa và đổi tên thành Địa phương quân. Địa phương quân tổ chức thành các đại đội (khoảng 100 người). Trong thời gian từ 1968 đến 1972, lực lượng này phát triển mạnh từ 895 lên 1.823 đại đội, tương ứng với số quân 132.000 lên 301.000. Cuối 1972, một số đại đội Địa phương quân được gộp lại thành tiểu đoàn. Phần lớn các đồn lớn là của Địa phương quân, do tiểu khu và chi khu điều khiển. Các đồn nhỏ do phân chi khu (xã), giao cho Nghĩa quân phụ trách. Bộ chỉ huy Quận hay còn gọi là Chi Khu thông thường do lực lượng Nghĩa Quân bảo vệ.
Chi khu trưởng và ban tham mưu chi khu đa số là những cấp chỉ huy xuất sắc của Chủ Lực Quân đưa sang nên họ đã huấn luyện ,hướng dẫn các đơn vị ĐPQ/NQ những phương thức hữu hiệu để tiêu diệt Cộng sản mà họ đã có được kinh nghiệm khi còn chỉ huy các đại đơn vị tinh nhuệ như Nhảy Dù,Biệt Động,Thủy Quân Lục Chiến v.v…Do đó có nhiều trung đội Nghĩa Quân đánh giặc hữu hiệu không thua gì các đơn vị chủ lực. Chính hai thành phần này mới là những người bám rễ giữ đất, chịu nhiều gian khổ và thương vong nhất trong cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ.
Phiá Cộng sản xem họ là kẻ thù nguy hiểm,nhưng báo chí Miền Nam Việt nam thời đó cũng tỏ ra có nhiều ngộ nhận không ít về họ. Có báo thì cho là lính ma, lính kiểng, có báo thì cho là binh chủng lạc hậu và đặt tên là “Con Rùa chậm tiến” chỉ vì họ không được trang bị hiện đại bằng các binh chủng khác, luôn luôn được trang bị chậm và thiếu các loại vũ khí tối tân như M16, M79 phóng lựu. Và thông thường phương tiện di chuyển hay hành quân họ thảy đều dùng đôi chân của mình chớ không có phương tiện cơ hữu như quân xa, máy bay. Họ đánh giặc theo kiểu nhà nghèo. Lương thì ít ỏi không đủ sống, vì vậy đôi khi NQ còn được trợ cấp thực phẩm, có 2 câu thơ truyền miệng:
“Dân Vệ Đoàn vì dân trừ bạo
Hai bao gạo một thùng dầu ’’
(chú thích :Gạo của Hoa Kỳ trợ cấp loại 10 ký / bao,dầu là loại dầu ăn hột cải 4 lít)
Nhận định về người lính ĐPQ/NQ thuộc QLVNCH xin đơn cử một số nhận định sau đây :
1-Quân lực Việt Nam Cộng Hoà: 1968-1975 Bài của nhà nghiên cứu về Việt Nam Bill Laurie:Xin xem
Bill Laurie là sử gia Hoa Kỳ, một trong những chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam và nhân chứng được mời trình bày quan điểm trong cuộc hội thảo mang tên “Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà: Suy ngẫm và tái thẩm định sau 30 năm” (ARVN: Reflections and reassessments after 30 years) do Trung Tâm Việt Nam thuộc đại học Texas Tech tổ chức tại Lubbock trong hai ngày 17 và 18 tháng 3 năm 2006.
Trong số nhiều diễn giả Việt Mỹ, ông Laurie là người nêu ra quan điểm trung thực và thẳng thắn nhất của riêng ông về một quân đội mà ông từng sát cánh với cương vị một chuyên viên tình báo cao cấp trong nhiều năm, song song với những ý kiến không quanh co che đạy về giới truyền thông và chính trị Hoa Kỳ trong thời chiến tranh tại Việt Nam. Bài này dịch thuật nguyên văn bài viết của Bill Laurie, mà ông dùng để trình bày lại, vắn tắt hơn, trong buổi hội thảo. Bill Laurie gửi tặng bài viết cho dịch giả, cho phép được dịch và phổ biến trong giới truyền thông Việt ngữ.
Sử gia Bill Laurie đã có nhận định như sau về ĐPQ và NQ:
“Cũng không hề có ai ngụ ý hay nói với tôi rằng có thể là lực lượng Địa phương quân tỉnh Hậu Nghĩa, là những dân quân của tỉnh, đã làm mất mặt chẳng những một mà tới ba trung đoàn chính quy của quân đội miền Bắc trong chiến dịch tấn công năm 1972 của Hà Nôi.
“Họ đã nhai nát và nhổ phun ra nguyên cả lực lượng tấn kích của đối phương, một lực lượng có thể đã làm đổi chiều lịch sử vào thời kỳ đó. Địa phương quân không được pháo binh và không quân sẵn sàng yểm trợ như lực lượng chính quy VNCH, trong đó kể cả Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Thuỷ quân lục chiến. Quân địa phương chỉ dựa vào kỹ thuật chiến đấu căn bản bộ binh.”
2-Bài Xác Định Giá Trị Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà của Tiến Sĩ Lewis Sorley (phần nói về ĐPQ/NQ) xin xem
Tiến sĩ Lewis Sorley tốt nghiệp Cử Nhân năm 1956 tại U.S. Military Academy, West Point ; M.A. năm 1963 tại University of Pennsylvania; M.P.A năm 1973 tại Pennsylvania State University; Và Tiến Sĩ (PhD) năm 1979 tại Johns Hopkins University ông đã chia xẻ về những nhận xét ĐPQ/NQ như sau:
“Ông Thomas J. Barnes trở lại Việt Nam sau ba năm vắng mặt để làm việc trong chương trình bình định vào mùa Thu 1971. Ông nói với Tướng Fred Weyand là “tôi đã ngạc nhiên với ba tiến bộ chính, sự phồn thịnh của nông thôn, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân giữ vững vị trí và phát triển sự tự trị chính trị kinh tế làng xã. Ta đã giúp làng xã lấy lại tính cách độc lập và tự lực theo tập tục Việt Nam. Đó là việc tham gia quan trọng nhất của chúng ta trong công việc bình định”.
“Tháng Năm 1967 khi Đại Tướng Abrams đến Việt Nam thì quân lực VNCH gồm có Lục Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Không Quân-. Ngoài ra còn có những lực lượng diện địa bao gồm Địa Phương Quân (ĐPQ) và Nghĩa Quân (NQ) phụ trách an ninh lãnh thổ. Tỉnh Trưởng chỉ huy Địa Phương Quân còn Nghĩa Quân đặt dưới quyền Quận Trưởng. Các lực lượng này trú đóng tại địa phưong của họ và thực hiện mục tiêu “càn quét và giữ đất”. Vào năm 1970 đã có 550,000 quân số, nghĩa là một nửa QLVNCH.
ĐPQ và NQ gia tăng khả năng và thành tích của họ và phải được ghi công đầu. Trong buổi thuyết trình WIEU (dự đoán tình báo hàng tuần) cho quan khách Tướng Abrams nói, “Điều tôi quan tâm nhất là vai trò của ĐPQ và NQ trong chiến cuộc luôn bị quên lãng. Người ta chỉ thường nói đến QLVNCH trong khi đã lâu nay ĐPQ và NQ gánh chịu nhiều tổn thất và đã giáng cho quân địch nhiều đòn chí tử. Tôi nói thẳng, nếu ta muốn nói đến an ninh cho dân thì đây mới là phần việc lớn”!
“Cùng một lúc, ông nói rõ ràng về thành tích của các đơn vị này. “Tôi không biết có nên trang bị thêm các đại đội Lục Quân không? Nếu có thêm nhân số thì tôi nghĩ đem đầu tư vào các lực lượng diện địa(ĐPQ/NQ) này có lợi hơn”.
Cuối năm 1969, khi nhìn biểu đồ tình hình trong ba tháng vừa qua ghi rõ ai đã đem lại nhiều thành quả nhất về khí giới, tử vong, Tướng Abrams đã nói: “Thật rõ ràng và đúng. Số địch bị giết, khí giới thu được, hầm bí mật phát hiện, vv, thì QLVNCH vẫn giữ nguyên tỷ lệ 27/28% trong khi tỷ lệ của Đồng Minh sút giảm. Sự chênh lệch là do các lực lượng địa phương và đã xẩy ra từ tháng Tám vừa qua”.
Một người trong cử tọa nói lớn, “Đó là tính chất của cuộc chiến”!.
Tướng Abrams trả lời ngay, “Đúng lắm! Tôi luôn luôn hỏi lợi nhuận thu được từ 100,000 súng M-16 như thế nào ? Như vậy hả ? Vâng ta đã bắt đầu thấy kết quả”!
Ông Bill Colby cũng nhận xét rằng trong tháng Bẩy 1970 lực lượng địa phương cũng bảo vệ được súng của mình. Tỷ lệ khí giới mất đối chiếu với vũ khí thu được là một trên ba, khác hẳn tình trạng năm năm trước đây.
Tướng Abrams nói thêm: “Các Lực Lượng Địa Phưong, các con sóc ấy tiến tới rất vững vàng. Một tình trạng đã được duy trì lâu nay là ĐPQ và NQ đã gánh chịu phần lớn trách nhiệm chiến tranh”.
“NQ đã lần hồi gỡ bỏ mặc cảm của một phụ lực quân để trở thành các binh sỹ chính quy và là một bộ phận chính của bộ máy chiến tranh”! Các sỹ quan cao cấp Việt Nam cũng nhìn nhận như Trung Tướng Ngô Quang Trưởng:“Các ĐPQ và NQ tăng tiến về phẩm cũng như lượng và đã được các nhân vật bình luận khắt khe như Tướng Julian Ewell khen tặng: “Họ là mũi nhọn trên chiến trường”!
Ưu điểm :Sở trường của ĐPQ/NQ là đánh du kích,là triệt tiêu hạ tầng cơ sở địch ,trong chiến dịch Phượng Hoàng họ là binh chủng cung cấp tin tức tình báo nhiều nhất,chính xác nhất, đồng thời cũng là đơn vị trực tiếp triển khai hành quân,thanh lọc,phục kích để tiêu diệt du kích Việt Cộngvà lực lượng địa phương huyện ,xả của địch.Vì sống gần dân (ĐPQ) trong dân (NQ)nên họ nhận được nhiều tin tức tình báo quý giá,những báo cáo về sự thâm nhập của quân CS vào trong xả ấp ,những thói quen di chuyển của VC nên các cuộc đột kích,phục kích của ĐPQ/NQ rất dể thành công.
- Trong thế phòng thủ đôi khi đối đầu với chủ lực CS,các chiến sĩ NQ/ĐPQ cũng đã đánh nhiều trận ngoạn mục
bẻ gảy các cuộc tấn công bằng xe tăng có pháo binh yễm trợ cuả chủ lực CS Bắc Việt.
-Trong công tác Bình Định Phát Triển họ là thành phần xuất sắc góp phần trong các chính sách của Quốc Gia như rào ấp chiến lược, ấp tân sinh,luật Người Cày Có Ruộng v.v…
-Trong quốc sách Chiêu Hồi mà kết quả trên 200.000 cán binh VC về hồi chánh để trở về với đại gia đình Dân Tộc thì ĐPQ/NQ là có thành tích cao nhất trong việc kêu gọi cán binh VC trở về với chính nghĩa quốc gia.
-Trong công cuộc trường kỳ kháng chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bão vệ Miền Nam chống lại sự xâm lăng ồ ạt của quân chính quy Cộng Sản Bắc Việt cũng như sự phá rối trị an của Du Kích Cộng sản còn gọi là Việt Cộng (VC) .Lực lượng Diện Địa bao gồm Điạ Phương Quân( ĐPQ)và Nghĩa Quân (NQ) đãm nhận trọng trách lớn lao là bảo vệ làng ,xả,thị xả ,tỉnh lỵ, đô thị,trường học,cầu cống ,quốc lộ,tỉnh lộ,trục lộ giao thông nông thôn, đường sắt,các công trình quan trọng (như Đập Thủy Điện Đa Nhim,Nhà Đèn Chơ Quánv.v…)
Có bão vệ an toàn nơi tuyến đầu là nông thôn thì chốn hậu phương thành thị mới yên ổn để phát triển và xây dựng,thất bại ở nông thôn là mất hậu cứ căn bản sẽ bị cộng sản bao vây và khủng bố. Chúng ta thử nghĩ hậu cứ của các đại đơn vị cuả QLVNCH tại thủ đô Sài Gòn ,Huế,Cần Thơ v.v..sẽ ra sao nếu không có vành đai nông thôn do lực lượng ĐPQ/NQ bão vệ an toàn bao bọc.Ngoài ra hàng ngàn công trình xây dựng của Quốc Gia sẽ ra sao nếu không có sự bão vệ ngày đêm của lực lượng diện địa ĐPQ/NQ để cho chủ lực quân rảnh tay hành quân lưu động tảo trừ quân chính quy CS xâm nhập Miền Nam .Nhưng thật bất công cho họ trước 1975 báo chí VNCH gần như quên lảng họ ,báo chí Hải Ngoại sau 1975 cũng vậy,xem họ như con ghẻ ,hay nhẹ hơn là xem họ như những đơn vị thứ yếu trong Quân Lực VNCH !!!
Hảy nghe lời nhận định của Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ tư lệnh Sư Đoàn 5 BB/QLVNCH (lúc đó đang là đại tá Trung Đoàn trưởng TĐ8/SĐ5) trả lời phỏng vấn cuả Chuẩn Tướng Haig /QĐ Hoa Kỳ ngày 24.1 . 1970 : “Ông giải thích sự sấp xếp này chỉ cho thấy cần yểm trợ thêm cho NQ/ĐPQ trong các cuộc hành quân của các đơn vị này vì hiện giờ pháo binh của QLVNCH phải yểm trợ cho các đơn vị chính quy và địa phương quân trong vùng hành quân của Trung Đoàn 8 ….
…. “Chỉnh đốn lại cấu trúc của tất cả các vị trí phòng thủ của NQ/ĐPQ theo tiêu chuẩn của SĐ 1 BB HK để loại bỏ mọi yếu điểm hiện có trong các vị trí này. Rất nhiều vị trí hiện hữu, lô cốt và công sự phòng thủ được thiết kế và xây cất một cách yếu kém và sẽ không chống nổi bất cứ một loại tấn kích nào.”
“Nhưng ông nói nếu NQ/ĐPQ không chu toàn được phận vụ bảo toàn an ninh cho các trung tâm đông dân cư, các đơn vị QLVNCH sẽ buộc phải rút về bảo toàn an ninh cho các vùng đó và rồi các đơn vị QLVNCH trở lui lại vị thế của năm 1966.”…” Cần có yểm trợ pháo binh trực tiếp cho NQ/ĐPQ.”
Nhiệm vụ của ĐPQ/NQ thật nặng nề đó là bão vệ an ninh cho đồng bào sống an lành trong các thôn ấp, đồng thời bão vệ các thành thị ,tỉnh lỵ,quận lỵ được an bình và chống lại những vụ pháo kích bừa bải của Cộng Nô vào các vùng đông dân cư. Trong khi đó thì chủ trương cuả Cộng Sản Việt Nam là dùng nông thôn bao vây thành thị,phá hoại an ninh tại nông thôn bằng hàng trăm hình thức khủng bố,sát hại ,thủ tiêu ,bắt cóc,bắt thanh niên từ 14,15 tuổi trở lên bổ sung cho lực lượng VC cho các mật khu,du kích và chủ lực tỉnh ,huyện . ĐPQ/NQ đã triệt hạ các ý đồ của Cộng Quân là làm cho nông thôn bị mất an ninh để đồng bào chạy về khu thành thị , để từ đó chúng dùng nông thôn bao vây thành thị trong chiến lược thôn tính Miền Nam theo chủ trương của Quốc Tế Cộng Sản.
Nhược điểm :
-Một khi đã chấp nhận nhiệm vụ diện địa thì phải có mặt thường xuyên trên địa bàn cố định, đồng thời phải liên tục tuần tiểu xa và gần để bảo vệ cứ điểm như đồn bót,chợ búa v.v….Lực lượng diện địa thường cố định quân số ,ví du bão vệ cầu trên quóc lộ thì từ cấp tiểu đội đến trung đội (từ 10 đến 30 quân nhân).Quân số ít thay đổi do đó dể bị CS điều nghiên đem lực lượng mạnh gấp 3,5 lần để tấn công.Quân dụng thiếu thốn ,nhất là vật liệu để xây dựng hệ thống phóng thủ ,hầm hố rất thiếu thốn so với chủ lực quân nên khó có thể cầm cự khi bị địch ồ ạt tấn công.
-ĐPQ/NQ sống trong quần chúng ,nhận nhiều tin tức tình báo từ dân cư địa phương nhưng đồng thời cũng dể bị rò rỉ thông tin cho Cộng sản tấn công,dể bị cài nội tuyến đánh úp đồn bót.
Gánh nặng trách nhiệm , huấn thị phối hợp của Bộ Tổng Tham Mưu đã minh định rỏ ràng là ĐPQ/NQ lực lượng bão vệ lãnh thổ (cố định),nhưng lại được trang bị yếu kém so với chủ lực quân đó là 3 yếu tố căn bản giải thích lý do tại sao lực lượng nầy chạm địch thường xuyên và chịu tổn thất gấp rưởi hay gấp 2 lần so với chủ lực quân(bao gồm các sư đoàn Bộ Binh và TQLC,Nhảy Dù ,BĐQ cộng lại ) theo bảng thống kê tổn thất sinh mạng hàng năm do Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đúc kết .(xem biểu đồ đính kèm bên dưới)
-Trong khi đó nhiệm vụ của Chủ Lực Quân là hành quân lưu động lùng và tiêu diệt chủ lực quân của CSVN ,nhờ yếu tố di động thường xuyên nên họ ít bị địch tập trung tấn công hơn so với ĐPQ/NQ.Ngoài ra lực lượng Tổng Trừ Bị gồm các Sư Đoàn Nhảy Dù ,Thủy Quân Lục Chiến thường hành quân lưu động với quân số từ cấp Tiểu Đoàn,Trung Đoàn trở lên , đây là các đai đơn vị tinh nhuệ,có hoả lực không quân và pháo binh cơ hữu cũng như tăng phái yễm trợ tối đa khi lâm chiến nên CSVN thường tránh né các đại đơn vị nầy mà tìm cách đánh các đơn vị nhỏ của ĐPQ/NQ. Chứng tỏ trong cuộc chiến VN áp lực địch luôn đè nặng lên ĐPQ/NQ .Ngoài ra tấn công vào các vị trí như tỉnh lỵ, đô thị thì CSVN dể dàng cướp đoạt tài sản dân chúng,chứ tấn công các đơn vị chủ lực thì vừa dể bị thiệt hại và chẳng có tài sản gì để cướp ngoài vũ khí.
Những trận đánh chưa ai kể đến cuả ĐPQ/NQ trong cuộc chiến Việt Nam:
-Có thể nói rất nhiều kể sao cho hết những chiến công hiển hách cuả anh em chiến sĩ ĐPQ/NQ trên toàn thể Miền Nam từ 1954-1975,tôi chỉ lươc ra đây một số những chiến công của ĐPQ/NQ chưa hề được ai nhắc tới :
-Trần Văn Tựu một chiến sĩ Nghĩa Quân quận Long Điền ,chức vụ trung đội trưởng,trước kia là một đại đội trưởng du kích huyện Long Đất ,nhưng sau khi trở về với chính nghiã quốc gia ,anh đã lập nhiều chiến công hiển hách.Từng hướng dẩn lực lượng quận vào đột kích mật khu Tam Phước,Minh Đạm như chổ không người. Đánh giặc đối với Tựu là một cái thích thú,không hề than van cực nhọc, được đi hành quân là vui ,không thích nhiệm vụ canh gát. Tỉnh Đội Bà Rịa,huyện đội Long Đất từng bao lần treo giá anh nghĩa quân nầy còn cao hơn sĩ quan trong Chi Khu.Vì tất cả thói quen, đường đi nước bước cuả VC trong vùng anh thảy đều thuộc nằm lòng.Trên đường đột kích mật khu Minh Đạm năm 1965,xuất phát lúc nửa đêm ,trung đội của anh nhận nhiệm vụ dẩn đường ,lực lượng Quận khoản 4 trung đội NQ theo sau Anh là trung đội trưởng vừa là khinh binh đi đầu .Còn độ 500 thước nửa đến mật khu .Nhìn dấu chà chôm (chổi bằng cành cây trong rừng) vừa mới quét,anh biết ngay là sắp vào mật khu,ra lệnh cho anh em dừng lại để anh đích thân bò đi đầu tháo gở mìn bẩy,anh đã áp sát và hạ thủ tên du kích gát giặc dể dàng không tiếng động,kế đó 1 tên vừa ra suối đánh răng cũng bị anh hạ thủ nhẹ nhàng.Ra thủ hiệu cho thuộc cấp bò theo,lần lượt mỗi anh NQ đứng kế bên mỗi chiếc vỏng của kẻ thù, bằng 1 thủ hiệu kế tiếp tiểu đội anh đã đồng loạt thanh toán gọn trên 10 tên VC cỏn đang ngủ trên vỏng bằng lưởi lê mà không hề nổ 1 phát súng.Sau đó cắt người canh gát thay cho VC, lục soát các hầm trú ẩn , xong rồi mới báo cáo cho Quận đem quân vào thanh toán phá huỷ căn cứ địch.
Có đi bên cạnh anh thì mới biết khả năng tác chiến trong rừng của anh rất cao, đầy khôn khéo.Mỗi hành động đều có tính toán nhanh như sao xẹt, phản ứng rất nhanh và chính xác.Một lần đang đi cùng tiểu đội đi đến điểm phục kích đêm,anh vô tình đi ngang qua một cửa sổ có 1 tên du kích đang về thăm nhà ,ngoài ra còn có 2,3 đồng bọn canh gát ngoài xa.Tên du kích thoáng thấy dáng anh la lên hỏi:”ai?” .Anh bình tỉnh đi chậm lại ,không quay đầu,khong hấp tấp trả lời :”mình đây mà!”rồi tiếp tục đi bình thường.Tên du kích mắc lừa tưởng đồng bọn ,không nổ súng,vừa qua khỏi vách nhà anh xoay ngang trả lời bằng 1 tràng tiểu liên Thompson kết liểu tên VC trong nhà.Bởi vì nếu anh tỏ ra hấp tấp hay chạy thì tên nầy sẽ nổ súng trước anhvà sẽ hạ anh dể dàng.
Còn hàng trăm chuyện lớn ,chuyện nhỏ của anh trong đời lính đẹp như ciné,lính trong quận thi nhau kể về anh như thế! Nhưng hể có tài thì lại có tật,trong bất kỳ cuộc hành quân nào ,dù cấp chỉ huy có ra lịnh,lục soát bi đông cuả anh cẩn thận đến đâu,hể đi ngang qua xóm nhà dân thì anh chàng mua bidon rượu đế lúc nào không ai biết ,rồi vừa đi vừa lén uống từ từ !
Một lần đi hành quân qua vùng An Ngải ,ta và địch chạm súng bất ngờ, địch khai hỏa trước làm cho ta bị thương 2 NQ,địch có cây cối bao che,bên ta trống trải nên đành nằm bẹp để chịu trận.Quân ta dàn hàng ngang chờ đợi vì địch đang có chướng ngại vật bao che,có gốc cây lớn làm điểm tựa , địch bắn sẻ chứ chưa dám xung phong vì hai bên ngang ngửa.Thình lình anh chàng Tựu nổi nóng vì nảy giờ phải mọp bên bờ ruộng ,từ từ cởi súng , đạn ra để 1 bên chỉ đeo dây ba chạt đầy lựu đạn M26,không nói 1 lời,không xin phép cấp chỉ huy. Đứng dậy vụt chạy cực nhanh thẳng vào vị trí địch,trong khi đồng đội thảy đều bất ngờ.Anh ta chạy có kỹ thuật chử chi hẳn hoi ,hai tay 2 quả lựu đạn ,còn cách khẩu thượng liên 10 mét,tông 2 quả lựu đạn xong rồi nằm chờ.Hai tiếng nổ long trời vừa nổ chưa hết khói là lúc anh ta phóng mình chạy vô lượm súng và thanh toán địch bằng chính AK cuả địch.Tới đó thì trung đội còn lại mới giật mình mà xung phong theo anh.Trận đụng độ chơp nhoáng nầy ta hạ sát được 4 tên VC,số còn lại hoảng quá chạy hết.Anh chàng Tựu đứng lên cười ha hả làm cho chúng nó nín thở mà chạy,bỏ lại khẩu thượng liên và 2 khẩu AK.Diển tả thì dài dòng mà diến tiến ngoài mặt trận thì nhanh như chớp mắt,không ai ngờ anh Tựu lại thanh toán địch nhanh đến như vậy!
Tức mình vì anh nầy làm càn không xin phép,sỉ quan Chi Khu kêu anh lại quở trách .Anh chàng trả lời tỉnh bơ “thiếu úy ơi ,em đâu có ngu,em bỏ súng lại ,chạy mình không vô tụi nó ,chơi cho tụi nó 2 quả,lở thời tụi nó bắn giỏi thì cùng lắm là chết mình em ,chúng nó đâu lấy được súng em đâu!”Rồi cười hề hề làm sao mà nổi nóng với anh chàng ba gai nầy được!
Một lần VC phát loa,gần bên hông dinh Quận chừng trăm thước,chắc có lẻ độ tiểu đội du kích bò vô,phát loa tuyên truyền chừng 5,10 phút rồi sẽ bỏ chạy,trong quận thì chưa biết phản ứng ra sao vì VC đang nấp bên nhà dân,bắn ra thì sợ trúng dân,không bắn thì cũng kẹt.Anh chàng Tựu giơ tay tình nguyện :”Xin ông thầy cho em ra lấy cái loa, đừng bắn ra tui nó ,coi chừng trúng em,em hưá bắt gọn lấy cái loa nộp ông thầy mà “ Với cây tiểu liên bá xếp anh bò ra ngoài bằng cổng hậu rồi lần mò ra tới nơi tên phát loa, đứng dậy bắn 1 phát lấy cái loa chạy vô quận ,tụi du kích còn lại bắn theo nhưng không kịp với con sóc nhanh nhẹn nầy.Diển tiến chưa đầy 10 phút thì anh đã thanh toán xong mục tiêu !Với kích thước nhỏ con độ chừng 1m,55 thôi nhưng anh chàng NQ gan dạ nầy làm cho bọn VC trong vùng kinh hồn tán đởm.
-Ở chi khu Đất Đỏ cũng có vài anh NQ gan cóc tiá ,y hệt anh Tựu.Anh nầy tên gì tôi quên rồi,chỉ còn nhớ sự việc như vầy : khoản năm 1967 VC bao vây Chi Khu Đất Đỏ ngay gửa ban ngày, vòng vây chưa thắt lại gần ,chúng đã xâm nhập vào 2 xả Phước Thạnh và Phước Hoà Long cách BCH Chi Khu độ 2 cây số đường chim bay,chúng bắn cầm chừng nhưng lực lượng thâm nhập vô quận lỵ rất đông ,có lẻ để chờ đánh lực lượng tiếp viện của Tỉnh.Quân số chúng độ khoản trung đoàn .Những toán quân tuần tiểu cuả ta đụng độ lẻ tẻ với địch nhưng phải rút về Chi Khu vì địch quân số địch quá đông. Được tin tình báo của dân và vợ lính cho biết VC đang đóng quân nhiều nơi,trong đó có 1 chổ đặt Bộ Chỉ Huy gần nhà dân,muốn phối kiểm tin tức để có thể sử dụng pháo binh đánh chính xác điạ điểm vì sợ lầm nhà dân , ông Chi Khu Trưởng đích thân tập hợp trung đội NQ thám báo Chi Khu để tìm 1 người tình nguyện đi ra ngoài ,vào tận nơi để xem xét tình hình.Cuộc đi nầy muôn vàn nguy hiểm vì vậy ông Chi Khu Trưởng cần 1 người tình nguyện .Trong vòng 5 phút giải thích lý do,có đến 3 anh NQ tình nguyện !Anh chàng được chọn vì anh viện cớ có vợ chưa có con,có gì thì nhờ 2 bạn kia lo giùm vợ con .Anh giả trang người đi cày vác cuốc ,mặc aó bà ba,lận lựu đạn trong người.Lấy cớ đang cày bừa,nghe nổ súng nên chạy về nhà .Anh qua mặt du kích gát dể dàng ,xâm xâm đi vào vùng địch kiểm soát, đi về hướng BCH trung đoàn địch với cây cuốc trên vai!Qua mấy xóm nhà dân,gần đến BCH thì địch khả nghi ,hô đứng lại,anh vụt chạy thẳng vô căn nhà VC đóng BCH nên chúng chưa dám nổ súng sợ trúng cấp chỉ huy.Anh xông tới gần ,ném 2 quả lựu đạn rồi chạy ra ngoài sau khi nổ xong,tiêu diệt trọn ổ BCH Việt Cộng .Sau đó anh chạy thoát được ra ngoài vì chúng hoảng loạn ,mãi gần 4 giờ đồng hồ sau anh mới về đến được Chi Khu ,hoàn thành nhiệm vụ tình báo !!!Nhờ tin tức chính xác Chi Khu sau đó đã bắn pháo binh vào đúng tọa độ anh NQ nầy cho , đồng thời lợi dụng lúc địch đang bối rối vì BCH bị thiệt hại nặng,Chi Khu đã nhanh chóng điều động lực lượng ĐPQ phối hợp NQ giải toả vòng vây , Địch bỏ chạy ,rút hết vì đã lộ kế hoạch .
-Đồn Bờ Đập thuộc xả Hội Mỷ quận Đất Đỏ do 1 trung đội thuộc Đại Đội 612 ĐPQ đãm trách,tối đi phục kích 2 tiểu đội ,còn 1 tiểu đội ở nhà giử đồn .Vợ lính cũng cắt gát 1 vọng vì thiếu quân số. Đêm đó (khoản năm 1967 )VC sử dụng 1 tiểu đoàn chính quy,có súng phun lửa,DKZ,B40 cộng thêm dân công ước độ vài trăm người tấn công biển người với cái đồn nhỏ chỉ độ 10 người lính với 15 bà vợ lính, 2 tiểu đội đi phục kích bên ngoài cũng không về tiếp ứng được,các bà vợ lính đã chiến đấu dủng cảm ,con nít thì tiếp tế đạn,lựu đạn ,họ đã cầm cự đến sáng Chi Khu mới đưa quân đến tiếp ứng kịp thời,sau đó thu gom xác VC chết chung quanh đồn gần 60 tên ,mượn xe pulldozer uỉ 1 cái hố daì 20 mét ,chôn chung mấy anh “sinh Bắc tử Nam” nầy chung 1 hố có cấm bảng lớn ghi rỏ ràng :”Mồ chôn Cộng Phỉ”.Không hiểu sau 75, VC có đào đi cải táng không thì không rỏ.Phần nầy chắc chúng không dám ghi vào quân sử vì tủi hổ quá :10 đánh 1, mà một lại thắng !Mấy bà vợ lính sau đó có được Tỉnh tặng bằng khen ,có truyền hình từ Saì Gòn đến quay phim làm lại trận giả ,quay lại trận đánh để đời nầy,không rỏ chiếu được mấy lần!.Sau trận nầy có 1 chi tiết đứng tim. Đó là khi trên Tiểu Khu đến nghiên cứu trận liệt có 2 ,3 sĩ quan cấp tá đến xem xét , thì có 1 tên VC quá sợ đã trốn im lìm trong bụi cây ôm khẩu AK ,trời sáng bét mới giơ khẩu AK đứng lên đầu hàng,làm ai nấy 1 phen hú hồn vì nó mà còn can đảm quơ 1 băng AK chắc phải có 2 ,3 người chết vì tên nầy!
Lính NQ ở các quận nói chung rất gan dạ, chiến đấu trường kỳ không hề than van ,họ có ưu diểm sống gần nhà ,gần quê quán nên không dám làm gì sai quấy sợ bà con chê cười.Trong khi đó lực lượng chủ lực xa nhà ,xa quê ,nếu cấp chỉ huy không kiểm soát kỷ dể có tình trạng kiêu binh làm mất lòng dân .Anh em ĐPQ/NQ rất sợ mất lòng dân nên họ gử gìn kỷ luật rất giỏi. Đây chỉ là nhận xét chung chung ,không có ý so sánh với các binh chủng đàn anh.Bởi vì các trận đánh lớn binh chủng Nhảy Dù ,Thủy Quân Lục Chiến ,Biệt Động Quân v.v.. xứng đáng bậc đàn anh vang lừng trong quân sử còn NQ/ĐPQ chỉ sở trường những trận nhỏ không tên mà thôi.
-Trong trận chiến sau cùng tại Chi Khu Long Thành ngày 24 tháng 4 năm 1975 tôi đã mục kích những người lính Nghĩa Quân Long Thành bắn cháy 4,5 chiếc T54 qua những màn sáp lá cà còn hayhơn phim ảnhMỹ!!!Ai có dịp đi ngang quốc lộ 15 đoạn quận lỵ Long Thành sau ngày 30.4.75 chắc đã thấy 5,7 xác T54 của VC cháy còng queo trước quận lỵ Long Thành , đó là chiến công của Nghiã Quân Long Thành đánh tăng T54 bằng M72 và M79 chống tăng rất giỏi .Trung Tá Sáu Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng đã đánh một trận khiến cho Cộng Quân nhớ đời.Trung Tá Sáu trong trận đánh đã đi từng vị trí của NQ để động viên binh sĩ, đồng thời ông cầm nón sắt đi xin các binh sĩ nào còn lưụ đạn để đính thân ông đem ra cổng chánh cho binh sĩ ném vào các chiến xa địch đang tràn vào,một chiếc T54 bị đứt xích 1 bên vì trúng M72 quay vòng vòng trước cổng chi khu sau đó đã bị 1 chiến sĩ NQ phóng lên thảy1 trái lựu đạn vào buồng lái kết thúc cưộc đời của “con cua”gảy càng nầy.Hành động can đãm nầy cuả anh NQ đã trả giá bằng chính bàn tay của anh ,vì thế TT Sáu đã xin trực thăng tản thương anh chiến sĩ can trường nầy trong khi 2 bên còn đang đánh nhau dử dội !Sau nầy nghe kể lại còn có 1 trung đội NQ đồn trú trên Quốc lộ 15 gần quận lỵ Long Thành ,hết ngày 2 tháng 5 trung đội NQ nầy vẫn kiên trì chống CS tới viên đạn cuối cùng,vừa bắn nhau vừa kéo chuông nhà thờ kêu gọi quyết tử!!!
xin xem Ðốt Cháy Thân Nên Ngọn Lửa bài của Phan Nhật Nam .
Ở Vùng 4/Chiến Thuật cũng vậy ,chẳng những chồng đánh giặc mà vợ ,con ĐPQ/NQ trong đồn cũng đánh giặc luôn:
Chị Nguyễn Thị Thàng vợ của Nghĩa Quân trưởng đồn Giồng Trôm, Kiến Hòa đã cùng những đứa con, bên cạnh xác chồng, nỗ tung trái lựu đạn cuối cùng tại giờ phút đau thương oan nghiệt của sáng 30 tháng Tư, 1975. Năm 1802, để thực hiện lời nguyền "báo thù cho tiên đế ba đời", Nguyễn Vương Gia Long xử tử tất cả triều đình Tây Sơn bằng những biện pháp hành hình gớm ghê man rợ nhất. Nữ Tướng Bùi Thị Xuân trước giờ vĩnh quyết ở pháp trường, đã quắt mắt, bật tiếng hét oai vũ khiến con voi trận (đem đến dày lên con gái nhỏ của bà) phải tung xiềng chạy trốn, và chỉ chết khi thân thể bị xử lăng trì- đốt cháy bởi sợi bấc tẩm dầu cắm sâu vào thịt. Nữ Tướng không tiếng kêu than nhận cái chết để bày tỏ lòng trung nghĩa với chồng, Thái Úy Trần Quang Diệu và Tiên Vương Quang Trung. Chị Nguyễn Thị Thàng chết cùng lần với chiếc đồn bị bộ đội cộng sản tràn ngập, người chồng vừa tử trận. Ðồn Giồng Trôm, Kiến Hòa ở nơi đâu? Chị Nguyễn Thị Thàng là ai? Tổ quốc, quốc gia, chính phủ, cộng hòa, dân chủ.. hẳn là những chữ nghĩa không nằm trong ý niệm của người đàn bà bình thường ấy. Nhưng quả thật, Người Ðàn Bà Việt Nam tên gọi Nguyễn Thị Thàng đã sống- chiến đấu- chết về một điều đơn giản không bao giờ diễn giải, nói ra lời: Sống-Chết Tự Do - Trọn Nghĩa Vợ Chồng.
Người viết được biết trong các vùng chiến thuật,các tiểu khu ,các chi khu còn rất nhiều đơn vị ĐPQ/NQ xuất sắc nhưng chưa được ai biết đến.Kính mong quý chiến hữu viết nhiều bài về các đơn vị ĐPQ/NQ anh hùng để mai sau lịch sử còn biết đến các đơn vị vô danh đã góp nhiều máu xương trong công cuộc bão vệ Miền Nam Việt Nam trong suốt 20 năm trường chiến đấu gian khổ.Hoặc chuyển những tài liệu về các trận đánh của ĐPQ/NQ về cho chúng tôi để đúc kết đưa ra trước công luận những trận đánh để đời của binh chủng khiêm nhường nầy,kính mong quý chiến hữu gởi thơ từ tài liệu hay bài viết về cho trang web của lính : http://www.toquocdanhdutrachnhiem.com/ hoạc email về trang web : toquocdanhdutrachnhiem@yahoo.com chúng tôi sẽ đúc kết và phổ biến cho đồng đội, đồng bào và thanh niên thế hệ trẻ quốc nội cũng như hải ngoại những bài học thế hệ trước đã chiến đấu chống loài Cộng Phĩ như thế nào.Rất hân hạnh đón chờ sự đóng góp của quý bạn.
Tổng kết : ĐPQ/NQ là lực lượng “Sinh sau đẻ muộn”của QLVNCH ,có nhiều sở trường cũng nhu nhiều sở đoản,nhiệm vụ được giao thì nặng nề,nhưng trang bị ,yểm trợ lại yếu kém do đó có nơi thì hoàn thành xuất sắc,có nơi thì chỉ trung bình .Tuy nhiên qua những điều vừa phân tích có nhiều bất công đối với họ ,kể cả những bất công chung của QLVNCH bị nhóm truyền thông bất lương bôi bẩn có mục đích thương mại và chính trị,bị đồng minh xem thường và phản bội ,vậy phải trả lại “Công Đạo”cho họ .Họ là những anh hùng vô danh,khong có ai cậy nhờ để phục hồi danh dự,nhưng họ cũng không xin xỏ và luôn ngẩng cao đầu mà đi vì xét cho cùng họ đã đóng góp xương máu của mình nhiều nhất cho Quốc Gia và Dân Tộc.
Trong thời điểm từ 1972 đến 1975 ,sự sai lầm về chiến lược trong việc sử dụng các sư đoàn bộ binh và các sư đoàn tổng trừ bị vào nhiệm vụ bão vệ lãnh thổ,thay vì sử dụng lực lượng ĐPQ/NQ là nổ lực chánh trong phòng thủ diện địa để các sư đoàn bộ binh và các lực lượng tổng trừ bị Nhảy Dù,Thủy Quân Lục Chiến rảnh tay hoàn toàn lưu động 100% để tiếp ứng chiến trường bất cứ nơi nào cần .Khốn thay cuối năm 1974 và đầu năm 1975 chúng ta đã không còn lực lượng tổng trừ bị nào cả khi Cộng Sản dốc toàn lực tấn công!
Nhưng trận chiến 1975 chưa phải là trận chiến sau cùng.Những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà và toàn dân Việt Nam kiêu hùng sẽ dành lại quyền tự quyết ,lật đổ bạo quyền để xây dựng lại quê hương và bão vệ biên cương trước mưu đồ xâm lược của kẻ thù truyền kiếp từ Phương Bắc và thái độ hèn hạ dâng đất ,dâng biển cho Tàu Cộng của bè lủ cộng sản Việt Gian.
Long Điền 25.12.2008
Regular Force Chủ Lực Quân bao gồm c ác sư đoàn B ộ Binh,Nhảy Dù ,Thủy Quân Lục Chiến,các Liện Đoàn Biệt Động Quân.
RF/PF=Regional Force (Địa Phương Quân)/Popular Force militia (Nghiã Quân ), Para=paramilitary forces(Lực lượng bán Quân sự bao gồm Cảnh sát,Xây Dựng Nông Thôn,Thám sát Tỉnh v.v…) xin xem
Note 1: there were an additional 10,824 non-hostile deaths for a total of 58,202
Note 2: of the 304,704 WIA, 153,329 required hospitalization
Note 3: this number decreases as remains are recovered and identified
Note 4: 114 died in captivity
Note 5: Does not include 101,511 Hoi Chanh(c ó t ài li ệu tr ên 200.000 c án binh C ộng s ản Hồi Ch ánh)
Legend: KIA = Killed In Action WIA(t ử tr ận) = Wounded In Action MIA(b ị th ư ơng) = Missing In Action (m ất t ích)CIA = Captured In Action (b ị b ắt)
Chú Thích :
ARVN=QLVNCH, NVA/VC=Bộ đội Bắc Việt v à Việt Cộng , xin xem
Quân lực Việt Nam Cộng Hoà: 1968-1975 Bài của nhà nghiên cứu về Việt Nam Bill Laurie
Xem đầy đủ hình ảnh và tài liệu về Quốc sách Chiêu Hồi ở trang web : quyển sách nói về Chính sách Chiêu Hồi của VNCH từ 1963-1971 gồm 252 trang
Lời kêu gọi đại đoàn kết Dân Tộc nầy là việc làm thiết thực nhất và thành thật nhất vì đã được chứng minh cụ thể bằng lời hứa và việc làm đi đôi với nhau ,những hồi chánh viên không còn bị mặc cảm người đầu hàng mà họ được đối xử như người anh em lạc lỏng nay trở về với đại gia đình Dân Tộc.
Tem kỹ niệm ngày 18 tháng 2 năm 1973 là ngày đạt được người Hồi Chánh thứ 200.000 (Tương đương với quân số 20 sư đoàn )và giấy thông hành cho cán binh cộng sản muốn về hồi chánh.
Lời kêu gọi đại đoàn kết Dân Tộc nầy là việc làm thiết thực nhất và thành thật nhất vì đã được chứng minh cụ thể bằng lời hứa và việc làm đi đôi với nhau ,những hồi chánh viên không còn bị mặc cảm người đầu hàng mà họ được đối xử như người anh em lạc lỏng nay trở về với đại gia đình Dân Tộc.
Địa Phương Quân và Nghĩa Quân Tiểu Khu Bình Thuận
Mường Giang
Trong suốt thời Việt Nam Cộng Hòa (1955-75), Quân Ðoàn 2 chiếm một lãnh thổ có diện tích lên tới 78,841 km vuông (30,440 square miles), rộng nhất trong bốn vùng chiến thuật. Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn đóng tại Pleiku, còn hai Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận 2 và 5 thì ở Qui Nhơn và Nha Trang-Cam Ranh, còn có hai Sư Ðoàn 2 và 6 Không Quân Chiến Thuật đóng tại Pleiku và Nha Trang. Các phi trường Nha Trang, Bửu Sơn, Phù Cát và Cù Hanh rộng lớn tối tân. Vùng 2 Chiến Thuật bao gồm 12 tỉnh cao nguyên và duyên hải trung phần, trong đó quan trọng và cũng có nhiều phiến cộng, nằm vùng nhất là Bình Thuâ.n, Bình Định.
Trên đường vào nam, Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) cho mở lại con đường giao liên đã có sẳn từ thời kháng chiến chống Pháp, 1945-54, thành con đường chiến lược mang tên "đường Trường Sơn" hoặc "đường mòn Hồ Chí Minh." Hê thống đường chiến lược này xuất phát từ Hà Nội vào tới Cà Mau dài trên 2,000 cây số. Con đường khai sinh đồng thời với mặt trận Giải Phóng Miền Nam (GPMN) sau khi vượt qua Vùng Phi Quân Sự ở Bến Hải, men theo rặng Trường Sơn, tới Đổ Xá, Kòn Tà Nừng, Chulya, Khánh Hoà. Tại đây đường phân làm hai nhánh, một đi ngược lên Lâm Đồng, Quảng Đức, Phước Long về Saigon. Nhánh thứ hai đi tới Ninh Thuận, Bình Thuận, Rừng Lá, Rừng Sát, Biên Hòa...
Sau ngày binh biến 11 tháng 1 năm 1963, Việt Nam Cộng Hòa gần như vô chính phủ, rối nát tan hoang do đám kiêu tăng loạn tướng gây ra, mãi tới cuối năm 1967 khi tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử tổng thống , tình thế mới tạm ổn định. Bình Thuận là một trong các tỉnh ở miền Trung cùng chịu nhiều nạn kiếp, khiến cho tình hình an ninh toàn tỉnh kể luôn thị xã Phan Thiết tồi tệ đến mức ai nghe tới cũng sợ khi phải tới miền đất này.
Tết Mậu Thân 1968, Việt Cộng tấn công Phan Thiết ba lần bị thất bại. Hoàn cảnh lúc đó hết sức bi quan, 95% lãnh thổ bị địch chiếm, vùng còn lại ban ngày là của quân đội và thuộc về giặc ban đêm. Tại Phan Thiết, Việt Cộng về ám sát, đốt tấn công các trụ sở ấp Đức Nghĩa, Phú Trinh, Hưng Long, Đức Long. Họ coi như chỗ không người, thậm chí ngay trong Tòa Hành Chánh và Tiểu Khu, tỉnh trưởng khi di chuyển cũng phải có hộ tống và cận vê. Các viên chức xã ấp,công chức, cảnh sát kể luôn các cấp chỉ huy Xây Dựng Nông Thôn (XDNT), Nghĩa Quân (NQ), Ðịa Phương Quân (ÐPQ) ban đêm phải di chuyển chiến thuật tới các vùng tạm có an ninh ở Sông Mao, Phan Thiết, Mũi Né để ngủ giữ mạng.
Các đồn bót trong tỉnh luôn bị tấn công, Việt Cộng pháo kích bạt mạng vào thành phố, huyện lỵ và tàn nhẩn gài mìn khắp nơi, khiến cho thường dân vô tội bị chết oan hằng ngày khi di chuyển cũng như lúc ra đồng làm ruộng. Các trục giao thông tại Quốc Lộ 1, Liên Tỉnh Lộ 8, Tỉnh Lộ Phan Thiết-Mũi Né bị tắt nghẽn. Nhiều trạm thu thuế gần như công khai của Việt Cộng tại cây số 25, Thiện Giáo, Tùy Hòa, Tà Dôn, Đá Ông Địa, Vĩnh Hảo làm cho mọi người lo sợ, phải dùng phương tiện ghe thuyền thay vì đi xe đò. Đã vậy trong tỉnh còn thêm vụ học sinh các trường trung học xuống đường biểu tình đòi Mỹ rút, kêu gào bảo vệ đạo pháp và các thầy cha, còn thêm màn mổ bụng rạch ngực viết huyết thư, tạo đủ đắng cay máu lệ cho người dân vô tội trong cảnh chiến tranh tận tuyệt.
Tóm lại theo lượng giá của Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, trong ngày nhậm chức tỉnh trưởng vào mùa thu 1969 thế Ðại Tá Đàng Thiện Ngôn, thì Bình Thuận và Phan Thiết lúc đó sắp lọt vào tay Việt Cộng. Theo Trung Tá Ngô Văn Xuân, nguyên tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 2/44 thuộc Sư Ðoàn 23 Bộ Binh (BB) từng tham chiến nhiều ngày tại Bình Thuận, thì chính Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, một sĩ quan dầy kinh nghiệm trong chức vụ trưởng phòng 2 Quân Ðoàn 2 nhiều năm, qua nhiều vị tư lệnh, đã thành công trong việc tách rời các cơ sở cũng như vô hiệu hoá Việt Cộng tại địa phương, từ đó cho tới ngày miền nam bị sụp đổ vào tháng 4 năm 1975.
Chính các lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đã góp phần lớn máu xương trong việc bảo vệ an ninh và mạng sống của đồng bào trong tỉnh, cho tới những giây phút cuối cùng trong đêm 18 rạng ngày 19 tháng 4/1975. Họ là những chiến sĩ của Quân Lực VNCH không tên với những chiến công hiển hách, đã dánh những trận để đời như sử gia Chánh Đạo đã hết lòng khen ngợi trong tác phẩm 55 Ngày Ðêm - Cuộc Sụp Ðổ Của VNCH. Tôn vinh cuộc chiến đấu thần thánh trên là cách trả lời cao thượng nhất để tri ân và lấy lại uy tín cũng như danh dự cho người lính miền nam, những người đã vì nước vì đời, mà tự tìm lấy cái chết bình thản tại chiến trường, ngay lúc giặc đã tràn ngập.
NHỮNG NGƯỜI LÍNH ÐỊA PHƯƠNG QUÂN VÀ NGHĨA QUÂN VNCH
Tại Bình Thuận vào năm 1952, trước ngày đình chiến, quân đội VNCH đã thành lập 2 trung đoàn vệ binh, mỗi trung đoàn có 5 đại đội. Trung đoàn số 2 đóng tại Phan Rí, trung doàn số 4 đóng tại Phan Thiết. Đầu năm 1953, các trung đoàn vệ binh được biến đổi thành tiểu đoàn bộ binh. Do đó, Trung Ðoàn Vệ Binh số 4 thành Tiểu Ðoàn 264 B1 (Bataillon d'infanterie), còn Trung Ðoàn 2 thành tiểu đoàn 265 B1. Ngày 1 tháng 8 năm 1954 lại thành lập trung đoàn 404 BB tại Phan Thiết với các tiểu đoàn 83 (nguyên Tiểu Ðoàn 264 B1), Tiểu Ðoàn 84 (nguyên Tiểu Ðoàn 265 B1) và Tiểu Ðoàn 808 biệt lập đóng tại Phan Thiết.
Đầu năm 1955, Trung Ðoàn 404 được cải danh là Trung Ðoàn 43 BB với các Tiểu Ðoàn 1/43 (83), 2/43(84) và 3/43(808) thuộc Sư Ðoàn 15 khinh chiến, từng tham dự các chiến dịch tiểu trừ Bình Xuyên, Hòa Hảo năm 1955 tại miền Nam. Từ năm 1964 Trung Ðoàn 43 biệt lập qua các trung đoàn trưởng tài danh như Thiếu Tá Võ Văn Cảnh, Thiếu Tá Quách Đăng, Trung Tá Lý Bá Phẩm, Đại Tá Đàm Văn Quý, trấn đóng tại biệt khu Bình Lâm, sau đó di chuyển vào nam.
Năm 1966 cùng với các Trung Ðoàn biệt lập 48 BB, 52 BB thành lập Sư Ðoàn 10 BB, sau đổi thành Sư Ðoàn 18 BB vào tháng 4 năm 1975, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, đã tạo nên chiến thắng Xuân Lộc vang lừng trong việt sử cận đại.
Cũng tại Bình Thuận vào tháng 7/1954 có 4,800 quân nhân người Nùng, thuộc Sư Ðoàn 3 khinh chiến của Đại Tá Wòng A Sáng từ miền bắc di cư vào đóng tại Sông Mao nhưng cũng chỉ một thời gian ngắn lại di chuyển vào Tam Hiệp, Biên Hòa, sau đó đổi thành Sư Ðoàn 5 BB. Để thay thế, Trung Ðoàn 44 và 53 thuộc Sư Ðoàn 23 BB, hậu cứ đóng tại Sông Mao thường xuyên hành quân bảo vệ Bình Thuận và Ninh Thuận.
Từ đầu năm 1970, hầu hết các thành phần cơ sở, du kích kể luôn chính quy Việt Cộng gần như bị tiêu diệt khiến cho Quân Khu 7 Cộng Sản (trong đó có tỉnh Bình Thuận do tướng Bắc Việt Nguyễn văn Ngàn chỉ huy) cũng lâm vào tuyệt lộ. Để vớt vát cũng như vực dậy niềm tin của cán binh, cán bộ, Việt Cộng xử dụng 2 tiểu đoàn chính quy miền bắc là 481 và 482 tấn công vào Trung Ðoàn 44 BB tại Sông Mao từ tháng 7 đến tháng 10/1970, đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc phục kích, phá rối trên Quốc Lộ 1, từ đoạn đường cây số 25 nam về tới Phan thiết và khúc ngang qua mật khu Lê Hồng Phong, từ Long Thạnh tới Lương Sơn, Chợ Lầu và phía bắc trong quận Tuy Phong.
Thời gian này Bình Thuận còn có sự yểm trợ của Chi Ðoàn 3/8 Thiết Ky VNCH và Tiểu Ðoàn 3 thuộc Lữ Ðoàn 506 Nhảy Dù Hoa Kỳ và Toán Viễn Thám Lực Lượng Ðặc Biệt (LLĐB) của Việt Nam Cộng Hòa, hải pháo Hoa Kỳ ở ngoài khơi, các phi tuần Mỹ-Việt luôn tiếp ứng tỉnh mau lẹ và cấp thời, nên đã bẻ gảy tất cả.
Nhưng rồi giai đọan Việt-Nam hoá chiến tranh và hiệp định ngưng bắn 1973 đã thành hình, theo đó các đơn vị chính quy của Việt Nam Cộng Hòa cũng như Hoa Kỳ đều rời tỉnh vào cuối năm 1971 hoặc hồi hương hay nhận nhiệm vụ mới, giao công cuộc bình định và gìn giữ an ninh cho các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của tỉnh lúc đó lên tới 13,000 người đảm trách.
Để chống Việt Cộng bằng cây nhà lá vườn, Đại Tá Nghĩa đã áp dụng chiến lược mọi người đều phải ra tiền tuyến kể cả các trưởng ty sở, phó tỉnh trưởng, phó quận, không bỏ đồn bót lẽ loi cho giặc về đêm. Theo lời các nhân chứng hiện ở Hoa Kỳ như Phạm Ngọc Cửu (phó tỉnh trưởng) Trung Tá Dụng Văn Đối (quận trưởng Hoà Đa rồi Hàm Thuận), Đại úy Mai Xuân Cúc, thì chính Đại Tá Nghĩa là người đầu tiên xung phong làm gương mẫu cho thuộc cấp, ông đã noi gương Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu luôn xông xáo tại chiến trường khi dấu binh lửa, bom đạn còn ngun ngút. Ðại tá Nghĩa đã lần lượt ngủ đêm tại 173 trong tổng số 197 tiền đồn hẻo lánh và nguy hiểm của tỉnh, do các tiểu đội và trung đội Nghĩa Quân hoặc Xây Dựng Nông Thôn trấn giữ. Nhờ vậy đã tạo được nềm tin trong quân đội cho tới khi mất nước.
Một chiến thuật khác cũng vô cùng hiệu quả, đó là xử dụng hàng rào mìn claymore làm ấp chiến lược lưu động. Với phương pháp này đã làm Việt Cộng bị tổn thất nặng và gần như hoàn toàn tê liệt. Bẽ gảy kế hoạch nuôi ăn cán binh vì ai cũng sợ toi mạng khi vướng mìn vào ban đêm khi ra vào ấp. Song song còn có chương trình đập cỏ bắn rắn, tức là ủi quang hai bên Quốc Lộ 1 từ cây số 25 nam Phan Thiết cho tới Cà Ná, giáp giới Ninh Thuận,các vùng cây cỏ rậm rạp mà trước đây Việt Cộng dùng làm địa bàn để hoạt động quân sự, thu thuế, phục kích, chặn xe đò, mang lại tình hình an ninh hoàn toàn trong tỉnh và tại thị xã Phan Thiết.
Cũng kể từ đó cho tới hồi tàn cuộc, cán bộ xã ấp, công chức không còn phải sống lưu vong và việc Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu tới Phan Thiết cùng với tỉnh trưởng săn bắn ban đêm ngay trên địa bàn của cái gọi là mật khu Lê Hồng Phong, hay đi xe Jeep trên Quốc Lộ 1 từ Phan thiết về Phan Rang như lời tư sự của Trung Tá Ngô Văn Xuân (trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 44 thuộc Sư Ðoàn 23 BB) trong Quân sử VNCH là một xác nhận khích lệ.
Từ sau hiệp định ngưng bắn 1973, các lực lượng Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân đã được tổ chức và phối trí lại để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Quyền chỉ huy trực tiếp thuộc tiểu khu, chi khu và các phân chi khu. Quân số cũng được cải tổ từ cấp đại đội thành tiểu đoàn, liên đội và Liên đoàn. Tính đến năm 1973, Quân Lực VNCH đã có 360 tiểu đoàn Ðịa Phương Quân, quân số từ binh sĩ, hạ sĩ quan tới sĩ quan một số là chủ lực quân biệt phái, nên có rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu, có đủ khả năng thay thế các sư đoàn Bộ Binh kể cả các lực lượng tổng trừ bị trong các cuộc hành quân cơ động quy ước chiến, đáp ứng sự hổ trợ đác lực cho các đơn vị chính quy.
Theo tài liệu từ quân sử, cho tới tháng 4 năm 1975, lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân gần 500,000 người và số tử vong cũng nhiều lần so với các lực lượng chính quy, diều đó chứng tỏ sự chiến đấu dũng mãnh và can trường của họ.
Trong Hiệp Ðịnh Paris năm 1973, có điều khoản cắm cờ nhận đất vào giờ N và Bình Thuận được coi là thí điểm, nơi Cộng Sản Bắc Việt luôn đòi trở thành vùng vĩ tuyến. Các xã giáp tỉnh lỵ như Đại Nẵm, Phú Long, Tùy Hòa, Phú Lâm có nhiều người nằm-vùng và thân nhân nhảy núi hoặc tập kết, nên luôn là điạ điểm tin cậy để Cộng Sản đóng quân hay đặt bộ chỉ huy.
Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân trong tỉnh lúc đó có quân số lúc đó 13,000 binh sĩ. Nhưng vì phải bảo vệ 197 ấp nên đã dàn mỏng, trong khi Việt Cộng luôn tập trung được ba tiểu đoàn địa phương, ngoài ra còn có một trung đoàn chủ lực từ Quân Khu 6 tăng phái và cán binh cơ sở, nên tình thế lúc đó cũng thật nguy hiểm. Rồi giờ G cũng tới, Việt Cộng tấn công một lúc 13 ấp trong tỉnh nhưng nặng nhất là tại ấp Đại Tài, xã Đại Nẳm. Nhờ đã chuẩn bị trước, nên sau 2 ngày giao tranh Việt Cộng thất bại trong âm mưu cắm cờ dành đất. Một phần là do đồng bào có ý thức quốc-gia không chịu hợp tác hay đồng khởi, phần khác sợ tai bay đạn lạc nên đã bồng bế nhau tản cư khỏi vùng chiến địa theo lời kêu gọi của tỉnh qua truyền đơn và đài phát thanh.
Cuối cùng các ấp xã chỉ còn thuần tuý là chiến địa, điểm hợp đồng của pháo binh và phi pháo, trước khi các đơn vị Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân mở cuộc tấn công, làm Việt Cộng phải chém vè, mang theo nhiều xác chết đồng bọn khi tháo chạy sau 2 ngày giao tranh đẩm máu nhưng vẫn bỏ lại tại ấp Đại Tài, xã Đại Nẳm 121 xác chết.
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG TẠI BÌNH THUẬN
Ngày 7 tháng 4 năm 1975, tướng Phạm văn Phú (tư lệnh Quân Ðoàn 2) từ Nha Trang đáp trực thăng ghé thăm Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Thuận lúc đó đang đóng tại lầu ông Hoàng, thuộc xã An Hải quận Hải Long. Lúc này, tướng Phú đã bị tước chức Tư Lệnh Quân Ðoàn 2 và do tướng Nguyễn Văn Hiếu thay thế. Tình hình đã bắt đầu hỗn loạn vì Ninh Thuận, Bình Thuận đã trở thành vùng hỏa tuyến.
Sau này tại hải ngoại, có dịp tiếp xúc với những vị có thẩm quyền của Bình Thuận trong phút giờ hấp hối như Đại Tá tỉnh trưởng Ngô Tấn Nghĩa, ông Phạm Ngọc Cửu (phó tỉnh trưởng), Trung Tá Dụng Văn Đối (quận trưởng Hàm Thuận) và các Ðại Úy Nguyễn Chánh Trúc giữ cầu Phú Long nhưng quan trọng nhất là tự sự của Đại Úy Mai xuân Cúc, đại đội trưởng Đại Ðội 948 ĐPQ là đơn vị giữ an ninh trong thị xã Phan Thiết cho tới giờ phút cuối cùng.
Tóm lại không giống như nhiều tỉnh thị khác, Bình Thuận vào những giờ phút hấp hối, đã không có những trận đánh không có đại bàng như một tác giả nào đã viết trong mấy năm trước, vì tất cả đại bàng từ cấp thấp nhất như Thiếu Úy Phùng Thế Xương phân chi khu trưởng của Phân Chi Khu Hòa Vinh, Trung Úy Lê Ngữ (phân chi khu trưởng Thiện Khánh) cho tới các đại bàng cao cấp ở quận như Trung Tá Dụng Văn Đối, Thiếu Tá Phạm Minh (trung tâm trưởng Trung Tâm Tiếp Vận), các vị phó tỉnh tưởng, quận trưởng, trưởng ty và trên hết là Ðại Tá Tỉnh Trưởng Ngô tấn Nghĩa đều không bỏ chạy.
Sự sụp đổ nhanh chóng của Quân Lực VNCH từ khi Ban Mê Thuột thất thủ, tiếp theo là cuộc di tản đẫm máu trên Liên Tỉnh Lộ 7B và Quân Ðoàn 1, cuộc lui binh tại Qui Nhơn, Quảng Ngãi, khiến cho vòng vây bao quanh Saigon càng lúc càng thu hẹp. Mặt bắc, Phan Rang và Phan Thiết trở thành vùng hỏa tuyến phải đương đầu với nhiều lộ quân hùng hậu của Cộng Sản Bắc Việt có đầy đủ tăng và pháo hiện đại do Liên xô, Trung Cộng và các nước Đông Âu trong toàn khối Cộng Sản quốc tế viện trợ. Trong lúc đó, Việt Nam Cộng Hòa đang lâm vào tuyệt lộ vì đồng minh Hoa Kỳ đã cạn tào ráo mán, rút ván qua sông, ngoài ra còn đem danh lợi cò mồi một số tướng lãnh miền nam bỏ nước ôm của chạy, khiến cho Quân Lực VNCH bốn bề thọ địch, chỉ còn chờ chết mà thôi.
Ngày 4 tháng 4 năm 1975, hai tỉnh còn lại của Quân Ðoàn 2 là Ninh Thuận và Bình Thuận được sáp nhập vào Quân Ðoàn 3 lúc đo do tướng Nguyễn Văn Toàn làm tư lệnh, bổ nhiệm Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi làm tư lệnh tiền phương Quân Ðoàn 3, chỉ huy mặt trận Phan Rang, vốn là quê hương của Tổng Thống Thiệu. Trong dịp này Phan Thiết cũng được tăng cường Trung Ðòan 6 và một pháo đội thuộc Sư Ðoàn 2 BB vừa di tản từ Quãng Ngải vào Bình Tuy.
Tại Phan Thiết, thời gian này đã giao tranh ác liệt với Trung Ðoàn 812 chính quy và các tiểu đoàn địa phương Việt Cộng, nhưng đã giữ vững được phòng tuyến nhờ sự yểm trợ của phi pháo và hỏa pháo VNCH. Ngày 16 tháng 4 năm 1975 mặt trận Phan Rang tan vỡ, các tướng lãnh Nghi, Sang, Ðại Tá Nguyễn Thu Lương và nhiều sĩ quan cao cấp khác của VNCH bị bắt làm tù binh. Từ đó Bình Thuận là chiến tuyến về hướng tây bắc, phía nam Bình Tuy vẫn còn nhưng đường bộ bị bít vì giao tranh long trời lở đất đang nổ tung tại thị xã Xuân Lộc trong tỉnh Long Khánh từ ngày 9 cho tới 14 tháng 4 năm 1975
Những Anh Hùng Vô Danh
Trường Sơn Lê-Xuân-Nhị
"Thành kính tưởng niệm các chiến sĩ Địa Phương Quân anh dũng đồn Dak Seang"
"Đường ra trận mùa này đẹp lắm" Đại úy Ngọc thòng một câu đùa trong chiếc Phi Cơ L19 ở cao độ 8 ngàn bộ, hôm chúng tôi cất cánh từ Nha Trang đi Kontum với hành trang cho 15 ngày biệt phái. Đồng ý đó là một câu đùa, nhưng tôi không cười được chút nào cả vì lòng tôi đang héo hon như cái vỏ xe bị xì lốp.
Đang vui vẻ với đám bạn bè từ Ban-Mê-Thuột về Nha Trang nghỉ mát, ngày nào cũng sáng tiểu yến với cà phê, phở, thuốc lá 3 số 5. Chiều đại yến với la de, nem nướng, sò huyết mà phải khăn gói qủa mướp ra đi như thế này thì thật là đau khổ vô cùng, lại mới bị Thủy giận, tôi chưa có dịp làm hòa. Tính vốn lo xa, tôi đâm ra hãi. Đi biền biệt 15 ngày mà không từ gĩa em được, em tưởng mình... rớt máy bay chết rồi bèn đi cặp thằng khác thì hết một đời trai. Cứ tưởng tượng cái cảnh Thủy cặp tay một thằng chết tiệt nào đó đi coi hát bóng, đi nhảy đầm vung vít là tôi cảm thấy ... hết muốn bay bổng. Đời phi công sao khổ thế nầy, tôi than thở. Có lẽ thấy được những cái vẻ đau khổ khó chịu trên khuôn mặt thằng Thiếu úy trẻ, anh Ngọc cười. Nhìn thấy cái bản mặt táo bón của chú mầy tao nhớ đến cái thuở huy hoàng của những ngày..chưa lấy vợ.
Tôi phản đối "ở Phi Đoàn 114 mà không biết phản đối thì chẳng bao giờ lớn được". Chưa lấy vợ thì khổ bỏ xừ đi chứ huy hoàng gì anh?. Bị đào hành lên hành xuống, quay vòng vòng như con mắm có gì mà huy hoàng. Lại còn phải đi biệt phái lâu ngày như thế này, xát thân ở nơi tiền tuyến không sợ mất mà chỉ sợ... mất đào ở nhà.
Đại úy Ngọc bật cười lên khoái chí.
Hậu sinh.... chẳng biết mẹ gì cả. Mày lấy vợ đi rồi mới thấy cái gía trị của những ngày biệt phái. Này nhé, ở nhà với vợ, có thằng chó nào dám ti teo, đi phải thưa về phải trình, tiền bạc phải "báo cáo"đầy đủ.
Ấy là chưa nói đến chuyện ở gần mặt trời thì phải sống có qui củ, có nề nếp, gặp xếp từ xa là phải cung tay chào rốm rốp. Thằng nào cũng muốn kiếm thêm tí điểm thì phải biết điếu đóm v..v.. Đi biệt phái, nói một cách văn chương, đó là "những ngày nghỉ mát" vì thứ nhất mình thoát khỏi vòng cương tỏa... bà tư lệnh , muốn làm gì thì làm, gặp bất kỳ cô thôn nữ yêu kiều nào cũng có quyền đấu tưới hột sen, muốn khoe mình chưa vợ hay vợ... mới chết thì đó là quyền của mình. Các cô thôn nữ vốn dễ dãi và cả tin, chẳng ai thèm khiểm chứng hay thắc mắt lôi thôi. Thứ hai, đi biệt phái, cuộc sống không gò bó như ở phi đoàn. Mình tự chỉ huy lấy, đời sống thoải mái hơn, chỉ làm sao đừng bê trể công việc, thứ ba, làm việc trực tiếp với bộ binh có nhiều cái thú.
Mười tám tuổi bỏ nhà đăng lính đâu phải để suốt ngày dòm ba cái đồng hồ phi cơ rồi cứ hết cất cánh rồi hạ cánh. Phải có "Action" phải có đánh bomb, có ăn pháo kích v..v.
Nghe anh Ngọc thuyết một lúc là tôi đã thấy xiêu lòng. Mẹ, tôi đâu biết là lấy vợ sẽ khổ như thế này. Sống bị kềm kẹp vậy chả trách gì ông nào cũng có vẻ chán đời. Anh Ngọc cảm thấy hình như tôi đã thấm ý, nên kết luận.
- Đó là những cái khác nhau giữa hai thế hệ, Thế hệ chưa vợ và thế hệ có vợ. Bây giờ nhìn lại mấy chú, anh thấy tiếc hùi hụi.
Rồi hứng tình, anh chơi thêm hai câu thơ, giọng vịt cồ nghe không có tính chất...văn học chút nào hết.
"Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Đời hết vui khi đã vẹn câu thề"
Sau hai câu thơ là một chuỗi cười hì hì nghe rất ngứa lỗ tai. Men rượu của buổi tiệc gĩa từ tối hôm qua còn ngây ngất trong máu tôi, làm đầu óc cứ dật dờ. Tôi tắt radio, bảo anh Ngọc:
- Anh bay hộ, em buồn ngủ quá.
Anh Ngọc dễ dãi:
- Ngủ đi, tao bay cho. Ráng ngủ lấy sức, xuống đến Kontum chuyến này có nhiều chuyện lắm.
Tôi kéo tuột ghế ra sau, nhắm mắt làm một giấc ngon lành....
Biệt đội Kontum lần ấy, các phi hành đoàn ở trong cư xá vãng lai Sĩ Quan của Tiểu Khu. Cả thành phố Kon-tum như một trại lính khổng lồ, đi đâu cũng chỉ gặp toàn lính là lính. Từ lính không quân đến lính bộ binh, lính nhảy Dù, lính Lôi Hồ, lính Biệt Động Quân, lính Biệt Kích.....,ai nấy võ khí trang bị tới răng trông phát khiếp. Lâu lâu, phải chịu khó tìm tòi và chờ đúng giờ tan học mới nhìn thấy được vài tà áo dài phất phơ của các em nữ sinh, Những tà áo dài bé nhỏ xinh xinh coi có vẻ vừa lạc lõng vừa hiền lành làm sao trong cái thế giới đầy dẫy súng đạn của thành phố địa đầu này. Cũng như một con én không làm được mùa xuân, một chiếc áo dài tha thướt cũng không làm mất đi được cái vẻ chinh chiến của quê hương khốn khổ.
Đứng nhìn ngắm những tà áo này, tôi thấy nhớ Thủy chi lạ, buổi chiều cơm nước xong về khu tạm trú thắp đèn cầy đánh bài cho hết giờ.
Buổi tối, cái khổ nhất của chúng tôi là hai cây cà nông 175 ly to tổ bố của thiết đoàn 14 Kỵ Binh đặt cách dẫy nhà chúng tôi ở chừng 500 thước. Hai cây súng mắc dịch này, ban đêm, giữa lúc mọi người đang ngủ say, cứ thỉnh thoảng nổ một vài phát bắn quấy rối rồi nằm im. Đang mơ màng giấc diệp, tiếng súng đại bác ở sát bên bắn một phát làm chúng tôi nẩy tung muốn văng ra khỏi giường:
- "Đêm hôm khuya khoắc, bắn con C...gì mà bắn độc thế? Sao không về nhà mà bắn... bà xã cho được việc", một giọng càu nhàu cất lên.
Lại có giọng khác hăm dọa " ngày mai tao phải "phản đấu" mới được. Đó là tiếng nói của Đại úy Bá, trưởng biệt đội. Ông đại úy này người dân xứ Quảng, lâu lâu phải để cho ông ấy "phản đấu" ai một lần thì ông ăn cơm mới ngon.
Mất cả tiếng sau mới dỗ được giấc ngủ. Nhiều khi vừa mới chợp mắt thì lại "ầm" một tiếng như trời long đất lở tiếp theo, lỗ tai như bi ai tống vào một cây đinh. Đến lúc này thi đại úy Bá không nhịn được nữa, chửi thề um sùm "Đ.." mọa nó, bén chi mà bén miết..".
Thế là hết mẹ nó một tiếng đồng hồ nữa rồi... Tôi không hiểu các anh em bộ binh làm sao mà sống được như vậy không phải chỉ trong 15 ngày biệt phái như tôi mà tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Phải đi biệt phái những nơi như vầy mới hiểu được và thương các anh em bộ binh. Người lính bộ binh Việt Nam khổ qúa. Khổ đến độ sự khác biệt giữa sự sống và cái chết hầu như không có ranh giới. Cuộc đời là địa ngục thì chết chắc cũng chẳng có ai sợ. Và có lẽ, chết sẽ là một giải thoát. Tôi đã tận mắt nhìn thấy nhiều người sống suốt mấy tháng trong giao thông hào nước ngập tới háng. Đó là nơi mà anh em vừa ăn, ỡ ngủ v.v.. Các anh cũng là người với những cảm giác bình thường, biết lạnh, biết nóng, biết thèm ăn ngon, biết sợ đau khổ, sợ chết. Mãnh lực nào, sức lôi cuốn nào đã khiến anh em từ bỏ gia đình ôm cây M16 để trở thành người lính bộ binh. Trở thành người lính bộ binh để "chết thay dùm dân tộc" để chấp nhận mọi đắng cay, mọi hiểm nguy. Chắc chắn không phải để lãnh số lương mười mấy ngàn, chỉ đủ mua bao gạo. Cũng không phải vì sợ cảnh sát bắt đi quân dịch ở đầu ngõ. Cũng càng không phải vì mủi lòng bỡi vài cái bích chương kêu gọi rẻ tiền của chính phủ dán trong thành phố, hay vì câu hát của Hùng Cường, Mai Lệ Huyền. Tôi nghĩ, anh em đã ra đi chỉ vì lòng yêu nước. Vì, anh em nghĩ rằng cầm súng chiến đấu là bổn phận của ngững người trai thời ly loạn. Chỉ biết rằng đi để thể hiện chữ "Yêu" yêu Quê Hương yêu Tổ Quốc, không cần tính toán, không đo lường gía cả.
Chỉ vài ngày đi bay mà anh em ai cũng bị hốc hác thấy rõ. Đêm mất ngủ, lên trời gió mát, chỉ muốn nhắm mắt. Cùng tắc biến, biến tất thông, mấy hôm sau chúng tôi biết cách trị.. Pháo Binh. Trước khi leo lên giường ngủ, chúng tôi lấy bông gòn nhét kín hai lỗ tai. Thế là mấy chú thiết giáp cứ mặc sức mà bắn.
Có thằng... Thiếu úy tên On nằm gần giường tôi, mới được cho đi hành quân lần đầu nên lẩm cẩm không chịu được. Tên nghe đã lẩm cẩm mà người lại còn lẩm cẩm hơn. Đang đêm, tôi thấy nó thỉnh thoảng ngồi dậy, móc bông gòn ra khỏi hai lỗ tai, nghe ngóng một chút rồi lại nhét vào, nằm xuống. Mặt mày nó làm ra vẻ quan trọng lắm. Trằn trọc không ngủ được, tôi thắc mắc:
- Mày làm cái trò khỉ gì đó ông Thiếu úy On?
Nó đáp tỉnh queo :
- Tao phải thức dậy để nghe ngóng xem có pháo kích không.
Tôi suýt bật cười. Đúng là thằng lẩm cẩm, nó làm như Việt Cộng chờ nó tháo bông gòn ra khỏi hai lỗ tai rồi mới thèm pháo. Tôi phịa một câu :
- Tao có ý kiến này hay hơn. Mày chỉ cần rút bông gòn ra khỏi một lỗ tai thôi. Một tai bịt kín để khỏi nghe pháo binh mình, tai kia bỏ trống để nghe VC pháo kích.
Một thoáng êm lặng, rồi như biết được câu móc lò của tôi, thằng On chửi thề:
- Đ.. M.. thằng mất dạy. Mày mà đòi móc lò tao sao được. Tao đâu có ngu.
Thấm thoát mà 15 ngày biệt phái của tôi trôi qua mau. Con người quả thật là dể thích ứng với hoàn cảnh mới. Tôi chỉ còn nhớ Thủy... sơ sơ thôi chứ không còn "nồng nàn da diết" như những ngày mới đến đây nữa.
Cuộc đời biệt phái cũng có nhiều niềm vui khác như đi uống cà phê đêm, nhậu nhẹt, gặp lại bạn bè cũ, kết bạn bè mới. Với lại, chúng tôi vừa khám phá ra một quán cà phê mới khai trương. Cô Cashier coi xinh không chịu được. Thế là chiều chiều cơm nước xong, chúng tôi bảy tám người chất nhau lên chiếc xe Jeep ra quán cà phê ngồi... lì đến tới tối.
Giữa khu rừng núi hoang dại này, dể gì kiếm được một cành hoa. Tôi để ý thấy Thiếu úy On yêu đời ra mặt. Không hiểu nó tính dợt le với ai mà đi biệt phái ở nơi rừng sâu núi thẩm này cũng mang theo được mấy cái khăn quàng cổ đủ các màu. Đi uống cà phê những lần sau này nó nhất định phải đóng thêm cái khăn quàng cổ màu tím vào cho ra cái điều như là... màu tím hoa sim, coi chán đời không chịu được. Vào quán cà phê, Thiếu úy On ăn nói chững chạc đàng hoàng, không láu cá nham nhở như tôi.. Có mấy lần tôi tính thò tay ra sờ mông em thì bị nó gạt phắt đi, điệu hung hãn làm như nó... chưa sờ đít ai bao giờ. Nó muốn mang khăn quàng màu gì hay tán tỉnh gì thì kệ nó, tôi không để ý tới. Cái làm tôi thích thú nhất là mỗi lần ra về, cu cậu nhất định dành trả tiền cho kỳ được. Dĩ nhiên, tôi không bao giờ phản đối cái mục này. Tôi biết thằng khỉ này nó có bao giờ trả tiền cà phê cho ai đâu. Hóa ra là con người khi yêu ai cũng trở thành dễ thương hết. Chả trách gì nhà văn Shakespeare đã phán một cau "everybody loves the lover". Cả thế giới đều yêu một kẻ si tình. Đúng thật. Tôi ước giá phi đoàn có chừng chục thằng như Thiếu úy On thì tôi khỏi sợ tốn tiền cà phê thuốc lá. Được trớn, tôi xúi dại nó, bảo hay là mầy xin ở lại Kontom luôn cho anh em nhờ. Nhưng nó quắc mắt lên, cười khỉnh " Vừa phải thôi... tám. Tao tuy ngu nhưng đâu có ngu hơn mày".
Lần biệt phái này, trái với lời anh Ngọc tiên đoán, sư đoàn 23 BB không có đụng trận nào ra hồn cả. Thỉnh thoảng một bọn " giặc cỏ" đến quấy rối rồi lặn mau như chuột. Dường như cả hai bên đang nghỉ ngơi dưỡng sức. Dưới đất mà không thèm đánh nhau thì trên trời biết ăn thua với ai. Những phi vụ air cover nhàn rỗi, tôi hỏi đại úy Ngọc đi " duy trì khả năng" bắn rocket. "duy trì khả năng" là một danh từ không quân dành cho những anh chàng phi công văn phòng, sợ lâu quá không bay thì lúc leo lên tàu, thì quên béng nó mất cái cần lái nằm chỗ nào nên phải bay "duy trì khả năng" cho khỏi quên.
Tôi thì khoái tập bắn rocket sao cho nó đẹp như 'Dăng gô" bắn súng. Chỉ đâu bắn trúng đó. Cái kiểu bắn rocket của tôi phi đoàn ai cũng chán vì lối bắn mất dạy. Bay trên mục tiêu, Tôi cắt ga cho tàu rơi cái rào nhiều khi gần như cắm đầu thẳng xuống. Cứ thế mà bóp cò. Bắn thì dể nhưng khi kéo tàu lên mới là cực hình. "G" đâu mà lắm thế , mặt mũi cứ dài ra cả thước. nhưng đại úy Ngọc chịu chơi, lần nào cũng cho tôi bắn. Nhiều khi anh còn nhìn "tác phẩm" của tôi phê bình "Số mày sinh ra để bay khu trục mà bị trời bắt lái .. L19. Đúng là con nhà vô phúc".
Ngày cuối cùng của cuộc biệt phái, chúng tôi cất cánh phi vụ thứ hai vào khoảng 3 giờ chiều. Lên trời, làm vài vòng, tôi hỏi đại úy Ngọc :
- Hay mình làm vài vòng, nếu không có gì thì đi kiếm cái chòi thượng nào đó "duy trì khả năng" rồi về đáp. Mai đổi biệt đội khác rồi.
Đại úy Ngọc tự nhiên phản đối:
- Thôi cứ để đó, mày bay dọc lên Dak Pek đi. Tao đi quan sát lần chót để bàn giao vùng trách nhiệm cho phi hành đoàn mới.
Có cái gì thắc trong đầu anh mà tôi không nghĩ ra. Lát sau anh nói:
- Mày để ý thấy chiến trường lần này, đặc biệt là cách mấy ngày hôm nay yên lặng một cách quá đáng không?
Tôi chả biết gì, trả lời:
- Yên thì có yên đó, nhưng mà có gì không anh?
- Thường thường mà yên quá như thế này là thế nào cũng có đánh lớn.
Tôi nói xuôi:
- Mai mình về rồi, nhằm nhò gì.
Khoảng 5 giờ chiều tôi đang lơ lửng gần một cái đồn nhỏ gọi là đồn Dakseang, phía Nam của Dakto. Đại úy Ngọc chợt giật cần lái, quẹo một vòng.
- Để tao coi. Đ.M. hình như đồn này đang bị pháo kích.
Chỉ một thoáng sau anh la lên:
- Đ.M. đúng rồi. Đ.M. nó đang pháo vô đồn.
Anh Ngọc gọi máy về Trung Tâm Hành Quân, báo cáo những gì mình thấy và xin tần số liên lạc ngay. Chỉ trong vài phút, Trung Tâm Hành Quân xác nhận với chúng tôi là đồn bị pháo kích, và có nhiều dấu hiệu cho thấy đồn sẽ bị tấn công. Chúng tôi được chỉ thị ở lại làm việc với đồn. Bắt được liên lạc, trao đổi danh hiệu xong là chúng tôi giảm cao độ. Vừa tà tà bay vô thì bổng hàng chục cây phòng không nhắm vào chúng tôi nổ tới tấp. Chắc chắn phải có vài viên trúng tàu vì tôi nghe lên vài tiếng bụp bụp. Tôi càu nhàu: "15 ngày biệt phái không sao, ngày cuối cùng mà lãnh một viên vào.. đít là xui quảy.." vô không nổi, tôi quẹo ra. Đại úy Ngọc phê bình:
- Trên trời mà phòng không "kèm cứng một rừng" như vậy là dưới đất nó đã chuẩn bị trận địa pháo rồi. Lạng quạng thì đồn này chắc mất tối nay.
Anh giở tấm bản đồ, ba cái FM trên phi cơ được sử dụng liên tục. Cái gọi pháo binh, cái trực với đồn Dakseang, cái nói thẳng với Bộ Tư Lệnh chiến trường. Cường độ pháo kích càng ngày càng trở nên khốc liệt, Tôi lên cao chút xíu rồi rình rình lại chui vào từ một hướng khác. Bố khỉ, tôi lúc ấy mới khám phá ra là khu vực làm việc bị mây "broken" từng cụm nhỏ bao phủ khoảng từ 5 đến gần 8 ngàn bộ trên trời. Đang quan sát, tàu chui vào mây là coi như mù. Ra khỏi mây thì phải mất một lúc mới trở lại được chổ quan sát cũ. Đại úy Ngọc chửi thề:
- "Đ.M. mây mà cũng bị VC dụ dỗ đâm sau lưng chiến sĩ. Trời đất bao la sao không kiếm chỗ bay mà cứ lẩn quẩn làm con C.. ở đây."
Tôi đã cắt ga xuống dưới trần mây mấy lần nhưng vừa xuất hiện là bị hàng chục họng phòng không thổi rào rào vô mặt, đuổi trở lên "súng đâu mà chúng nó lắm thế" Tôi đành vật lộn với mấy cụm mây...VC này.
Bi thảm hơn, giặc bắt đầu nả 130 ly vào đồn, Hai cây đại pháo, một cây đặt ở ven làng cách đó chừng 15 cây số, cây kia ở hướng đối diện cứ tà tà nã từng trái một vào đồn. Từ trên, tôi nhìn thấy rõ ràng những quả đạn rơi rất chính xác vào trong đồn. Cứ mỗi quả đại bác rơi xuống là có chừng mười mấy trái súng cối nổ kèm theo "phụ diễn". Tôi và anh Ngọc lồng lộn trên tàu bay. Máy vô tuyến gọi đến gần nát cả họng, nhưng bất ngờ quá, chả thấy phi tuần xuất hiện, anh Ngọc gọi pháo từ căn cứ pháo binh gần đó nhất để yểm trợ. Vừa nhận được tọa độ, đã nghe ở dưới đất kêu trời:
- Vô ích bạn ơi. Xa quá, bắn tới... Têt cũng huề.
- Thì bạn quay nòng xuống thổi đại cho một chục tràng đi, bắn dọa nó cũng được.
- Xong rồi, để tôi cho yếu tố tác xạ
- Yếu tố mẹ gì, bắn đi bạn....
Khoảng 5 giờ rưỡi chiều, người chỉ huy đồn Dakseang có vẻ bối rối:
- Bạch Ưng, đây Thanh Trị.
- Nghe 5 bạn
- Báo cho bạn biết đến giờ phút này con cái tôi đếm được là 500 trái rồi đó bạn. Hầm hố tôi 50% thiệt hại.
Tôi muốn nhảy nhổm trong tàu bay. 500 trái vừa cối vừa pháo xuông một diện tích tí teo như thế kia thì còn hầm còn hố nào. Anh Ngọc bổng nẩy ra một kế...chết người.
- Nếu để nó pháo điệu này thì chừng tí nữa quân mình chẳng còn gì hết. Mình phải "chiến tranh chính trị" mới được.
- Có học trường chiến tranh chính trị ngày nào đâu mà đòi...chiến tranh chính trị anh?
Người phi công chiến tranh chính trị bất đắc dĩ lên mặt dạy dỗ.
- Từ từ để tao cắt nghĩa. Chiến tranh chính trị nghĩa là...có là không, không là có. Bây giờ chưa có phi tuần thì mình phải làm như có phi tuần. Mình phải xuống ngay trên đầu mấy cây pháo làm bộ như phi tuần sắp tới thì pháo nó mới câm được.- Xong rồi.
Mặc dù vẫn còn ngán mấy chục họng phòng không nhưng trong hoàn cảnh này, đạn tránh người chứ người làm sao tránh đạn? Tôi cắt ga cho tàu rơi cái rào, cứ nhắm họng đại bác bay tới. Đạn nổ tùm lum chung quanh tàu. Anh Ngọc trấn an tôi:
- Mầy đừng lo, tao có bùa nanh heo rừng. Đạn nó né tao.
Nghe sao mà chán đời, Tàu bay chỉ có 2 người, đạn nó bay vào đây mà né anh Ngọc thì nhất định nó phải kiếm người khác để chui vào. Người đó còn ai khác hơn tôi. Bỗng nhớ ra điều gì, anh sờ tay vô ngực quờ quạng rồi rú lên:
- Bỏ mẹ rồi, nanh heo rừng đíu có đem theo. Đ.M. hôm qua đi tắm treo nó chỗ phuy nước quên đeo vô rồi.
Nhưng anh nói ngay:
- Nhưng tử vi nói tạo sống thọ lắm, yên chí lớn đi thằng em.
Tôi nghiệm ra rằng con người, lúc ở trong những hoàn cảnh nguy hiểm đều kiếm ra một lý do gì đó để tự tin và hy vọng. Càng đi xa đồn thì phòng không càng bớt dần. Thấp thoáng con gà cồ của giặc đã nằm ngay dưới cánh, chúng tôi xuống thấp thêm tí nữa, lượn vòng chung quanh cây pháo. Đúng y như anh Ngọc đoán, pháo im bặt. Rồi như một cơn mưa rào đổ xuống mùa hạn hán, một hợp đoàn Cobra của Tây xuất hiện. Đại úy Ngọc qua được tần số của Tây xí xa xí xồ một chập, tôi nghe được mấy tiếng "everywhere". Vừa vào vùng là mấy anh Cobra làm ăn liền. Tôi ngạc nhiên thấy họ thay phiên nhau bắn rào rào chung quanh đồn. Như vậy con cháu họ Hồ đang "tùng thiết" đi vô chăng? Dĩ nhiên phòng không giặc bây giờ đổi mục tiêu, nhắm mấy anh Cobra nhả đạn. Trận thư hùng coi rất đẹp mắt nhưng ngắn quá. Mấy ông Tây bắn chừng 5 phút là hết đạn, quay lui. Khốn nạn hơn cái món chiến tranh chính trị xem ra hết ép phe. Có lẽ giặc biết chúng tôi chỉ dọa giả nên cây pháo bắt đầu nổ trở lại. Đại úy Ngọc gầm lên:
- Đ.M. tụi mày, lát nữa khu trục lên tao cho nó...bỏ bomb thấy mẹ mày.
Tức quá mà không làm gì được thì...chửi cho đã tức. Chúng tôi chỉ có 4 quả Rocket khói, chẳng sơ múi gì được. Rồi Peacock gọi thông báo sẽ có phi tuần khu trục A-1 đang cất cánh khẩn cấp từ Pleiku lên làm việc với chúng tôi. Đại úy Ngọc hớn hở gọi máy:
- Thạnh Trị, đây Bạch Ưng
- Nghe 5 bạn, gần ngàn trái rồi. Tụi nó mới xung phong đợt đầu đó bạn.
- Có sao không bạn?
- Không, mấy thằng chuồn chuồn tới đúng lúc với lại con cái tôi đánh giặc còn "tới" lắm bạn ơi. Tụi nó rút hết rồi. Khoảng chùng 50 xác nằm dài dài. Mấy thằng Tây đánh đẹp lắm.
- Chúng tôi sẽ có 2 phi tuần lên liền bây giờ với bạn.
- Bạn ráng dùm, hầm hố gần nát hết rồi bạn.
- Tôi hiểu bạn.
Cây 130 ly quái ác vẫn đì dạch phọt ra từng cụm khói đen. Tôi bảo anh Ngọc.
- Anh để em lên làm đại một trái khói vô đó coi, may ra....
- Ờ, may ra....
Tôi làm vòng bắn, nghiêng cánh quẹo vào, nhắm và bóp cò. Oành cái Rocket nổ...gần cây đại pháo. L-19 mà bắn được vậy là nhất rồi, nhưng có chết thằng chó nào đâu? Không chết nhưng cây pháo lại im tiếng một lần nữa. Tốt! Tôi tính cứ lâu lâu nhào xuống xịt cho tụi nó một trái để mua thời gian chờ khu trục lên.
Rồi tiếng rè rè thử vô tuyến của mấy ông khu trục A-1 nghe lên bên tai. Phải thú nhận, cái tiếng rè rè đực rựa lúc này nghe sao mà nó...đáng yêu thế. Đó là thứ tiếng nói của hy vọng, của niền tin, của sức mạnh, của tình chiến hữu. Anh Ngọc trao đổi vô tuyến với phi tuần khu trục rồi gọi máy cho quân bạn.
- Thạnh Trị, đây Bạch ưng
- Nghe bạn 5.
- Chim sắt của tôi lên rồi đó bạn. bạn muốn tôi đánh đâu?
- Bạn lo dùm mấy con gà cồ trước đi.
- OK! Roll
Phi tuần khu trục vừa xuất hiện thì cả bầu trời biến thành một biển lửa. Số lượng phòng không bây giờ không biết là bao nhiêu cây, nhưng dòm hướng nào cũng chỉ thấy lửa và lửa. Trời đã về chiều nên những viên đạn lửa bay vút lên cao càng được thấy rõ ràng hơn. Phi tuần đầu nhào lên nhào xuống mấy lần vẫn không làm câm họng được cây pháo phòng không vì trời quá xấu. Những đám mây...phản quốc, khốn nạn vẫn chình ình khắp nơi. Khó khăn lắm họ mới kiếm được cái lỗ chui xuống, bay giữa những loạt đạn phòng không trùng điệp, để tới mục tiêu, bấm rơi bomb, rồi kéo lên. Còn 2 trái cuối cùng, người phi công A-1 "để" vào ngay trên ổ súng chính xác như để bi vào lỗ. Ầm một tiếng vang lên rồi tiếp theo là nhiều tiếng nổ phụ. Cha con nó đang đền tội. Xong một cây. Anh Ngọc hướng dẫn phi tuần thừ hai đang làm ăn thì tôi nghe tiếng gọi:
- Bạch ưng, đây Thạnh Trị
- Nghe 5 bạn
- Báo bạn biết, hầm chỉ huy tôi xập rồi. Tôi ra giao thông hào với mấy đứa con.
- Bạn nhớ giữ liên lạc với tôi.
- Bạn...
Không có tiếng trả lời. Tôi hoang mang. "ra giao thông hào với mấy đứa con" vậy là bi đát lắm rồi. Anh Ngọc bảo tôi:
- Anh đang bận hướng dẫn khu trục, em qua FM gọi thẳng TTHQ xin gấp cho anh ít nhất là 2 phi tuần nữa, lên liền lập tức, nếu không kịp là tụi nó sẽ "over run" Dakseang trong vòng nửa tiếng đồng hồ.
Tôi đổi tần số FM, Anh Ngọc cẩn thận dặn dò thêm:
- Phải nhớ la ơi ới lên như là đang bị bóp...dái thì cha con nó mới chịu chạy dùm.
Tôi phì cười, ông đại úy nầy lúc nào cũng đùa được. Khỏi cần bị ai bóp dái tôi cũng la được vì hò hét và tả oán là sở trường của tôi. Tôi gọi máy và có kết qủa ngay. Anh Ngọc mừng rú lên khi được thông báo có một phi tuần F4 của Hải Quân Mỹ sẽ cất cánh ngay từ hàng không mẫu hạm vào làm việc. Giọng nói từ dưới đất bây giờ nghe có vẻ hốt hoảng:
- Bạch ưng, đây Thạnh trị
- Nghe bạn 5
- Bạn cho mấy con chim sắt đánh sát quanh đồn gấp đi bạn. Tụi nó đang "à lát xô" lên.
Anh Ngọc la ùm lên trong tần số khu trục. Hai chiếc khu trục A-1 còn mấy trái bomb bỏ dở cây, hối hả trở về đồn nhào xuống đánh sát chung quanh rào. Một ông la to khi kéo tàu lên.
- Tụi nó đông như kiến bạn ơi.
- Còn phải hỏi.
Khu trục đánh hết bomb nhưng vẫn bay trên mục tiêu để bắn hết những tràng cà nông 20 ly. Tình hình lúc này đã bi đát lắm rồi. Giặc xung phong lên ào ào. Thạnh trị thông báo là một góc phòng tuyến đã bị vỡ và con cái anh đang xáp lá cà với giặc. Tôi nghe Trung tâm hành quân "TTHQ" thêm ba căn cứ khác cũng bị tấn công một lúc. Anh Ngọc bảo tôi:
- Tao còn lạ gì cái trò này, tụi nó đánh nghi binh để dứt điểm Dakseang đó. Phải cẩn thận.
Trong vô tuyến, tiếng tàu bay gọi nhau tiếng trao đổi gã trên trời và dưới đất nghe loạn cào cào.. Bởi trong những tiếng ồn ào đó, có tiếng gọi của mấy ông F 4 Hoa Kỳ. Mấy ông Tây trang bị vũ khí tận răng. Hai chiếc F4 mỗi chiếc mang 18 trái 500 pouds đang làm vòng chờ ở khoảng 20 ngàn bộ. Anh Ngọc chỉ "briefing" một tí, mấy ông "Roger" và "Sir" lia lịa nhào xuống làm ăn liền. Khu trục Việt Nam đánh đã đẹp, mấy ông Tây đánh cũng không thua ai. Từ khoảng 15 ngàn, mấy ông nhào xuống dưới trần mây, để những trái bomb
thật chính xác. Phòng không bắn dữ dội nhưng xem ra không ăn thua gì với mấy chiếc F4 này. Đang đánh ngon lành thì tôi nghe tiếng gọi từ dưói đất:
- Bạch ưng, đây Thạnh trị
Giọng nói lúc này không có vẻ hốt hoảng mà bình tĩnh lạ thường.
Anh Ngọc bấm máy:
- Nghe bạn 5, cho biết tình hình đi bạn.
- Tôi yêu cầu Bạch ưng cho đánh ngay vào trong đồn.
Cả hai chúng tôi giật nẩy mình, chỉ hy vọng là mình nghe... lộn. Chúng tôi sững sờ không trả lời được. Người chỉ huy phía dưới đất xác nhận lại:
- Bạch ưng, tôi xác nhận lại, tôi xin bạn đánh xuống đầu tôi.
- Bạn nói bạn xin đánh thẳng vào đồn?
- Đúng 5. Hết hy vọng rồi bạn ơi. Cứ đánh vào đây để tụi nó chết chùm luôn với chúng tôi.
- Bạn suy nghĩ kỹ chưa?
Giọng nói dưới đất lúc này nghe có vẻ hết kiên nhẫn:
- Không còn lựa chọn nào khác bạn ơi. Bạn đánh lẹ giùm. Chúc bạn may mắn. "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi" mà bạn...
Đó là những tiếng nói cuối cùng tôi nghe được từ đồn Dakseang "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi". Anh Ngọc hốt hoảng gọi máy về xin chỉ thị quân đoàn. Quân đoàn trả lời phải xác nhận với đồn Dakseang một lần nữa rồi cho biết kết quả. Chúng tôi gọi muốn đứt hơi nhưng không còn liên lạc được với Thạnh Trị nữa. Báo cáo trở lại, quân đoàn quyết định: cho đánh thẳng vào đồn nhưng phải... cẩn thận.
- "Cẩn thận con C... ông" anh Ngọc lẩm bẩm chửi thề rồi gọi máy thông báo cho mấy ông Tây, bảo đánh thẳng vào đồn. Người phi công hải quân Mỹ vừa kéo con tàu lên sau một loạt tấn công cũng bối rối không kém:
- Roger! Sir, Did you say...right on it? Over
- Yes sir, it's all over. I said you salvo right on it. Over.
- Roger, sir, I understood, sir, Over.
Chỉ có vậy thôi, đồn Dakseang biến thành một biển lửa sau hai đợt bomb salvo của mấy chiếc Phantom. Tôi đang chứng kiến một hình ảnh mà có lẽ suốt đời sẽ không bao giờ quên được. Tôi biết nói gì lúc này đây cho những người chiến sĩ Địa Phương Quân QLVNCH? Tất cả những ngôn từ, những ý nghĩ đều trở thành vô nghĩa trước cảnh tượng bi thảm hào hùng này. Bay cách đó chừng 5 cây số với cao độ 5 ngàn bộ mà con tàu tôi như rung lên dưới tiếng nổ và sức ép khủng khiếp của mấy chục trái bomb 500 cân Anh nổ một lần. Làm sao còn có ai sống sót sau cơn tàn phá khủng khiếp này?. Những thịt, những xương, những máu của các anh hùng Dakseang đã tung bay khắp nơi rồi rơi xuống lẫn lộn với bụi, với đá, với sắt, để rồi nằm im trên mặt đất. Cũng trên mặt đất nầy của quê hương, ở một nơi nào đó, những người vợ, những đứa con, những bà con thân bằng quyến thuộc của các anh đâu biết người thân của mình vừa anh dũng đền nợ nước, vừa " Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi" như lời trăn trối cuối cùng của người đồn trưởng, vừa chết để cho cả dân tộc được sống, được hít thở không khí Tự Do dù chỉ trong một khoảnh khắc...
Ngày mai đây, những chiếc khăn tang trắng sẽ được chít vội vã lên đầu những người thiếu phụ nghèo nàn khổ sở kia, những khuôn mặt bầu bĩnh vô tội của trẻ thơ. Nước mắt nào khóc cho hết nỗi bi thương của người vợ lính VNCH đây hỡi ông trời xanh thẩm? Hình ảnh nào có thể thay thế được hình ảnh ngọt ngào của Cha chúng nó, suốt khoản đời còn lại của những em bé hồn nhiên vô tội kia hỡi ông trời? Dân tộc tôi đã làm gì nên tội, "Tử biệt sinh ly" câu nói nghe được từ thuở học trò bầy giờ mới thấy trọn nghĩa ý đau thương. Máu nào chảy mà ruột không mềm, mắt tôi bỗng chan hòa nước mắt. Tôi tống ga bay trở lại đồn. Qua màn lệ nhạt nhòa, tôi chẳng còn thấy gì, ngoài những cụm khói đen bốc lên giữa đồn. Những cụm mây oan khiên vừa rồi vẫn còn vần vũ như những chiếc khăn tang trắng lồng lộng bao phủ cả bầu trời. Mây ơi là mây, còn sống chẳng chịu giúp nhau, bây giờ người đã chết, đồn đã mất sao còn lảng vảng để khóc thương.
Trời chiều cao nguyên vốn đã thê lương cô quạnh lại càng trở nên tang tóc sầu thảm hơn. Hai chiếc Phantom Hoa kỳ ráp thành một hợp đoàn tác chiến bay những vòng tròn thấp chung quanh đám đất đá điêu tàn không hiểu để quan sát hay để chào vĩnh biệt những chiến sĩ gan dạ anh hùng của Địa Phương Quân QLVNCH. Dưới trời chiều nắng tắt, trông hợp đoàn Phantom như hai con chim hải âu ủ rủ lượn từng vòng quanh xác chết của đồng loại. Sau khi nhận kết oanh kích của anh Ngọc, giọng nói xúc động của người phi tuần trưởng Phantom vang lên:
- Sir, may I reach out across the fires and destructions of today to tell you this: Those people down there have fought like men and have gone in honor.
Giọng anh Ngọc run run nghẹn ngào:
- Yes sir, they have gone in honor. That was an Alamo by all means, sir. An ever greater Alamo than ours, Over.
Tôi thấy hai hàng nước mắt chảy dài trên má anh Ngọc.
- Roger! We have thousand of Alamo like that every day in our country.
- Roger, I believe that, sir, God bless you all. Over.
Hai chiếc Phantom liếc cánh chào vĩnh biệt rồi bốc lên cao, mất hút giữa bầu trời ảm đạm. Alamo, cái tên nghe đã đi vào huyền sử của dân tộc Hoa Kỳ mà bất cứ công dân Mỹ nào nghe cũng phải hảnh diện. Alamo, làm tôi nhớ đến bài học Anh văn năm đệ ngũ. Alamo, đúng ra là một ngôi nhà thờ "Y pha nho" mà hai ngàn chiến sĩ kỵ binh Hoa Kỳ đã tử thủ khi chống cự lại với hàng chục ngàn quân Mễ Tây Cơ cho đến giây phút cuối cùng. Không ai đầu hàng và tất cả đã bị tàn sát. Người Mỹ chỉ có một thành Alamo trong suốt 200 năm lập quốc mà cả thế giới đều biết, đều mến phục. Đất nước tôi có bao nhiêu thành Alamo còn tàn khốc hơn, đẩm máu gấp ngàn lần hơn suốt bao nhiêu năm chinh chiến.
Sáng hôm sau tôi và anh Ngọc bay thêm một phi vụ sớm trước khi bàn giao biệt đội. Tối đêm qua một trận mưa bomb của B52 đã cày nát khu tập trung quân giặc. Dù biết là vô ích, chúng tôi vẫn mở lại tần số cũ để gọi cho Thạnh trị. Nhưng chả còn Thạnh trị nào để trả lời cho Bạch ưng nữa. Đồn Dakseang chỉ còn là đống đất vụn điêu tàn. Gió thổi lên từng cơn cuốn theo những lớp bụi đỏ mù. Tôi nhìn xuống đó, tưởng nhớ đến những cái chết oai hùng chiều qua. Trong một quê hương khói lửa, kiếp người quả thật mong manh như gió, như đám bụi mù kia. Mới nói nói cười cười mà giờ đây đã ngàn thu vĩnh biệt.
Bay thêm vài vòng quanh đồn để tưởng nhớ ngậm ngùi cho các anh rồi cũng đến lúc phải từ giã để ra đi. "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi". Thôi thì xin thành kính nghiêm trang giơ tay chào vĩnh biệt các anh.
Những người lính Địa Phương Quân âm thầm của một tiền đồn xó núi. Địa Phương Quân, cái tên nghe khiêm nhường và hiền lành như đất, như bộ đồ xanh bạc màu của các anh. Địa Phương Quân, thứ lính...âm thầm nhất trong các thứ lính của quân lực; không màu mè, không áo rằn ri, không có những huyền thoại khủng khiệp, không "truyền thống, binh chủng" không có đến những khẩu hiệu nẩy lửa chết người. Nhưng Địa Phương Quân Pleiku chiều hôm qua đã bình tỉnh xin "cho nó nổ trên đầu tôi". "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi bạn ơi". Xin vĩnh biệt và cảm tạ. Cảm tạ các anh đã đem cái qúi giá nhất của cuộc đời là mạng sống mình để đổi lấy cho quê hương dù đã rách nát tả tơi còn có được những ngày xanh hy vọng. Cho buổi hợp chợ ban mai, dù nghèo nàn thưa thớt vẫn còn được an bình. Cho ngôi trường quận lỵ thấp lè tè những mái tôn cháy nắng còn rộn tiếng trẻ thơ cười. Cho mái chùa cong cong nơi sườn núi còn được ngân lên những hồi chuông tín mộ. Và cho những người ở lại như tôi đây biết rằng mình sống tức còn nợ phải trả.... Các anh chính là những người được mô tả trong một bài học thuộc lòng tôi thuộc làu làu lúc còn là một đứa bé :
Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng
Đã xông vào khói lửa quyết liều thân
Để bảo vệ tự do cho tổ quốc
Trong chiến đấu không nài muôn khó nhọc
Cười hiểm nguy bất chấp nỗi gian nan
Người thất cơ đành thịt nát xương tan
Những kẻ sống lòng son không biến chuyển
Tuy tên họ không ghi trong sử sách
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khẩn nguyền dâng lễ vật
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông
Và linh hồn chung với tấm tình trung
Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt.
Xin thành kính viết lại một phần bài thơ của Đằng Phương để tặng các anh.
Các anh chính là những "Anh Hùng Vô Danh". Tổ Quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam ngàn đời sẽ còn ghi ơn các anh. Xin vĩnh biệt và cảm tạ.
Trường Sơn LÊ XUÂN NHỊ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment